Bộ ba kinh điển giáo dục xưa (P.1): Những bài học lưu truyền thiên cổ

17/06/17, 10:39 Sách hay, Tri thức

Nhắc đến kho tàng kinh điển giáo dục nổi tiếng của Á Đông, không thể không nhắc đến bộ ba “Đệ tử quy”, “Tam tự kinh” và “Thiên tự văn”, với những bài học đầu đời cho trẻ em vô cùng ý nghĩa.

Đệ tử quy, Tam tự kinh và Thiên tự văn là 3 bộ sách giáo dục truyền thống nổi tiếng. (Ảnh: Taici)
Đệ tử quy, Tam tự kinh và Thiên tự văn là 3 bộ sách giáo dục truyền thống nổi tiếng dành cho trẻ nhỏ. (Ảnh: Taici)

Đệ tử quy, Tam tự kinh, Thiên tự văn là giáo trình cơ sở khai mở đạo đức truyền thống Trung Hoa. Ba bộ sách này hợp lại gọi chung là Đệ Tam Thiên. Nếu chúng ta đặt cho nó một cái tên khác thì có thể gọi là “Thần thánh Đệ tử quy”. Bởi vì ba bộ kinh điển này đều là trên nghìn chữ, nên cũng có thể gọi chúng là: “Thần thánh Thiên tự văn”.

Chúng ta gộp ba bộ kinh điển này thành một chỉnh thể, rồi thêm các nội dung cơ bản văn hóa truyền thống, thì sẽ khiến cho nội hàm của “Thần thánh Đệ tử quy” trở nên vô cùng to lớn, rất có lợi để thực hiện các mục tiêu khai mở đạo đức xã hội.

1. Đặc điểm cơ bản của Đệ tử quy, Tam tự kinh và Thiên tự văn

Kinh điển giáo dục trẻ em truyền thống Đệ Tam Thiên, mỗi bộ có một thần thái khác nhau.

“Đệ tử quy” được Lý Dục Tú trước tác vào những năm Khang Hy đời Thanh 300 năm trước, được ca ngợi là “Nhân sinh đệ nhất bộ, thiên hạ đệ nhất quy”, ám chỉ đây là bước đi đầu tiên của đời người, phép tắc đầu tiên trong thiên hạ. Vì sách giảng quy phạm hành vi cơ bản nhất của con người, cực kỳ cụ thể, rõ ràng, cho nên sau khi sách ra đời đã được các phủ, địa phương, châu, huyện áp dụng rộng rãi làm sách giáo khoa cho trẻ em, có ảnh hưởng vô cùng to lớn.

“Tam tự kinh” được ca ngợi là Quán quân kinh điển giáo dục trẻ em truyền thống, là bộ kinh điển giáo dục trẻ em trong 700 năm từ thời Nam Tống, có số người sử dụng nhiều nhất, ảnh hưởng lớn nhất.

“Thiên tự văn” do Chu Hưng Tự đời Hậu Lương Nam Bắc Triều, thụ hoàng mệnh Lương Vũ Đế trước tác. Bộ sách hoa lệ ưu mỹ, khí độ phi phàm, là bộ sách xuất sắc nhất trong các kinh điển giáo dục trẻ em truyền thống, bất kỳ bộ sách giáo dục trẻ em nào khác cũng không thể sánh nổi. Tất nhiên trong ba bộ sách này thì “Thiên tự văn” có thời gian lưu truyền nhiều nhất, đã có 1.500 năm rồi.

Sự khác nhau của Đệ tử quy, Tam tự kinh, Thiên tự văn trên hai góc độ:

Đầu tiên, nói về tổng thể

Đệ tử quy chú trọng nỗ lực thực hành, quy phạm tỉ mỉ. Tam tự kinh chú trọng mở mang kiến thức, tri thức rộng lớn. Thiên tự văn chú trọng thiên nhân hợp nhất, không ngừng tu dưỡng bản thân, đạt đến viên mãn viên dung.

