Chuyện tình vua Champa cùng Huyền Trân công chúa và nguồn gốc nước VĨnh Hảo

13/04/17, 16:44 Chưa phân loại

Vì tuổi già sức yếu trong cuộc chiến chống Mông Cổ, vua Indravarman V thoái vị vào cuối thế kỷ 13, nhường ngôi lại cho con là Jaya Sinhavarman III, mà người Việt gọi là Chế Mân.

Chữ “Chế” phiên âm từ chữ phạn Cri (vua), còn chữ “Mân” là phiên âm sau cùng của chữ Sinhavarman.

Khi còn là hoàng tử, Chế Mân tên Harijit, con của hoàng hậu Gaurendrakmi. Chế Mân là một bậc anh tài lỗi lạc, từng theo cha đánh giặc chống quân xăm lăng Mông Cổ. Trong suốt thời gian trị vì, Chế Mân đã xây dựng nhiều đền đài tráng lệ, như tháp Po Klaun Garay trên đồi Chek Hala (tức Đồi Cây Trầu ở Phan Rang), và đem lại sự thịnh vượng cho nhân dân Champa.

Nhà vua chú trọng rất nhiều đến lãnh vực ngoại giao. Vương quốc Champa giao thiệp thân mật với các vương quốc Lào và Chân Lạp. Ngoài ra hai vương quốc Champa và Java (Nam Dương) còn nối kết tình thân khá chặt chẽ qua sự kết duyên giữa công chúa Tapasi của Java và Chế Mân. Nhưng đối với kẻ xâm lăng, như quân Mông Cổ, Chế Mân chiến đấu tới cùng cho tới khi đuổi được quân ngoại xâm ra khỏi lãnh thổ mới thôi ; đối với những kẻ mạnh hơn nhà vua không bao giờ chịu phục tùng.

Còn Đại Việt, sau khi giành lại quyền độc lập vào thế kỷ thứ 10, liền thực hiện chính sách đưa người Việt tiến dần về phía Nam tìm thêm đất mới. Cuộc Nam Tiến này đã biến các quốc gia láng giềng thành những chư hầu mà vương quốc Champa là nạn nhân đầu tiên. Xung đột biên giới ở phía Bắc là một trong những vấn đề rất khó giải quyết trong suốt quá trình hình thành của vương quốc Champa. Chính vì thế ngay khi vừa lên ngôi, Chế Mân liền chấm dứt bang giao với Đại Việt, một vương quốc thù thường gay chiến với Champa thời đó.

Phải chờ đến năm 1293, nhân dịp lễ đăng quang của vua Trần Anh Tông(sau khi vua cha là Trần Nhân Tông thoái vị), Chế Mân đã gởi một phái đoàn sang Đại Việt tham dự, quan hệ giữa hai nước mới thân thiện trở lại.

Chế Mân dâng châu Ô và Lý làm lễ cầu hôn

Tháng 3 năm Tân Sửu (1301), vua Trần Anh Tông du lãm về phương Nam và có ghé thăm Champa. Sau chuyến viếng thăm này, vua Champa đã gởi một phái đoàn đến thủ đô Thăng Long (lần thứ hai) để thắt chặt bang giao giữa hai nước. Nhân dịp này, cựu hoàng Trần Nhân Tông xin theo phái đoàn sứ giả để viếng thăm Champa. Cho tới nay không có tài liệu lịch sử nào cho biết mục đích của cuộc viếng thăm này là gì. Sau khi ở lại Champa khoảng 9 tháng, trước khi về lại Thăng Long, cựu hoàng Trần Nhân Tông có hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Champa là Chế Mân (có lẽ là để tạ ơn và thắt chặt quan hệ hữu nghị giữa hai vương quốc).

