Cách nuôi dạy một thần đồng (Phần 2)

22/11/12, 09:03 Cuộc sống

Một đứa trẻ có thể có bộ não xử lý được những sự di chuyển của quân cờ hay xử lý các phương trình Toán học như một số máy vi tính lý tưởng. Nhưng những nhận thức trưởng thành về mặt cảm xúc – thứ rất cần thiết trong âm nhạc – hình thành như thế nào ở một người chưa trưởng thành?




Ảnh minh họa

Phát triển của thần đồng phụ thuộc sự hợp tác của cha mẹ

“Người trẻ thích những câu chuyện lãng mạn, truyện chiến tranh, thiên thần và ác quý và những bộ phim cũ bởi vì đời sống tình cảm của họ chủ yếu là những tưởng tượng” – Ken Noda, một thần đồng piano, người đã từ bỏ việc biểu diễn công cộng và hiện đang làm việc tại Metropolian Opera nhận định.

“Họ đặt những cảm xúc tưởng tượng đó vào cách xử sự của họ, và nó rất thuyết phục. Tôi có khả năng tưởng tượng tuyệt vời về những cảm xúc này và đó là một phần của tài năng. Nhưng nó cạn kiệt đi với tất cả mọi người. Đó là lý do tại sao có quá nhiều thần đồng bị khủng hoảng ở tuổi thiếu niên hoặc những năm 20 tuổi. Nếu trí tưởng tượng của chúng ta không được bổ sung bằng kinh nghiệm thì khả năng tái tạo những cảm xúc này trong xử sự của một người dần giảm xuống”.

Các nhạc sĩ thường nói với tôi về việc liệu bạn có thể chơi violin xuất sắc nhờ luyện tập hàng giờ mỗi ngày hay đọc Shakespeare, học vật lý và yêu một ai đó. “Sự trưởng thành trong âm nhạc cũng như trong cuộc sống chỉ có được bằng cách sống” – nghệ sĩ violin Yehudi Menuhin từng nói.

Vậy ai là người mở ra hay chặn lối vào cuộc sống này?

Sự phát triển của một thần đồng âm nhạc phụ thuộc vào sự hợp tác của cha mẹ. Không có sự hỗ trợ của phụ huynh, một đứa trẻ sẽ không bao giờ đạt tới một dụng cụ nào hay sự đào tạo có kỹ thuật mà ngay cả thần đồng siêu việt nhất cũng mong muốn có sự nuôi dưỡng tình cảm cho phép một nhạc sĩ có được những biểu hiện trưởng thành. Như David Henry Feldman và Lynn T. Goldsmith – 2 học giả trong lĩnh vực này – từng nói: “Thần đồng là một doanh nghiệp nhóm”.

Một số thần đồng dường như lợi dụng “kĩ năng vỡ vụn” – một khả năng trong âm nhạc chiếm toàn bộ ý thức của họ, khiến họ hầu như không có năng lực trong tất cả những lĩnh vực khác. Những người khác thì có một khả năng tuyệt vời trong việc đạt thành tích nói chung và chọn âm nhạc trong số nhiều tài năng khác. Mikhail và Natalie Paremski đã nắm giữ những vị trí tốt nhất trong Nhà nước Xô Viết: Mikhail – làm việc tại Viện Nguyên tử Kurchatov, Natalie làm việc tại Viện Vật lý kỹ thuật Moscow. Con gái họ Natasha, sinh năm 1987 thể hiện sự thích thú với piano từ nhỏ. Lúc đang ở trong bếp, tôi nghĩ “ai đang chơi đàn vậy?’” – Natalie nhớ lại. “Sau đó tôi nhìn thấy con gái đang chọn những bài hát dành cho trẻ mầm non”. Lúc 4 tuổi Natasha đã chơi điệu nhảy mazurka của Chopin trong một buổi hòa nhạc dành cho trẻ em.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Mikhail di cư đến California, gia đình cô cũng đi theo vào năm 1995. Natasha học lớp 4 sớm hơn các bạn cùng lớp 2 tuổi. Trong vài tháng, cô bé nói tiếng Anh không có trọng âm và luôn đứng đầu trong tất cả các bài kiểm tra. Bố mẹ không đủ tiền mua một chiếc piano tốt, cuối cùng họ tìm được một chiếc khá rẻ tiền – Natasha nhớ lại. Từ đó, cô bắt đầu chơi những bản concerto của Haydn, sonatas của Beethoven và études của Chopin. “Ai cũng nói ‘Bạn chắc chắn rất tự hào về con gái mình’” – Natalie nói với tôi. “Trước đây tôi thường nói rằng với tôi chuyện đó không có gì để tự hào. Natasha là người làm chuyện đó, nhưng tôi biết đây không phải cách mà người Mỹ thể hiện sự lịch sự. Vì thế, bây giờ tôi luôn nói ‘Tôi rất tự hào về con gái mình’ và sau đó có thể chúng tôi sẽ có một cuộc trò chuyện”. Natasha đã đồng ý. “Họ đã làm gì để khiến tôi phải tập luyện?” – cô bé đã hỏi vậy trong lần đầu tiên tôi phỏng vấn năm cô bé 16 tuổi. “Họ đã làm gì để tôi ăn hoặc ngủ?”

