Những khu vực ở TP.HCM mua nhà không lo ngập

29/05/17, 09:08 Kinh tế

Bên cạnh yếu tố vị trí, giá cả,… người mua nhà hiện nay đã thêm tiêu chí “không ngập lụt”. Những ai có yêu cầu này khi mua nhà thì bài viết dưới đây sẽ rất hữu ích.

Nên chọn mua nhà khu nào khi ở TP.HCM. (Ảnh: canhochungcusg)

Từ đau đầu chống ngập

Mặc lần mưa lớn toàn thành phố lại bị ngập, thậm chí có khi các tuyến đường thuộc Q.1, 3, 5, Tân Bình, Bình Thạnh và Phú Nhuận nước như thác đổ về, mạnh đến mức cuốn trôi cả xe máy của người dân đang đi đường.

Bên cạnh đó, đoạn từ sân bay Tân Sơn Nhất cho đến các ngõ ngách, đường phố như Xô Viết Nghệ Tĩnh (Bình Thạnh), Võ Văn Tần (quận 3), Phan Xích Long (Bình Thạnh), Chu Văn An (Bình Thạnh) cũng ngập sâu trong nước.

KTS Lê Đình Quang cho rằng, thực tế lâu nay, TP.HCM quá chú trọng vào giải pháp chống ngập tạo độ chênh cốt nền để thoát nước từ nơi cao xuống nơi thấp. Cách thức phổ biến hiện nay là “ngập đâu, nâng đó” đường ngập thì nâng đường, hẻm ngập thì nâng hẻm, nhà ngập thì nâng nhà… Cho nên, mới xảy ra hiện tượng: hết ngập ở khu này (nâng cao) thì phát sinh ngập ở khu khác (bị thấp hơn khu mới nâng).

“Cuộc đua nâng đường, nâng hẻm, nâng nhà nếu cứ thế tiếp diễn thì ngập sẽ hoàn ngập”, ông Quang nhận định.

Theo ông Quang, TP.HCM nên học cách chống ngập lụt đô thị Tokyo của người Nhật, đó là xây hồ chứa nước mưa lớn và sâu dưới lòng đất ở vùng ngoại ô (thông với sông chảy qua thành phố). Khi có mưa, lũ ,toàn bộ lượng nước sẽ đổ về hồ này và thoát ra sông…

Ông Quang cũng đề xuất những khu vực thấp như Phú Lâm (Q.6), Hiệp Bình Chánh (Q.Thủ Đức), Khánh Hội (Q.4)… có thể làm hầm (dưới các công viên, bãi đậu xe) hoặc các hồ sinh thái để chứa nước. “Việc xây các hầm, hồ chứa nước không chỉ giúp chống ngập lụt mà còn góp phần trả nước về bổ sung cho lượng nước ngầm hiện đang bị thiếu hụt trầm trọng cũng như làm mát thành phố vào mùa nóng”, ông Quang cho biết.

Theo một vị chuyên gia quy hoạch khác, địa hình Sài Gòn thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, thấp nhất là nơi tiếp giáp sông Đồng Nai và sông Sài Gòn (Nhà Bè) trước khi đổ ra biển. Do vậy, từ thời Pháp thuộc các nhà quy hoạch bỏ ngỏ vùng phía Nam Sài Gòn và định hướng đô thị Sài Gòn chỉ phát triển về phía Bắc – Đông Bắc (vùng cao) để tránh ngập lụt.

Tuy nhiên, những năm gần đây, TP.HCM phát triển theo hai hướng chính là hướng Đông và hướng Nam tiến ra biển và hai hướng phụ là Tây – Bắc và hướng Tây, Tây – Nam (theo Đồ án quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2025). Mô hình phát triển đô thị bung ra tứ hướng được khởi đầu là sự hình thành khu Phú Mỹ Hưng, rồi khu Nam Sài Gòn với đại lộ hoành tráng Nguyễn Văn Linh như một con đê chặn cửa ngõ thoát nước bao đời về phía Nam của TP.HCM.