Đặc điểm Đệ tử quy là giảng về quy phạm hành vi đạo đức. Ví dụ, gõ cửa, kéo rèm phải làm như thế nào đều giảng rất cụ thể. Mặt mạnh của Đệ tử quy là rất rõ ràng tỉ mỉ. Thực tế đến thời kỳ Minh Thanh, con người về tổng thể là không còn tốt nữa, lòng dạ hẹp hòi hơn thời Hán Đường, đạo đức tụt dốc nghiêm trọng. Cảnh giới mà các bậc Thánh hiền giảng đã thấp hơn, giảng cụ thể hơn, là vì muốn  tốt cho con người.

Đệ Tử Quy được áp dụng rộng rãi làm sách giáo khoa cho trẻ em, có ảnh hưởng vô cùng to lớn. (Ảnh: hoanghoaxa.com)

Cảnh giới người học càng cao, các bậc Thánh hiền càng giảng khái quát, không giảng cụ thể. Dạy gõ cửa như thế nào, thì thực sự người học thực sự là quá đần độn rồi, như vậy thì phải giảng bao nhiêu đây? Thiên tự văn có trước Đệ tử quy trên 1.000 năm, do đó Thiên tự văn bắt đầu bằng cảnh giới mênh mông và tâm thái an hòa.

Thiên tự văn không giảng từng hành vi cụ thể, người học cũng rất thông minh, đều là những công chúa, hoàng tử nhỏ, là những người rất cao nhã. Thiên tự văn đều là những câu như Mũ áo chỉnh tề”, Cử chỉ nghiêm trang”, Giáo hóa cỏ cây”. Hoàng tử học rồi sẽ tự nhiên cẩn thận đoan chính, tự tin an hòa, thong dong an định. Từ đó đi đứng, làm việc đều quy củ, hoàng tử sẽ có nội hàm đó, nên không cần nói các hành vi cụ thể kia. Đây là một so sánh giữa Đệ tử quyThiên tự văn, mỗi cái có một mặt mạnh của nó.

Tam tự kinh nhấn mạnh vạn vật thế gian rộng lớn phức tạp, tri thức vô cùng nhiều. Vì Tam tự kinh tập trung vào “kiến văn rộng” nên sách giảng vô cùng rộng lớn phức tạp. So với Đệ tử quy, thì tri thức Tam tự kinh giảng rộng hơn, phức tạp hơn rất nhiều, tam tài, tứ phương, ngũ cốc, lục súc, thất tình, bát âm, cửu tộc… cái gì cũng có. Các tấm gương cần cù học tập cũng có giảng rất nhiều, có thánh, có hiền, cũng có người đạo đức chưa thật tốt. So sánh mà nói thì Tam tự kinh rất hoàn mỹ.

Thiên tự văn thực sự là một bức tranh về vũ trụ, sinh mệnh vĩ đại, viên dung hoàn mỹ. Đây mới thực sự thể hiện thần thái văn hóa truyền thống Trung Hoa, thiên nhân hợp nhất, chí thiện chí mỹ. Vũ trụ tươi đẹp, có cảm ân; sinh mệnh trưởng thành, có tự cường; thiên hạ thái bình, có trách nhiệm; vạt chất phồn vinh, có đạm bạc; cuộc đời hạnh phúc, có trân quý. Thiên tự văn ngôn từ ưu mỹ, văn viết trôi chảy, rất có ích cho học sinh viết văn, cô đọng tinh tế, từng chữ như vàng, có 250 thành ngữ, tri thức vô cùng phong phú. Điều đáng ca ngợi nhất chính là giáo hóa đạo đức được khéo léo lồng trong cái đẹp của tự nhiên, xuyên suốt từ đầu đến cuối, liền mạch, thực sự là quá đẹp.

Ba bộ kinh điển giáo dục trẻ em truyền thống Đệ Tam Thiên mỗi bộ có đặc sắc riêng, do đó đều được lưu truyền lâu dài, ảnh hưởng sâu rộng.