Natasha tốt nghiệp trung học năm 14 tuổi với tấm bằng xuất sắc và được nhận học bổng toàn phần của trường Mannes College the New School for Music ở New York. Mẹ cô bé lo lắng về sự cằn cỗi của tâm hồn khi ở New York. “Không có thời gian để tưởng tượng! Ai cũng phải đấu tranh để tồn tại, giống như ở Moscow” – Natalie nói vậy nhưng con gái cô trả lời: “Tưởng tượng là cách con tồn tại”. Trong những ngày đầu tiên ở New York, Natasha và mẹ thường xuyên nói chuyện với nhau qua điện thoại. Tuy nhiên, Natalie nói rằng: “Đó là món quà của tôi cho con bé. Tôi cho con bé cuộc sống riêng”.

Năm 2004, khi Natasha 16 tuổi, tôi tới buổi trình diễn đầu tiên của cô bé tại nhà hát Carnegie Hall – nơi Natasha chơi bản concerto số 2 của Rachmaninoff. Natasha xinh đẹp với mái tóc bồng bềnh, thân hình mảnh mai. Cô bé mặc một chiếc váy nhung đen không có cánh tay, đi một đôi giày cao gót mà cô nói rằng nó mang lại một lực bẩy tốt hơn trên các phím đàn. Bố mẹ cô không có mặt. “Họ không tới là để giúp tôi” – Natasha chỉ nói với tôi điều này sau buổi hòa nhạc. Sau đó, Natalie giải thích rằng: “Nếu tôi ở đó, tôi sẽ lo lắng đến mức không thể nào ngồi yên. Điều đó sẽ không giúp ích cho Natasha”.

Natasha chia sẻ rằng cô không thấy có gì lạ về khả năng thể hiện những cảm xúc mà cô chưa từng trải qua. “Nếu tôi đã từng trải qua, điều đó cũng không hoàn toàn giúp tôi thể hiện chúng tốt hơn trong âm nhạc. Tôi là một diễn viên, chứ không phải là nhân vật. Công việc của tôi là thể hiện lại, chứ không phải là sống với nó. Chopin viết một bản mazurka, ai đó trong khán giả muốn nghe nó và tôi phải giải mã nó để khán giả hiểu. Điều đó rất khó nhưng kinh nghiệm sống của tôi không có tác dụng gì ở đây”.

Thần đồng nào cũng khó làm chủ bản thân

Sau khi luật sư người Anh Daines Barrington kiểm tra Mozart năm 1784 hồi 8 tuổi, ông viết: “Cậu bé có kiến thức toàn diện về những nguyên tắc cơ bản của một tác phẩm. Cậu bé cũng giỏi trong việc điều biến, di chuyển từ phím này sang phím khác rất tự nhiên và chính xác. “Tuy nhiên, Mazart cũng vẫn chỉ là một đứa trẻ. Trong khi đang chơi đàn cho tôi nghe, chú mèo cưng xuất hiện, ngay lập tức cậu bé đã bỏ lại cây đàn và chúng tôi không thể khiến cậu bé quay lại với nó trong một lúc lâu. Thỉnh thoảng, cậu chạy về phòng với một cây gậy giữa 2 chân giống như đang phi ngựa”.

