Lịch sử đẫm máu của ĐCSTQ
Từ khi ĐCSTQ (Đảng cộng sản Trung Quốc) lên nắm quyền vào năm 1949 tới nay, thống kê được khoảng 65 tới 80 triệu người đã phải chịu cái chết bất tự nhiên trong bàn tay của ĐCSTQ. Dưới đây là những con số nói lên lịch sử đẫm máu của ĐCSTQ trong 56 năm cầm quyền của mình.
|
1950-1952, khoảng 2,4~5 triệu người bị giết trong các cuộc vận động Cải cách ruộng đất và Trấn áp phản cách mạng
Với chiêu bài “cải cách ruộng đất” và trấn áp những phần tử “phản động”, chỉ trong vẻn vẹn hai năm ngắn ngủi, giới chức của ĐCSTQ đã giết hại 2,4 triệu người. Đó là con số do bản thân ĐCSTQ công bố. Những ước đoán khác cho các con số lên tới 5 triệu người. Bằng bạo lực, ĐCSTQ đã đạt được ba mục tiêu nó đề ra: (1) tiêu diệt hoàn toàn giới sở hữu đất đai và giới chức tại nông thôn, và thay vào đó là người của ĐCSTQ; (2) cướp trắng từ những người bị giết hại một lượng lớn tài sản nhân dân; (3) gieo rắc nỗi sợ hãi ĐCSTQ, một ám ảnh vĩnh viễn không bao giờ xoá nhoà trong lòng người dân Trung Quốc.
1959-1961, khoảng 30~40 triệu người bị chết trong chiến dịch Đại nhảy vọt
Bằng âm mưu nham hiểm dưới chiêu bài nhân đôi sản lượng thép của Trung Quốc, ĐCSTQ trên thực tế đã biến toàn Trung Quốc thành một trại cưỡng bức lao động quy mô lớn: bắt tất cả người dân Trung Quốc phải tham gia ý đồ ngông cuồng sản xuất thép. Nông dân buộc phải bỏ hoang ruộng để làm thép, bỏ phí cả hoa màu, lúa mạch chín và hoang phế ngoài đồng. Đồng thời, quan chức chính phủ bịa đặt báo cáo rằng sản lượng lúa đang năng vọt, khiến người dân háo hức hơn nữa. Kết quả: 30~40 triệu người bị chết đói và Trung Quốc lâm vào cảnh kinh tế kiệt quệ. Sau tất cả những việc ấy, ĐCSTQ tuyên truyền khắp nơi rằng đó là do “thiên tai”. Nhưng trên thực tế, không một thiên tai nào được ghi nhận đã xảy ra vào thời đó cả.
|
1966-1976, khoảng 7~8 triệu người bị giết hoặc bị ép tự vẫn trong Đại Cách mạng Văn hoá
Cách mạng Văn hoá không gì khác hơn là một chiến dịch nhằm phá sạch tất cả văn hoá truyền thống và đức tin của người dân Trung Quốc. Chiến dịch này đã dẫn đến những thảm trạng vô luân như con cái đánh đập và thậm chí giết cha mẹ mình, học sinh lăng mạ và giết bỏ thầy cô giáo, thanh niên đàn áp người già. Nhiều người bị “nộp” cho giới chức Trung Cộng (Đảng cộng sản Trung Quốc) để trở thành món đồ bị chà đạp nhân phẩm ngay nơi công cộng. “Giết” thậm chí đã trở thành một tiêu chí để xem một cá nhân có trung thành với sự nghiệp cách mạng của ĐCSTQ hay không. Tình cảnh đại loạn xảy ra khắp nơi, và một số nơi diễn ra công khai hoạt động ăn thịt người. “Thế giới bên ngoài chỉ cảm nhận một góc nhìn hời hợt của bạo lực,” Kenneth Lieberthal, một học giả nghiên cứu Trung Quốc, viết, “khi những xác người đã bị xé nát, nhiều cái không có đầu, trôi nổi trên sông Trân Châu, Hương Cảng.”
Ngày 4/6/1989, khoảng 600~3.000 người bị thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn
Để kết thúc những cuộc biểu tình ngồi và tuyệt thực của sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, ĐCSTQ đã viện đến bạo lực và điều quân đội vũ trang. Những học sinh tay không bị bắn gục và bị xe tăng giày xéo. Đến tận ngày hôm nay, ĐCSTQ vẫn chối bỏ trách nhiệm và không chịu thừa nhật bất kỳ tội lỗi nào của mình trong cuộc tắm máu thê thảm này.
Từ 1999 đến nay, ước tính 5.000~7.000 người bị giết, khoảng 3 triệu người bị cầm tù trong cuộc bức hại Pháp Luân Công
Tháng 7/1999, dưới lệnh của độc tài Giang Trạch Dân, bấy giờ là chủ tịch Trung Quốc, tổng bí thư ĐCSTQ, và là chủ tịch quân uỷ trung ương, ĐCSTQ dã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Cuộc bức hại vô nhân đạo ấy được nhà nghiên cứu Trung Quốc, ông Willy Lam mô tả như: “ném Trung Quốc về thời Cách mạng văn hoá”. Đã có khoảng 30.000 trường hợp được ghi nhận bị ĐCSTQ tra tấn và ngược đãi, và ước tính khoảng 3 triệu người vô tội đang bị giam cầm trong nhà tù, trại cưỡng bức lao động hoặc nhà thương điên. Phụ nữ bị cưỡng dâm, bị bắt phá thai, bị xâm phạm tình dục bởi giới chức Trung Cộng. Cuộc bức hại Pháp Luân Công được xem là một chiến dịch khủng bổ nhắm vào một nhóm người đơn độc và nó có quy mô lớn nhất, lâu dài nhất, có tổ chức nhất, và tốn kém nhất trong toàn lịch sử dân tộc Trung Hoa.