Cuộc mưu sinh của hàng ngàn người tại bãi rác lớn nhất Đông Nam Á

02/05/17, 08:17 Cuộc sống

Bãi rác Bantar Gebang, Indonesia là một trong những bãi rác lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đồng thời cũng là nguồn sống của hàng nghìn lao động nghèo trong khu vực.

Trẻ em theo người lớn đi bới rác ở Bantar Gebang. (Ảnh: Alexandre Sattler)
Trẻ em theo người lớn đi bới rác ở Bantar Gebang. (Ảnh: Alexandre Sattler)

Bantar Gebang nằm cách thủ đô Jakarta, Indonesia, chừng 20km, là một trong những bãi chôn lấp lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Mỗi ngày, bãi nhận tới 9.000 tấn rác của cư dân trong thành phố.

Tuy nhiên, đây cũng là nơi sinh sống của hơn 3.000 hộ gia đình nghèo. Người ta mưu sinh ngay trên rác, thậm chí, nhiều đứa trẻ được sinh ra ở đó.

Cuộc sống cơ cực của người lao động được phản ánh chân thực qua loạt ảnh của nhiếp ảnh gia người Pháp Alexandre Sattler.

Bantar Gebang - bãi rác lớn nhất Đông Nam Á còn gắn với những câu chuyện về cuộc sống của những mảnh đời đáng thương. (Ảnh: Alexandre Sattler)
Bantar Gebang – bãi rác lớn nhất Đông Nam Á còn gắn với những câu chuyện về cuộc sống của những mảnh đời đáng thương. (Ảnh: Alexandre Sattler)

Trả lời Dailymail, ông Sattler cho biết: “Khi tôi tới Bantar Gebang, tôi nhìn thấy nhiều gia đình sống ở đó. Hình ảnh khiến tôi bàng hoàng nhất đó là những gì vốn được xem là rác thải lại chính là nguồn sống của những người khác. Mức độ bất bình đẳng vô cùng lớn và khiến bạn phải sốc. Rau quả và trái cây bị bỏ đi lại trở thành nguồn thức ăn của những con người này”.

Người ta sống chung với vi khuẩn, mùi thối và những chất độc hại tại bãi rác Bantar Gebang.
Người ta sống chung với vi khuẩn, mùi thối và những chất độc hại tại bãi rác Bantar Gebang.

Khoảng 9.000 tấn rác thải được chuyển tới Bantar Gebang mỗi ngày. Các gia đình tại đây không chỉ dùng những đống rác để làm nơi ở mà còn nhặt nhạnh những thứ còn có thể dùng lại được và lục lọi những gì mà họ có thể bán vì sinh kế.

Nơi đây còn trở thành mái nhà "chôn nhau cắt rốn" của nhiều đứa trẻ.
Nơi đây còn trở thành mái nhà “chôn nhau cắt rốn” của nhiều đứa trẻ.

Theo nhiếp ảnh gia Sattler, người dân tại bãi rác Bantar Gebang luôn phải sống chung với mùi hôi thối, vi khuẩn, mầm bệnh cũng như sự bất an kéo dài triền miên. Gia đình họ, những đứa trẻ nương náu dưới các túp lều rách nát, không được tiếp cận với nguồn nước sạch hay y tế.

Nhiều đứa trẻ thậm chí chào đời trên bãi rác.
“Trẻ em sống chung với rác và chơi chung với rác”.

Cảnh người dân đi lại, bới móc tìm đồ giữa bãi ngập rác bằng đôi chân trần không còn là điều hiếm gặp. “Cha mẹ chúng cho tôi thấy vết thương trên chân của con trai họ. Còn tôi cảm thấy bất lực”, nhiếp ảnh gia kể lại.

Rác trở thành nguồn sống của những mảnh đời đáng thương tại Bantar Gebang.
Rác trở thành nguồn sống của những mảnh đời tại Bantar Gebang.
Người ta quần quật quanh những đống rác to đùng mỗi ngày.
Người ta đào bới quanh những đống rác khổng lồ mỗi ngày.
Bãi rác không chỉ là nơi ở mà còn là nơi sinh kế của khoảng 3.000 gia đình.
Bãi rác không chỉ là nơi ở mà còn là nơi sinh kế của khoảng 3.000 gia đình.
Khoảng 9.000 tấn rác thải được chuyển tới Bantar Gebang mỗi ngày.
Khoảng 9.000 tấn rác thải được chuyển tới Bantar Gebang mỗi ngày.
Người dân thủ đô vứt đi những rau củ được xem là rác thải, người dân tại bãi rác Bantar Gebang dùng lại.
Người dân thủ đô vứt đi những rau củ được xem là rác thải, người dân tại bãi rác Bantar Gebang dùng lại.

Đáng ngạc nhiên, bọn trẻ dường như vẫn vui vẻ và vô tư. Đó là niềm vui duy nhất còn sót lại nơi này. “Chúng dạy tôi cách bình thản ngay cả khi phải đối diện với tình huống tồi tệ nhất. Bọn trẻ chơi đùa vui vẻ, hạnh phúc, chỉ cho tôi nơi chúng trú ẩn, kiếm đồ chơi”.

Cô bé khoe món đồ chơi tìm được từ trong đống rác. 
Cô bé khoe món đồ chơi tìm được từ trong đống rác.

TinhHoa tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

x