Thần đồng nào cũng khó làm chủ bản thân và có tính cách của một đứa trẻ. Sự trái ngược giữa tinh tế của âm nhạc và non nớt cá nhân có thể dễ nhận thấy. Một thần đồng mà tôi từng phỏng vấn đã chuyển từ chơi violin sang piano lúc 7 tuổi. Cô bé đã hứa sẽ nói cho tôi lý do tại sao nếu tôi không nói với mẹ cô bé. “Cháu muốn ngồi” – đó là lý do của thần đồng piano.

Chloe Yu được sinh ra ở Macao và tới Mỹ học năm cô 17 tuổi. Cô kết hôn năm 25 tuổi và con trai cô – Marc được sinh ra một năm sau đó ở Pasadena, California. Khi có thai, Chloe đã chơi piano cho con nghe. Khi Marc gần 3 tuổi, cậu bé đã chơi được một vài giai điệu trên cây đàn piano bằng 2 ngón tay chỉ trong vài tháng. Chloe đã tìm cho con trai một giáo viên giỏi để đáp ứng tài năng mới nổi của cậu bé. Lúc 5 tuổi, cậu bé chơi thêm đàn violongxen. “Ngay khi thằng bé đòi chơi nhiều nhạc cụ hơn. Tôi đã nói “Hãy thực tế đi! 2 là đủ rồi!”

Chloe đã từ bỏ bằng Thạc sĩ mà cô đang theo học. Cô ly hôn cha của Marc nhưng vì không có tiền, cô và Marc phải sống cùng bố mẹ chồng cũ trong một căn phòng phía trên gara. Ông bà Marc không tán thành việc cậu bé quá say mê với cây đàn piano. “Bà nội rất yêu quý thằng bé” – Chloe nói. “Nhưng bà chỉ muốn Marc là một cậu bé 5 tuổi bình thường”. Khi Marc đi mẫu giáo, Chloe cảm thấy con trai đã sẵn sàng đi biểu diễn và cô liên hệ với các cơ sở dành cho người về hưu và các bệnh viện để biểu diễn miễn phí. Ngay sau đó, báo chí đưa tin về thần đồng nhỏ tuổi này. “Khi tôi bắt đầu hiểu thằng bé xuất sắc như thế nào, tôi đã rất vui mừng và cũng rất sợ nữa!” – Chloe nói.

Cha mẹ là người định hướng hành vi…

Marc đã học ở nhà để phù hợp với lịch tập luyện và biểu diễn. Năm lớp 3, cậu tham gia lớp học SAT. Chị Chloe trở thành người quản lý của con trai và xem xét những lời mời tham gia hòa nhạc.

“Ở Mỹ, đứa trẻ nào cũng phải toàn diện” – Chloe nói. “Có 10 hoạt động khác nhau thì chúng không bao giờ xuất sắc ở bất cứ hoạt động nào. Người Mỹ muốn ai cũng có một cuộc sống như nhau, đó là sự tôn sùng chủ nghĩa quân bình. Điều này thật tuyệt vời với những đứa trẻ khuyết tật – người nhận được những thứ mà chúng sẽ không bao giờ có, nhưng lại là một thảm họa với những đứa trẻ thần đồng. Tại sao Marc lại phải dành cuộc sống của mình để học những môn thể thao mà thằng bé không hề hứng thú trong khi nó có một tài năng tuyệt vời mang lại niềm vui cho mình?”

Tại nhà của họ ở California, tôi đã hỏi Marc rằng cậu bé nghĩ gì về một tuổi thơ bình thường. “Cháu đã có một tuổi thơ bình thường” – cậu trả lời. “Chú có muốn thăm phòng cháu không? Nó rất bừa bãi nhưng chú có thể tới bất cứ lúc nào”.

Lên tầng, cậu chỉ cho tôi chiếc máy bay trực thăng điều khiển từ xa màu vàng mà cha cậu gửi về từ Trung Quốc. Giá sách chật kín những cuốn truyện của Dr. Seuss, “Jumanji” và “The Wind in the Willows” nhưng cũng có “Moby-Dick” cùng với video “Sesame Street” và nhiều DVD nhạc của Prague, Vienna… Chúng tôi ngồi trên sàn nhà và Marc chỉ cho tôi những bộ phim hoạt hình Gary Larson yêu thích, sau đó chúng tôi chơi Mouse Trap.

