Việt Nam “vắng bóng” trong top 300 trường Đại học tốt nhất châu Á

20/04/17, 08:28 Chưa phân loại

Trong top 300 trường Đại học (ĐH) tốt nhất châu Á năm 2017, Nhật Bản là quốc gia đứng đầu với số trường được bình chọn nhiều nhất, tiếp theo lần lượt là Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc… Và rất tiếc, Việt Nam đứng ngoài bảng danh sách này.

Các trường đại học Việt Nam không có trường ĐH nào lọt vào danh sách này. (Ảnh minh họa từ Internet)

Bảng xếp hạng các trường ĐH châu Á năm 2017 tăng 100 trường so với năm 2016. Tuy nhiên, các trường đại học Việt Nam không có trường ĐH nào lọt vào danh sách này.

Tạp chí Times Higher Education vừa công bố bảng xếp hạng 300 trường đại học tại 24 quốc gia tốt nhất châu Á năm 2017, trong đó có 3 quốc gia Sri Lanka, Kuwait và Philippines lần đầu tiên có mặt trong bảng xếp hạng.

Các nước Đông Á thống trị top 20 đại học tốt nhất châu Á. Trong khi đó Trung Quốc có 6 đại diện; Hàn Quốc và Hong Kong đều có 5, Nhật Bản và Singapore đều có 2 đại học lọt top 20.

Bảng xếp hạng được Times Higher Education đưa ra dựa trên 13 tiêu chí chia thành 4 lĩnh vực: giảng dạy chiếm 25%, nghiên cứu 30%, tầm ảnh hưởng nghiên cứu chiếm 30%, triển vọng quốc tế chiếm 7,5% và chuyển giao kiến thức 7,5%.

Theo danh sách công bố, Trường ĐH Quốc gia Singapore (NUS) tiếp tục là trường đại học số 1 tại châu Á với tổng điểm là 80,6 cao hơn trường ĐH xếp vị trí thứ 2 là Trường ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc) với điểm số 77,5.

Biên tập viên tạp chí Times Higher Education, ông Phil Baty, khen ngợi NUS vì giữ được vị trí Đại học số 1 châu Á trong hai năm liên tiếp mặc dù đang có “cuộc cạnh tranh rất khắc nghiệt” từ các đại học Trung Quốc, đặc biệt là ĐH Bắc Kinh và Thanh Hoa.

Ông Phil Baty nhận định: “Tôi đã dự đoán từ vài năm trước rằng NUS sẽ tiến đến vị trí số 1, và trường đại học này thực sự đã thiết lập được vị thế của mình như là mô hình kiểu mẫu cho toàn châu Á. Với sự lãnh đạo chiếm vai trò quyết định, sự tiếp cận thực sự quốc tế và với sự hỗ trợ của chính phủ để chuẩn bị đầu tư vào giáo dục đại học, các trường đại học châu Á có thể trở nên thách thức trước những trường đại học truyền thống của phương Tây ở Mỹ và Anh”.

Trong top 10 trường ĐH của châu Á năm nay đáng chú ý có sự vượt lên của Trường ĐH Thanh Hoa của Trung Quốc từ vị trí thứ 5 của năm 2016 lên vị trí thứ 3 của năm nay.

Tiếp theo, 5 trường có mặt trong top 10 là Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong, Đại học Tokyo, Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc, Đại học Quốc gia Seoul và Đại học Khoa học và Công nghệ Pohang.

Thái Lan là đại diện của Đông Nam Á có nhiều trường ĐH lọt danh sách năm 2017 nhất với 10 trường. Trường ĐH được xếp hạng cao nhất là ĐH Mahidol, xếp vị trí thứ 97.

Indonesia có 2 trường ĐH lọt danh sách năm 2017, tăng gấp 2 lần so vơi snăm ngoái. Pakistan có tới 7 trường lọt danh sách này trong khi năm ngoái chỉ có 2 trường.

Trong số các quốc gia mới nổi thì Malaysia được cho là quốc gia châu Á có tiềm năng lớn nhất. Quốc gia này có tới 9 trường lọt vào danh sách năm nay trong đó có 7 trường lọt top 200. Năm ngoái, Malaysia chỉ có 4 trường vào danh sách.

Quốc gia có nhiều trường ĐH góp mặt trong danh sách này nhất là Nhật Bản với 69 trường ĐH. Tuy nhiên, nhiều trường ĐH Nhật Bản đã mất vị trí trong bảng xếp hạng năm ngoái để nhường chỗ cho các trường ĐH của Trung Quốc, Ấn Độ, Hồng Kông.

TinhHoa tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

Ad will display in 09 seconds

Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Irena Sendler và sự sống  trong những chiếc lọ

    Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

  • Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

    Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

x