Chuyện về Thánh Cecilia – Trinh nữ tử vì đạo có nhục thân bất hoại

07/07/17, 08:30 Thế giới tâm linh

Thánh Cecilia là vị thánh tử vì đạo đầu tiên có nhục thân được bảo tồn nguyên vẹn không bị hủy hoại. Những câu chuyện về bà không được ghi chép một cách chính thức, nhưng hành động của bà khiến người đời sau phải thán phục.

Chân dung Thánh Cecilia. (Ảnh: Hrvatska-tisina)
Chân dung Thánh Cecilia. (Ảnh: Hrvatska-tisina)

Theo lịch sử Giáo hội, Cecilia là con gái quyền quý của một gia đình quý tộc. Từ nhỏ bà đã nguyện cống hiến cả đời cho Chúa và giữ giá. Nhưng gia đình đã gả bà cho một nhà quý tộc trẻ tuổi tên là Valerian.

Trong ngày cưới, bà đã cầu Chúa và xin Ngài bảo vệ sự trinh tiết của bà. Lịch sử chép rằng: “Vào ngày mà lễ cưới sắp được tổ chức, khi âm nhạc bắt đầu ngân lên, bà đang cầu nguyện một mình rằng: Xin Ngài giữ trái tim và thân thể con được trong sạch để con không phải hổ thẹn”. (McKinnon 46).

Lời nguyện cầu của Thánh Cecilia đã được đáp lại, và Valerian sẵn sàng nhận bà làm vợ mà không phá vỡ lời thề nguyện của bà. Không những vậy, cả ông và em trai ông, Tiburtius, đều cải đạo sang Cơ Đốc giáo và được rửa tội bởi Giáo hoàng Urban I.

Lúc ấy, Cơ Đốc giáo đang bị bức hại tại La Mã. Cả Valerian và em trai ông, Tiburtius, sớm bị phát hiện là tín đồ Cơ Đốc giáo và bị sát hại. Cecilia cũng bị phát hiện ngay sau đó và chịu số phận tương tự.

Tuy nhiên, phải qua hai lần thì những kẻ hành hình mới giết được bà. Đầu tiên, họ nhốt bà vào trong phòng tắm và cố gắng làm bà nghẹt thở bằng hơi nước. Khi thấy bà thoát khỏi phòng tắm mà không hề gì, họ đã chặt đầu bà.

Nhát rìu không khiến đầu bà lìa hẳn khỏi cổ, mà nó vẫn treo lơ lửng ở đó trong ba ngày. Trong thời gian ấy, bà đã bố thí của cải giúp người nghèo, hiến tặng nhà mình để nhà chức trách Giáo hội dùng làm nhà thờ.

Người ta tin rằng Thánh Cecilia được chôn tại Catacomb ở Callistus sau khi bà tử vì đạo vào năm 177. Bảy thế kỷ sau, Giáo hoàng Pascal I (817-824) đã cho xây dựng Nhà thờ Thánh Cecilia trên quảng trường Trastevere ở Rome, và muốn chuyển di thể bà về đó.

Tuy nhiên lúc đầu, ông không thể tìm thấy di thể bà và tin rằng nó đã bị đánh cắp. Trong một linh ảnh, ông thấy Thánh Cecilia, người thúc đẩy ông tiếp tục cuộc tìm kiếm, và rằng ông đã rất gần mộ của bà. Ông tiếp tục tìm kiếp và đã tìm thấy di thể của vị thánh tử vì đạo được che rèm trong một chiếc màn thêu vàng với những miếng vải thấm máu dưới chân bà, thay vì được cất giữ tại Catacomb ở Callistus.

Tượng cẩm thạch Thánh Cecilia. (Ảnh: Pinterest)
Tượng cẩm thạch Thánh Cecilia. (Ảnh: Pinterest)

Thi thể bà, cùng với Valerian (chồng bà), Tiburtius, và Maximus (một viên chức La Mã), cũng như các Giáo hoàng Urbanus và Lucius được Giáo hoàng Paschal I đưa đi chôn cất dưới một án thờ Thánh Cecilia ở Trastevere.

Gần 800 năm sau, lại có người quấy nhiễu giấc ngủ của Cecilia. Trong đợt phục tích nhà thờ năm 1599, Cardinal Sfondrato chịu trách nhiệm phục chế nhà thờ và có sáng kiến khai quật bên dưới án thờ chính, với hy vọng tìm được thi thể của Cecilia và những người đàn ông tử vì đạo khác được Giáo hoàng Paschal I mai táng ở đó.

Ngày 20/10/1599, những người thợ của Sfondrato đã đào được quan tài bằng đá cẩm thạch của vị thánh. Trước sự chứng kiến của vài nhân chứng, đích thân Hồng y đã mở chiếc quan tài bằng gỗ bách bên trong, và thấy bà nằm nghiêng một bên, với chiếc cổ bị thương và một chiếc bùa vàng.

Giáo hoàng Clement đã đặt làm một chiếc quan tài bằng bạc tinh xảo bọc vàng để chứa chiếc quan tài bằng gỗ bách của Cecilia, và ở ngoài cùng là chiếc quan tài lớn hơn bằng cẩm thạch. Vì sự kính trọng với vị thánh, ông không cho phép khám xét thêm về thi thể của vị thánh tử vì đạo.

Sự tái xuất hiện di thể Thánh Cecilia đã gây ra một sự xúc động mạnh cho công chúng ở Rome. Sự cuồng nhiệt của đám đông vây quanh Hoàng cung La Mã lớn tới mức Cardinal Sfondrato gần như bị chen lấn đến chết. Giáo hoàng Clement cuối cùng đã phải cử đội bảo vệ Thụy Sĩ đến khôi phục trật tự. Ngày 22/11/1599, Clement đã tới Hoàng cung La Mã để tổ chức một ngày hội vinh danh vị thánh. Sau khi di hài Thánh Cecilia được mai táng trở lại bên dưới án thờ, nó đã trở về nơi ban đầu được tìm thấy.

Khi ngôi mộ của vị thánh được mở cửa năm 1599, Stefano Maderno (1566-1636), người xây dựng đài phun nước ở quảng trường Thánh Peter, nhận nhiệm vụ tạc lại điều mà ông thấy. Lời đề tặng nói: “Hãy nhìn ngắm di hài của trinh nữ vĩ đại nhất, Cecilia, người mà tôi đã thấy nằm bất hoại trong ngôi mộ. Tôi để tác phẩm cẩm thạch này biểu lộ vị Thánh trong một tư thế tương tự”.

Bà nằm nghiêng bên phải với chiếc đầu đặt sấp và chiếc khăn quấn quanh đầu bà. Cả hai tay bà đều buông xuống gối và các ngón tay bên phải duỗi ra. Thân thể bà được lại thấy trong tư thế mà nhà điêu khắc thể hiện.

TinhHoa tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

x