Chúng tôi xuống tầng. Marc ngồi lên cuốn sổ điện thoại đặt trên ghế piano để chơi thoải mái hơn. Cậu khai màn bằng bản “Fantasie-Impromptu” của Chopin, thấm đẫm sự khao khát dường như không thể tưởng tượng được ở một người mà trên giá sách đầy những video game Cookie Monster. “Anh thấy không?” – Chloe nói với tôi. “Thằng bé không phải là một đứa trẻ bình thường. Tại sao nó lại nên có một tuổi thơ bình thường?”

Cha mẹ là người định hướng hành vi của trẻ, là người liên tục nói với một đứa trẻ rằng chúng đã, đang và có thể là ai, là người điều hòa tài năng và sự ngây thơ của trẻ. Cha mẹ thường nhầm lẫn sự bất bình thường của việc phát triển nhanh với mục tiêu phát triển một cách sâu sắc. Không có sự phân định rõ ràng giữa việc khuyến khích với việc gây sức ép lên một đứa trẻ, giữa việc tin tưởng vào trẻ với việc buộc trẻ phải làm theo những gì bạn tưởng tượng về nó. Nếu như sự kỳ vọng của xã hội dành cho hầu hết trẻ tật nguyền, thiểu năng đang quá thấp thì sự kỳ vọng vào những thần đồng lại thường quá cao.

Nếu bạn mơ ước có một đứa con thần đồng, bạn sẽ phát hiện ra sự thông minh, nhanh nhẹn ở con mình, ngay cả khi điều đó không tồn tại.

Khi tôi nói chuyện qua điện thoại với mẹ của một thần đồng âm nhạc để hẹn lịch phỏng vấn, tôi đã mời chị và cô con gái ăn tối cùng nhưng chị nói: “Gia đình chúng tôi toàn những người kén ăn vì thế chúng tôi sẽ ăn trước khi đến”. Cô bé cùng bố mẹ đến điểm hẹn với những chiếc áo khoác. Khi tôi đề nghị được treo áo giúp, bà mẹ nói: “Không cần thiết!” và họ ngồi xuống, tay cầm áo trong suốt buổi phỏng vấn. Tôi mời họ uống nước, nhưng bà mẹ trả lời: “Chúng tôi quen với lịch ăn uống của mình và bây giờ không phải lúc uống nước”.

Trong 3 giờ, không ai uống một ngụm nước nào. Tôi mời họ những chiếc bánh tự làm, cô con gái liên tục liếc nhìn bố mẹ. Cứ mỗi lần như vậy, bà mẹ lại đáp lại bằng một cái nhìn. Mỗi khi tôi đặt câu hỏi cho cô bé, bà mẹ lại nhảy vào trả lời thay. Mỗi lần tự trả lời, cô bé lại nhìn mẹ với ánh mắt đầy lo lắng, như thể mình đã trả lời sai.

Khi cô bé đang cầm nhạc cụ, tôi mời cô bé chơi đàn. “Cháu nghĩ sẽ chơi Bach Chaconne”. Bà mẹ gợi ý: “Rimsky-Korsakov thì sao?” “Không, không, không, Chaconne tốt hơn”.

Cô bé chơi Chaconne. Lúc chơi xong, bà mẹ nói: “Bây giờ con có thể chơi Rimsky-Korsakov”. Cô con gái nghiêm túc đưa ý kiến: “Flight of the Bumblebee” – bằng chứng của tất cả nghệ sĩ bậc thầy. “Vivaldi?” – bà mẹ nói và cuối cùng cô bé đã chơi “Summer” từ “The Four Seasons”.

Thần đồng này chơi với một giai điệu tươi sáng, rõ ràng mặc dù sự xuất sắc này không giải đáp được câu hỏi tại sao thời thơ ấu của một đứa trẻ lại phải bị hi sinh cho môn nghệ thuật này.

  • Nguyễn Thảo (Theo New York Times)

(vietnamnet.vn)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

x