Cộng thêm sự chính thức hình thành các quận mới: quận 2, 9, 7, 12… đã mở đường cho việc san lấp hồ ao mặt ruộng, dựng lên vô số khu dân cư chen lẫn các khu công nghiệp…

Kết quả là, khi thực hiện các dự án lớn như khu đô thị lớn như Phú Mỹ Hưng, khu đô thị Thủ Thiêm, khu lấn biển Cần Giờ, khu dân cư Bàu Cát (Tân Bình), khu dân cư Bình Phú (Q.6), khu dân cư Thảo Điền, khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi (Q.2)… thì rất nhiều ao hồ, kênh rạch đã bị biến mất. Cuối cùng hễ mưa là toàn TP.HCM dễ “bơi” trong biển nước, năm sau ngập nặng hơn năm trước cho dù tiền tỷ đã bỏ ra đầu tư cho hàng loạt dự án chống ngập.

Đến đau đầu khi tìm nhà mua

Không phải mới đây mà chính tình trạng ngập nước ở TP.HCM đã đến mức báo động khi ở nhiều khu vực người dân phải “đi lánh nạn” mỗi khi triều cường, thậm chí phải bán nhà đi nơi khác vì không thể mãi sống chung với ngập.

Tại buổi công bố báo cáo thị trường bất động sản TP HCM quý III/2016, Tổng giám đốc điều hành CBRE Việt Nam, ông Marc Townsend nhận được khá nhiều câu hỏi về hệ lụy của các cơn mưa gây ngập úng tác động như thế nào đến bất động sản.

Chuyên gia này thừa nhận, mưa gây ngập trong mấy ngày qua chắc chắn có ảnh hưởng đến tâm lý người mua nhà. Vấn đề này sẽ được đưa vào danh sách khảo sát của khách hàng trước khi quyết định chọn mua bất động sản. Đa số các chung cư đều có tầng hầm và đây là vấn đề phải lưu ý.

Điều này đặt ra hàng loạt vấn đề về hạ tầng, trong đó thách thức dành cho các chủ đầu tư là chất lượng và tiêu chuẩn của các tầng hầm cao ốc có đảm bảo hay không. Nhìn xa hơn, có thể các tổ chức bảo hiểm, ngân hàng cũng sẽ có lưu ý đặc biệt đối với nhóm khách hàng mua hoặc phát triển dự án bất động sản.

Theo một số chuyên gia, trừ các quận 1, 3, 5, Tân Bình, Bình Thạnh, Phú Nhuận, 6, thì bất động sản tại những quận còn lại chắc sẽ được người mua nhà chú ý nhiều hơn trong thời gian tới.

Đặc biệt các quận tại khu Đông như quận 2 và 9 do cốt nền cao sẽ thích hợp để phát triển các dự án BĐS quy mô lớn, hệ thống thoát nước ra sông Sài Gòn cũng được đầu tư nhiều. Riêng một số khu vực thuộc quận Thủ Đức cũng cần “tránh” khi muốn mua nhà như tuyến đường Kha Vạn Cân, Hoàng Diệu 2… luôn bị ngập nặng do triều cường và mưa lớn.

Thật vậy những tuyến đường lớn tại quận Tân Bình như Đồng Đen, Âu Cơ và Luỹ Bán Bích luôn trong tình trạng ngập rất nặng khi có mưa lớn kéo dài. Ngay ngã tư Đồng Đen – Thoại Ngọc Hầu trong cơn mưa ngày 28/9/2016, hàng trăm người bị “chôn chân” không thoát ra được do ngập.

Đối với khu vực phía Nam, vùng này (gồm quận 7, huyện Nhà Bè và một phần quận 8, huyện Bình Chánh) sẽ không thích hợp để phát triển đô thị theo quy mô lớn.

Theo cafef

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x