Tiết Hàn Lộ: Thời điểm dương suy, chú trọng dưỡng âm

13/10/17, 19:20 Dưỡng sinh, Sức khỏe

Trong mùa Thu khô cằn, đặc biệt là vào tiết hàn lộ, mọi người có thể nhận thấy rõ âm thịnh dương suy, hàn khí gia tăng nhiệt khí giảm xuống. Do đó điểm trọng yếu trong phương pháp dưỡng sinh mùa này là dưỡng âm phòng táo, nhuận phổi ích vị.

HTTP2ltZy50YW9waWMuY29tL3VwbG9hZHMvYWxsaW1nLzEzMDYwNy8yMzQ5NTItMTMwNjBGSlIyNjkuanBn
Hoa cúc nở rộ là một trong 3 cảnh tưởng lớn vào tiết hàn lộ. (Ảnh: iaweg)

Hàn lộ là tiết thứ 17 trong 24 tiết khí, có nghĩa là mát mẻ, thường bắt đầu vào ngày 8 hay 9 tháng 10 khi kết thúc tiết Thu phân, và kết thúc vào khoảng ngày 23 hay 24 tháng 10 khi tiết sương giáng bắt đầu. Hàn lộ năm 2017 rơi vào ngày 8 tháng 10.

>> Tiết Thu phân: Âm Dương không cân bằng, thân thể dễ sinh bệnh

Hàn lộ là một trong những tiết khí tiêu biểu phản ánh quá trình nhiệt độ hạ thấp, ngoài ra còn có tiết bạch lộ và sương giáng. Vào tiết hàn lộ trong mùa Thu, có thể nhận thấy rõ âm thịnh dương suy, hàn nổi lên nhiệt thoái lui. Tiết hàn lộ đến thì ra là biểu thị đã vào cuối Thu, vào ban ngày, ánh nắng Mặt trời nhu hòa, nhiệt độ hạ thấp rõ ràng.

Cuốn “Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu” nói về tiết hàn lộ như sau: “Tiết tháng 9, lộ khí hàn lãnh, ngưng tụ“. Tháng 9 ở đây là theo hoàng lịch, tiết tháng 9 là “hàn lộ”. Tiết khí thực tế là sự kết hợp vừa khít của “tiết” và “khí”, đầu tháng là “tiết”, giữa tháng là “khí”. Chữ “hàn” xuất hiện trong 24 tiết khí bắt đầu từ hàn lộ, vào ban đêm hàn khí dày đặc như sắp ngưng tụ.

Thời xưa chia hàn lộ làm 3 cảnh tượng lớn: Cảnh thứ nhất là hồng nhạn quý khách, đàn hồng nhạn xếp thành hình chữ nhân “人” bay về phía Nam trú Đông. Thứ hai là chim nhỏ vào biển thành sò, khi chim nhỏ không còn xuất hiện nữa, mọi người lại nhìn thấy bờ biển đột nhiên xuất hiện rất nhiều sò, mà đường vân và màu sắc vỏ sò lại tương tự cánh chim, do đó người xưa tưởng rằng chim nhỏ bay vào trong biển biến thành con sò. Thứ ba là cúc ra hoa vàng, lúc này hoa cúc nở rộ ở khắp nơi.

Tập tục

Giống như những tiết khí khác, để nghênh đón hàn lộ đến dân gian cũng tạo thành nhiều tập tục, như ăn bánh hoa, lên núi cao, ăn hạt vừng, ngắm lá phong…

1. Ngắm lá phong

Vào thời điểm này, rất nhiều địa phương đều có tập tục ngắm lá phong. Thi nhân đời Đường Đỗ Mục nói về tập tục này trong bài “Sơn hành” như sau:

Đình xa toạ ái phong lâm vãn,

Sương diệp hồng ư nhị nguyệt hoa.

Dịch thơ

Dừng xe, chiều ngắm rừng phong thẳm,

Lá đỏ hơn hoa giữa tháng hai.