Tuy nhiên khi hay tin vua Champa muốn kết duyên với một công chúa Đại Việt, một phong trào phản đối mãnh liệt đã xảy ra trong triều đình Champa, nhưng nhà vua vẫn cương quyết tiếp tục thương lượng với triều đình Đại Việt thủ tục cưới hỏi. Các cuộc thương luợng kéo dài đến đầu năm 1305 và chỉ chấm dứt vào tháng 6 năm Bính Ngọ (1306) khi Chế Mân quyết định dâng châu Ô và châu Lý (từ Quảng Trị đến đèo Lao Bảo phía Nam Huế) cho Đại Việt để làm quà cưới công chúa Huyền Trân, mặc dù chưa bao giờ thấy mặt.

Văn nhân Việt châm biếm cuộc hôn nhân

Sự chống đối tại Đại Việt cũng không thua gì. Dư luận trong nước trách cứ vua Trần Anh Tôn không nghĩ gì đến danh dự của vương quyền khi gả em gái mình cho vua Chăm để đổi châu Ô và châu Lý. Đối với người Việt thời đó, Champa vẫn là vương quốc của những nhóm người «Man>>> (Mọi, Hời), nghĩa là chưa biết tới đạo lý Thánh Hiền (Khổng Giáo).

Không biết sắc đẹp của công chúa Huyền Trân như thế nào, nhưng một số rất đông thi sĩ Việt đã không tiếc lời châm biếm cuộc hôn nhân dị chủng vì đổi chác chính trị :
“Tiếc thay cây quế Châu Thường
Để cho người Mọi người Mường nó leo”…
“Con vua lấy thằng bán than
Nó đưa lên ngàn cũng phải đi theo”…
hay :
“Đổi chác khôn ngoan khéo nực cười
Vốn đã không mất lại thêm lời
Hai châu Ô, Lý vuông nghìn dặm
Một gái Huyền Trân của mấy mươi
Lòng đỏ khen ai lo việc nước
Môi son phải giống mãi trên đời
Châu đi rồi lại châu về đó
Ngơ ngẩn trông nhau mấy chú Hời”.
(Thái Xuyên, Vịnh Huyền Trân công chúa)
Đưa Huyền Trân về lại cố quốc

Năm 1306, một phái đoàn hùng hậu của triều đình Chăm ra đón công chúa Huyền Trân về Vijaya (Đồ Bàn, Bình Định), tại đây Huyền Trân được tôn là hoàng hậu Paramesvari, vợ thứ ba của Chế Mân. Nhà Trần tiếp thu lãnh thổ hai châu Ô và Lý và đổi tên thành Thuận Châu và Hóa Châu rồi giao cho Đoàn Nhữ Hài cai quản.

Đối với người Champa, đây là một cái nhục. Dân chúng Chăm tại hai châu Ô và Lý đã nổi lên chống lại sự có mặt của quân triều đình Đại Việt trên lãnh thổ của họ.

Tình hình tại kinh đô Vijaya cũng không khá gì hơn, các quần thần cực lực phản đối sự hiện diện của một công chúa Việt trong cung đình. Sự phản đối của họ không mang tính kỳ thị chủng tộc mà là chính trị : vương quốc Champa đã bị Đại Việt chiếm quá nhiều đất (năm 1069, Đại Việt đã chiếm ba châu địa đầu phía Bắc là Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính), nay lại mất thêm đất nữa. Từ đó quan hệ giữa hai nước trở nên gay go, nếu không muốn nói là thù địch.

Đối với vua Trần Anh Tôn, việc gả em gái của mình là Huyền Trân cho Chế Mân là chuyện bất đắc dĩ, vì muốn giữ lời hứa của Thượng Hoàng mà thôi. Chính vì thế cuộc thương lượng về thủ tục cưới gả đã kéo dài suốt 5 năm mới thành (từ 1302 đến 1306). Đoàn Nhữ Hài là một trong những sứ giả đã có thái độ bất kính đối với Chế Mân, khi trình quốc thư ông đã đặt nó trước mặt vua Chăm để lạy, ý nói rằng ông lạy vua Đại Việt chứ không phải vua Chăm.