Từ góc độ đối tượng giáo dục

Chúng ta nói về sự khác nhau của Đệ Tam Thiên. Đệ tử quy là Khổng Tử giảng cho bậc quân tử. Tam tự kinh là bậc sỹ đại phu để lại cho sĩ tử (con quan). Thiên tự văn là Chu Hưng Tự thụ mệnh Lương Vũ Đế viết cho hoàng tử.

Đệ tử quy là giảng cho bậc quân tử, là lời răn dạy quân đệ tử yêu thương rộng lớn tất cả tầng lớp nhân dân. Quân đệ tử là con em của bậc quân vương, nên gọi tắt là quân tử.

Tam tự kinh là giảng cho sĩ tử, là kim chỉ nam cho sĩ đệ tử chuyên cần học tập, sách dạy chuyên cần học tập như thế nào. Thời cổ đại có từ Sĩ đại phu, thời xưa người đọc sách, giới trí thức được họ là Sĩ, là một tầng lớp xã hội cổ đại. Thời nhà Hạ Thương Chu, có các đẳng cấp là Thiên tử, Chư hầu, Khanh đại phu, Sĩ.

“Luận ngữ” giảng bát dật múa trong triều đình. Bát dật là đội múa gồm 8×8=64 người, bậc thiên tử mới được sử dụng. Đội múa cho chư hầu thì 6×6=36 người, đại phu thì 4×4=16 người, sĩ thì 2×2=4 người. Những người khác thì không có tư cách dùng.

Đệ tử quy, Tam tự kinh và Thiên tự văn là 3 bộ sách giáo dục truyền thống nổi tiếng. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên).
Đệ tử quy, Tam tự kinh và Thiên tự văn là 3 bộ sách giáo dục truyền thống nổi tiếng. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên).

Thời xưa tất nhiên còn có nhiều quy định cụ thể hơn nữa. Các tầng lớp khác nhau thờ cúng tổ tiên, thờ bao nhiêu đời đều có quy định. Đương nhiên thời xưa người đọc sách có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội, nhưng không nhất định là làm quan lớn thế nào. Người làm quan cũng từ bộ phận người này mà ra, nhưng so với quân tử thì có cách biệt. Do đó nói Tam tự kinh là kim chỉ nam cho sĩ đệ tử chuyên cần học tập.

Thiên tự văn là Chu Hưng Tự giảng cho con của hoàng đế, là để hoàng đệ tử nhân sinh viên mãn. Ở đây chúng ta nhấn mạnh là hoàng tử, cho nên chúng ta cần phân biệt quân tử, sĩ tử và hoàng tử. Trên thực tế, cấp bậc là có cao thấp khác nhau. Do đó cha của sĩ đệ tử mới nhấn mạnh “trên dốc lòng với quân vương, dưới làm lợi cho dân, gây dựng danh tiếng, vinh hiển mẹ cha. Vẻ vang trên hết, rồi mới đến giàu có” ,“ta dạy con, chỉ một bộ kinh”. Nhưng hoàng đế thì không dạy con như vậy, vậy hoàng tử phải nói những điều rộng lớn hơn, và nhiều mặt phải nỗ lực. Rộng lớn, làm hoàng đế thì phải rộng lớn.

Khổng Tử nói với học trò, nếu muốn học trồng rau, trò đi tìm nông dân trồng rau, ta không bằng họ. Khổng Tử dạy điều gì? Ông là thầy của các bậc đế vương hàng ngàn năm. Ông dạy nhân đức.

Mọi người nghĩ xem, nếu hoàng đế nướng một chiếc bánh, có lẽ bánh sẽ bị dính nát, ông nướng kém xa người đầu bếp của ông, ông không biết làm việc đó. Không phải nói là làm hoàng đế thì cái gì cũng không biết làm, hoàng đế cái gì cũng biết mới tốt. Trên thực tế, ông biết nấu ăn, giặt giũ hay không thì không quan trọng. Mà quan trọng nhất là ông dẫn dắt nhân dân coi trọng đạo đức như thế nào? Bởi coi trọng đạo đức, thì đương nhiên ông sẽ không lãng phí tiền tài của nhân dân.