Đến Hương Sơn ngắm lá đỏ vào tiết hàn lộ từ lâu đã trở thành thói quen của người dân Bắc Kinh. Sau khi sang tiết hàn lộ, nhiệt độ liên tục hạ xuống thúc lá phong đỏ lên, rừng Hương Sơn nhuộm một màu đỏ, lá đỏ khắp núi như ráng chiều rực rỡ, như thơ như họa.

2. Lên núi cao

Xét thuộc tính ngũ hành thì mùa Thu thuộc hành kim. Trời thu vạn vật xơ xác, dương khi trong cơ thể xuất ra nhiều hơn thu vào, lỗ chân lông dần dần khép kín, ảnh hưởng đến chức năng của phế, người dễ dàng âu sầu. Trung y cho rằng tình cảm con người có thể ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng, mà sầu tương quan với phế. Vì vậy, cảm xúc sầu, chán dễ dàng ảnh hưởng đến chức năng của phế. Hơn nữa cỏ khô lá rụng, cây cối điêu tàn dễ dàng khiến người ta, đặc biệt là người già xúc cảnh sinh tình, khơi lên nỗi lòng thê lương, u buồn và sầu bi thương cảm.

Tục ngữ nói: “Lên cao giải nỗi sầu mùa Thu”, ý nói mọi người có thể nhờ vào việc lên núi cao để dứt bỏ phiền não, thông qua việc tiếp xúc với thiên nhiên để giảm bớt áp lực, thả lỏng cơ thể. Cho nên vào cuối Thu không khí trong lành sảng khái, trời cao mây nhạt, lên cao trông về phía xa mà hô to vài tiếng sẽ trút được trọc khí trong ngực, rất có lợi cho việc ức chế cảm xúc âu sầu.

3. Ngắm hoa cúc

Mỗi mùa có loài hoa đặc trưng khác nhau, tháng 9 hoàng lịch đến tiết hàn lộ được gọi là tháng hoa cúc, là mùa hoa cúc đua nở. Khác với đại đa số loài hoa nở vào màu Xuân, Hạ , hoa cúc là hoa trái mùa, sương càng lạnh càng dày thì hoa cúc càng nở ra xinh đẹp hơn.

Vào tiết hàn lộ, khắp nơi đều có thể thấy được bóng dáng hoa cúc. Vì thời điểm này gần Tết Trùng dương nên một số nơi có tập tục uống trà hoa cúc, do đó Têt Trùng dương còn được gọi là ngày Tiết hoa cúc. Sách cổ ghi lại: “Ngày 9 tháng 9, hái hoa cúc và phục linh, nhựa thông, cửu phục, giúp người không già“. Lên cao núi, ngắm hoa cúc cũng trở thành thú vui tao nhã trong tiết này. Vào tiết hàn lộ, người xưa còn lấy nước giếng để ngâm làm thuốc viên hoặc rượu thuốc tẩm bổ ngũ tạng.

4. Ăn hạt vừng

Người xưa có câu: “Mùa Thu khí táo, nên ăn khi trời nhá nhem tối để nhuận táo“. Hàn lộ đến, thời tiết mát mẻ chuyển sang rét lạnh. Lúc này mọi người nên dưỡng âm phòng táo, nhuận phổi ích vị, do đó ẩm thực điều dưỡng cuối Thu nên tư âm nhuận táo (phế). Thế là dân gian có tập tục “hàn lộ ăn hạt vừng”.

Cả “Thần Nông bản thảo kinh” và “Bản thảo cương mục” đều có đánh giá rất cao về hạt vừng: có tác dụng bổ ngũ tạng, ích khí lực, mạnh gân cốt, làm đầy não tủy… Còn theo Đông y, hạt vừng có vị ngọt, tính hàn không độc, chất trơn; vào các kinh can, thận, phế và tỳ, có công hiệu giải độc, tiêu nhiệt kết bên trong, sát trùng… Hạt vừng là thực liệu có ứng dụng rất rộng, nhiều người có thể ăn được.