Sau khi Chế Mân chết, “vua Trần Anh Tôn sợ Huyền Trân sẽ hỏa táng theo chồng. Nhà vua bèn sai Trần Khắc Chung và Đặng Văn sang Chiêm Thành để bày mưu cứu công chúa về. Khi thuyền công chúa ra đến giữa bể, Trần Khắc Chung đem một chiếc thuyền nhẹ cướp công chúa về, rồi cùng công chúa tư thông, quanh quất trên bể, đi hơn một năm mới về kinh sư”, theo cuốn Đất Việt Trời Nam, tác giả Thái Văn Kiểm.

Trong khi đó sử liệu Champa lại ghi rằng : “Từ khi có sự hiện diện của Huyền Trân trong cung thành, vấn đề nội bộ Champa càng đi sâu vào khủng hoảng, để rồi người ta cho biết Chế Mân từ trần vào năm 1307. Cái chết này xảy ra trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, người ta không biết nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của Chế Mân”.

Theo tin từ triều đình Đại Việt, Chế Mân chết vì tuổi già. Lập luận này có đúng hay không ? Dư luận Champa đã rất xôn xao : nếu không phải chết vì tuổi già, thì cái chết của nhà vua có liên hệ gì với cô công chúa Việt trong cung đình thời đó ? Có nên đặt ra nghi vấn là Huyền Trân có dính dáng đến cái chết của nhà vua hay không hay bà có nhận công tác nào không từ Thăng Long ?

Biết rằng không có gì rõ rệt cho lắm để kết luận về biến cố này. Tuy nhiên, nếu Huyền Trân không dính dáng gì đến cái chết của Chế Mân, tại sao triều đình Việt Nam phải ra lệnh cho Trần Khắc Chung đến Champa tìm cách đưa bà chạy trốn ? Tài liệu phía Việt Nam lập luận rằng, vì sợ Huyền Trân bị bắt đưa lên dàn hỏa thiêu để cùng hỏa táng với Chế Mân.

Đây đúng là một chuyện khôi hài, bất chấp phong tục tập quán của người Chăm thời đó. Theo truyền thống của hoàng gia Champa, chỉ có người vợ Cả mới có quyền lên dàn hỏa thiêu này. Lúc đó là hoàng hậu Tapasi gốc Java. Chết theo chồng là một vinh dự lớn lao dành cho hoàng hậu Champa, những người vợ sau không có vinh dự này. Hơn nữa, theo phong tục của người Chăm thời đó, xác người quá cố phải đưa lên dàn hỏa táng tối đa là 7 ngày sau khi chết, vì không có điều kiện bảo quản xác người quá cố trong một xứ nhiệt đới.

Thêm vào đó việc thông tin từ Vijaya đến Thăng Long nhanh nhất là ba ngày và thêm ba ngày từ Thăng Long đến Vijaya, đó là chưa kể những ngày chuẩn bị. Nếu đúng theo phong tục của người Chăm thì hoàng hậu Paramesvari đã bị thiêu trước khi phái đoàn từ Đại Việt đến tiếp cứu.

Thật ra trong vụ này triều đình Chiêm Thành đã quyết định trả Huyền Trân về lại cho nhà Trần để đòi lại hai châu Ô và Rí, nên đã tiếp đón phái đoàn Trần Khắc Chung một cách ân cần và còn cấp hơn 300 thủy binh hộ tống về nước. Sự từ khước kết nghĩa sui gia này có một ý nghĩa đặc biệt, nó thể hiện sự từ chối hợp tác giữa hai nền văn minh và văn hóa khác nhau, một bên là văn minh văn hóa Khổng Mạnh và một bên là văn minh văn hóa Ấn Độ. Cả hai vương triều gần như chấp nhận sự khác biệt đó và không muốn có một sự hòa hợp nào.

Còn chuyện hỏa thiêu có lẽ đã do Trần Khắc Chung thêu dệt ra để được Trần Anh Tôn cử sang Chiêm Thành đón Huyền Trân về nước. Sau khi gặp lại người yêu, thay vì căng buồm về Bắc ông đã dẫn Huyền Trân ra một hoang đảo tư thông với nhau trong suốt một năm liền, đến mùa thu năm 1308 mới lên thuyền về lại Thăng Long. Đoàn thủy binh Chăm lúc đó mới được giao trả cho Chiêm Thành để báo cáo sự việc.

