Vì sao đường của người La Mã vẫn tồn tại sau 2000 năm?

22/06/17, 10:42 Tin Tổng Hợp

Người La Mã là những kĩ sư tài giỏi và bằng chứng là rất nhiều công trình mà họ để lại cho hậu thế. Một trong số đó là những con đường, mà họ gọi là “viae” – đã giúp đế chế La Mã duy trì và mở rộng.

duong-la-ma-cover

Họ đã làm thế nào để cơ sở hạ tầng này có thể tồn tại qua dòng chảy cua thời gian, vượt xa độ bền của đường xá hiện đại?

Đủ loại đường

Người ta tính toán rằng đường xá La Mã trải dài đến 400.000km, với 120.000km “đường công cộng”. Kết nối từ Vương quốc Anh phía Bắc, cho tới Ma-rốc phía Nam, Bồ Đào Nha phía Tây và Iraq phía Đông, những con đường cho phép người và hàng hóa có thể di chuyển nhanh chóng trong đế chế La Mã.

Đế chế La Mã dưới thời Hadrian (117-138) cho thấy mạng lưới đường xá (ảnh: CC BY SA 3.0)
Đế chế La Mã dưới thời Hadrian (117-138) cho thấy mạng lưới đường xá (ảnh: CC BY SA 3.0)

Người La Mã chia đường xá thành một vài thể loại. Quan trọng nhất là đường công cộng, rồi đến đường cho quân đội, đường địa phương và cuối cùng là đường tư nhân. Loại đầu tiên là rộng nhất, lên tới 12m. Đường quân đội do quân đội bảo dưỡng, còn đường tư nhân do các địa chủ tự xây dựng.

2 loại đường La Mã cổ đại: ảnh trên là ở Leptis Magna, Libya (ảnh: CC BY-SA 3.0) ảnh dưới là ở Santa Àgueda, Tây Ban Nha (ảnh: Public Domain)
2 loại đường La Mã cổ đại: ảnh trên là ở Leptis Magna, Libya (ảnh: CC BY-SA 3.0) ảnh dưới là ở Santa Àgueda, Tây Ban Nha (ảnh: Public Domain)

Những con đường siêu bền

Không phải con đường nào người La Mã cũng xây dựng giống nhau. Kỹ thuật của họ thay đổi tùy theo địa hình và vật liệu có sẵn ở địa phương. Ví dụ, vùng đầm lầy và nghiêng dốc sẽ cần những giải pháp đặc thù. Tuy nhiên, có những quy tắc và tiêu chuẩn nhất định.

Một tác phẩm cho thấy người La Mã chặt cây để làm đường (ảnh: CC BY SA 3.0)
Một tác phẩm cho thấy người La Mã chặt cây để làm đường (ảnh: CC BY SA 3.0)

Đường La Mã gồm 3 lớp: lớp nền ở dưới cùng, lớp giữa, và lớp phủ bề mặt. Lớp nền thường bao gồm đá hay đất, ngoài ra còn có thể dùng sỏi thô, gạch vỡ, vật liệu đất sét, thậm chí là làm bằng gỗ nếu con đường xây trên vùng đầm lầy.

Lớp tiếp theo thường làm bằng vật liệu mềm hơn, như cát hay sỏi mịn. Nó có thể bao gồm nhiều lớp liên tiếp nhau.Cuối cùng, lớp bề mặt được phủ sỏi, đôi khi còn được trộn với vôi.

Ở những vùng cao cấp như thành thị, đường được làm đẹp hơn bằng cách phủ bằng các viên đá (tùy theo vật liệu ở địa phương, và thường có đá tro núi lửa, đá vôi, bazan,…) hoặc đá cuội.

Đường hơi có độ nghiêng để nước mưa có thể chảy vào các rãnh thoát nước. Các rãnh này còn giúp xác định con đường ở những nơi kẻ thù dễ lợi dụng địa hình để mai phục.

Các lớp đường La Mã (ảnh: Crystalinks)
Các lớp đường La Mã (ảnh: Crystalinks)

Những con đường thương mại và văn hóa

Các con đường đóng vai trò cốt yếu trong đế chế La Mã. Khi bắt đầu, đường xá cho phép con người và hàng hóa di chuyển nhanh chóng trong nước. Ví dụ, vào năm thứ 9 TCN, vị hoàng đế tương lai Tiberius có thể đi 350km trong 24 giờ để về kịp thăm người anh Drusus đang hấp hối. Các đạo quân La Mã cũng có thể nhanh chóng di chuyển đến nhiều vùng khác nhau của đế chế khi cần, VD: bạo loạn trong nước hoặc các đe dọa từ bên ngoài. Ngoài việc giúp quân đội chủ động hơn so với kẻ thù, các con đường còn giảm thiểu những đơn vị đồn trú lớn và đắt đỏ ở khắp đất nước.

Phim tài liệu về những con đường La Mã:

Ngoài mục tiêu quân sự, các con đường còn cho phép trao đổi thương mại và văn hóa. Ví dụ, con đường nổi tiếng “Traiana Nova” đã được xây dựng trên tuyến giao thương cổ đại giữa Ai Cập và Syria. Những con đường này có quân đội đi tuần tra, vì vậy thương nhân được bảo vệ khỏi các băng cướp.

Một chức năng khác của đường xá ở La Mã có lẽ là mang tính lý tưởng: để lại dấu ấn của người La Mã trên cảnh quan, biểu tượng cho sự chinh phục của họ trên cả mặt đất và con người.

Quân lính La Mã đi tuần trên đường (ảnh: Crystalinks)
Quân lính La Mã đi tuần trên đường (ảnh: Crystalinks)

Theo trithucvn

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

    Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

    Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

x