Hạt vừng có hai loại, vừng đen và vừng trắng. Vừng đen bổ dưỡng và có nhiều dược tính hơn vừng trắng. Trong Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân đã viết: Ăn vừng đen 100 ngày thì khỏi hết các bệnh kinh niên, ăn 1 năm thì da thịt tươi nhuận và bụng không thấy đói, ăn 2 năm thì tóc đang bạc sẽ đen lại như trước, ăn 3 năm thì răng đã rụng lại mọc thêm răng mới.

Dưỡng sinh

Bởi vì khi hàn lộ đến, khí hậu từ nóng chuyển sang lạnh, vạn vật dần dần điêu tàn. Trong giới tự nhiên, khí âm dương bắt đầu thay đổi, dương khí từ từ giảm đi, âm khí dần dần tăng lên, sinh lý hoạt động của cơ thể con người cũng phải thích ứng với biến hóa của thiên nhiên, để bảo đảm âm dương trong cơ thể hòa hợp.

Đến tiết hàn lộ, mưa ít dần, thời tiết khô cằn, mà táo tà dễ phạm phế, thương vị nhất. Khoảng thời gian này, mồ hôi bốc hơi khá nhanh, cho nên thường xuất hiện triệu chứng khô miệng khô họng, ho khan ít đờm, thậm chí sẽ bị rụng lông tóc, táo bón. Mùa Thu thuộc hành kim, mà phế cũng thuộc hành kim, do đó phế tương ứng với Thu, cho nên trọng điểm dưỡng sinh là dưỡng âm phòng táo, nhuận phổi ích vị.

Ẩm thực lấy “chua, ngọt, trơn” làm chủ, ít ăn món cay, ấm, giải nhiệt. Đông y cho rằng, vị chua và ngọt trong ngũ vị có thể hóa âm sinh tân. Mùa thu khí hậu khô căn thích hợp thường xuyên ăn thực phẩm chua, ngọt, trơn, như lê, mật ong, mía, sữa bò, nấm tuyết, hoa bách hợp, hạt sen, hạt óc chó, đậu phộng, vừng đen… để dưỡng âm, sinh tân, nhuận táo, giảm bớt triệu chứng kiền táo cơ thể. Đồng thời tăng cường ăn gà, vịt, thịt bò, gan heo, cá, tôm, khoai từ… để nâng cao thể chất.

Không ăn hoặc ăn ít thực phẩm cay nóng, như ớt, gừng, hành tây, tỏi. Vì món ăn cay nóng dễ tổn thương tinh hoa phần âm trong cơ thể người, mà lại dễ phát hỏa.

Ban ngày uống một ít nước muối, buổi tối uống một ít nước mật ong. Đây là phương pháp bổ sung nước tốt nhất cho cơ thể, đồng thời là cách dưỡng sinh mùa Thu, chống lại thức ăn gây già yếu, lại có thể phòng ngừa Thu táo dẫn đến táo bón, có tác dụng nhuận phế, dưỡng phế.

Điều dưỡng tinh thần

Đến tiết hàn lộ, gió bắt đầu thổi rụng lá, cảnh tượng đìu hiu cuối Thu dễ khiến con người sinh ra cảm giác thê lương mà tổn thương tình cảm, ý chí. Tình cảm và ý chí một khi bị ảnh hưởng sẽ dễ xuất hiện cảm xúc bất thường như tinh thần sa sút, ủ rủ, tham ăn, không phấn chấn… tiếp theo ảnh hưởng cuộc sống bình thường và công việc.

Lúc này, nên thường xuyên đi đến những nơi tràn đầy ánh nắng Mặt trời, phơi nắng hưởng thụ sự ấm áp, hoặc mời bạn tốt cùng đi leo núi, ngồi trên ghế đá hay bãi cỏ nói chuyện phiếm với bạn bè, hay thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng, những việc này đều có thể từ từ hâm nóng tình cảm và nâng cao ý chí, thả lỏng thể xác và tinh thần, trợ giúp bồi dưỡng tâm tính lạc quan rộng lượng.

Tú Văn biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

x