Trở lại vấn đề dâng dất. Đây không phải là lần đầu tiên trong lịch sử nước Việt triều đình kết nghĩa sui gia để nới rộng lãnh thổ. Trong thế kỷ thứ 17, vua Lê Thần Tôn cũng gả một công chúa cho vua Lào là Suliya Vongsa, cũng như Chúa Sãi đã gả công chúa Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp là Chey Chetta II và công chúa Ngọc Hoa cho vua Champa là Po Rome. Xét cho cùng, việc gả các công chúa Việt cho vua chúa các nước lân bang có lẽ nằm trong chính sách mở mang bờ cõi của các triều đình Việt.

Cái chết của Chế Mân năm 1307 để lại một bầu trời huyền bí. Mất hai châu Ô và Lý là một biến cố đớn đau cho toàn dân Champa. Quần thần Chăm trách vua Chế Mân đã vì sắc đẹp mà dâng đất hai châu Ô và Lý cho người Việt.

Đây là vùng đất chiến lược quan trọng để bảo vệ lãnh thổ trung tâm là Vijaya, vì từ sau ngày đó sự hiện diện của người Việt trên hai lãnh thổ này đe dọa trực tiếp sự sống còn của vương quốc Champa. Năm 1471 quân Đại Việt tiến chiếm Vijaya (Bình Định), rồi thôn tín luôn toàn bộ lãnh thổ Champa: 1611 chiếm Phú Yên, 1653 chiếm Nha Trang, 1832 chiếm Phan Rang và Phan Rí.

700 năm đã trôi qua, cuộc tình Chế Mân và Huyền Trân công chúa vẫn để lại nhiều câu hỏi lớn. Chế Mân đã vì tình mà quên quyền lợi đất nước? Huyền Trân có thực sự yêu thương Chế Mân hay chỉ vì quyền lợi nhà Trần mà hy sinh mối tình của mình với Trần Khắc Chung?

———–

vua Chế Mân (Chiêm Thành) đã kết duyên cùng Huyền Trân Công chúa, hôn lễ của 2 người được tổ chức vào tháng sáu năm Bính Ngọ (niên hiệu Hưng Long thứ 14, năm 1306). Sau hôn lễ, đôi tình nhân vương giả đưa nhau đi ngao du tận hưởng trăng mật tại vùng Panduranga (hiện nay thuộc vùng Phan Rang đến Phan Rí), do nơi này có vùng đất và nguồn nước quý (được ví như NƯỚC THÁNH và chỉ dùng trong những cuộc tế lễ thần linh, hoặc trị bệnh) được người Chiêm Thành xưa gọi là Eamu. Tại đây, tục truyền rằng công chúa Huyền Trân sau khi biết được tác dụng quý giá của nguồn nước linh thiêng này đã ưu ái đặt tên cho nguồn nước là Vĩnh Hảo (theo nghĩa Hán Việt là “đời đời tốt đẹp”). Địa chí trong truyền thuyết này gần như đúng với vị trí địa lý ngày nay, vì tại khu vực Bình Thuận, giữa những địa danh mang âm tiết của ngôn ngữ dân tộc Chăm như: Càng Rang, Nha Mé, Châu Cát,… lại tồn tại một địa danh hoàn toàn mang âm tiết Hán Việt là Vĩnh Hảo. Điều này đã minh chứng nguồn nước khoáng Vĩnh Hảo năm xưa đã được công nhận và trân trọng như một loại nước linh thiêng quý hiếm.

TinhHoa sưu tầm

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Những điều ít biết về Đệ nhất phu nhân nước Mỹ Melania Trump

Ad will display in 09 seconds

Thiền sư và người vợ thứ 7 của Tô Đông Pha

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Những điều ít biết về Đệ nhất phu nhân nước Mỹ Melania Trump

    Những điều ít biết về Đệ nhất phu nhân nước Mỹ Melania Trump

  • Thiền sư và người vợ thứ 7 của Tô Đông Pha

    Thiền sư và người vợ thứ 7 của Tô Đông Pha

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

x