Lại nói chuyện Trịnh Hòa đi biển Tây du, nếu đứng trên góc độ của nhiều người hiện đại mà nói thì quả thực là ngốc nghếch. Sau này các nhà hàng hải phương Tây đi đến đâu cũng là kiếm tiền, không thể đi tặng lễ vật. Trịnh Hòa đi biển Tây du, triều Đại Minh vẫn có những việc với lòng dạ rộng lớn như thế này, thật phi thường! Đại Minh có khí phách như thế này, hậu đãi người, nên kết quả là đến đâu cũng quốc thái dân an, thiên hạ thái bình. Sau khi Trinh Hòa đi biển Tây du, thì thực sự hết hải tặc.

Hiện nay Somali vẫn còn hải tặc. Bạn thử nghĩ xem, chúng ta có đầu đạn hạt nhân, có vệ tinh bay trên quỹ đạo, mà hải tặc không trị được, vậy khoe khoang khoác lác có tác dụng gì! Trịnh Hòa đi biển Tây du, hôn quân của một nước nhỏ bị ông trừ khử, kẻ đoạt ngôi vị bị trừng trị. Đi đến đâu buôn bán cũng cho người ta nhiều hơn, thế này chẳng phải lỗ vốn sao? Lỗ vốn hay không là do trời! Những năm đầu Vĩnh Lạc, được mùa mấy năm liền, quốc gia có lương thực.

Hậu đãi người, đó chính là tấm lòng rộng lớn của ông. Trịnh Hòa đi biển Tây du, thực ra còn đi qua Đông Dương, Nhật Bản. Hoàng Đế Đại Minh phong ấn cho vua Nhật Bản. Phong ấn có ý nghĩa gì? Chính là Thiên tử Đại Minh công nhận quốc vương Nhật. Quý vị có khí phách như vậy, người ta dám đánh quý vị không?

Do đó Đệ tử quy giảng là tầng đạo lý luân thường, dạy người ta các chi tiết tu thân cần làm tốt. Nhưng cuộc sống còn cần tề gia trị quốc bình thiên hạ, tu thân cần phải toàn diện. Đệ tử quy giảng một số hành vi cụ thể chỉ là khởi điểm, là bộ phận nhỏ, muốn bình thiên hạ vẫn còn rất nhiều, rất nhiều đạo lý cần phải giảng.

Cũng là giảng phép tắc cho đệ tử, Khổng Tử chỉ viết hai mươi mấy chữ, Lý Dục Tú dùng 1.080 chữ. Đều là Thánh hiền, nhằm vào người cảnh giới khác nhau, các ngài đều dốc sức làm cho tốt nhất.

Đối với trẻ con chưa hiểu sự đời, thì mới cần quy định cụ thể làm như thế nào. Nếu như ngày nay thì phải nói đi vệ sinh xong phải dội nước, trên xe buýt gọi điện phải nói nhỏ một chút, chơi game không được quá mấy tiếng đồng hồ…., thì mấy vạn chữ cũng không viết hết.

Tại sao chúng ta nói Đệ tử quy thần thánh? Ở đây không phải là nói con người cao thấp sang hèn như thế nào, mà là nói thế giới này vô cùng rộng lớn, vũ trụ thì lại càng mênh mông vô biên. Tam tài Thiên- Địa – Nhân, thì con người (nhân) vô cùng vĩ đại. Chúng ta đều coi mọi người là con của “Thánh Hoàng”. Học sinh của chúng ta lên lớp sẽ nói “Tất cả chúng ta là những tiên nữ trải hoa”, thì lòng dạ mọi người cũng nhất định sẽ càng rộng lớn.

(Còn nữa…)

Theo Daikynguyenvn

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x