Cuộc chiến khốc liệt của hai phe Giang – Tập trong cuộc bầu cử Hồng Kông

01/04/17, 11:21 Trung Quốc

Cuộc bầu cửa trưởng đặc khu mới của Hồng Kông đã kết thúc vừa qua. Nhiều nhà phân tích cho rằng, cuộc bầu cử đã được diễn ra theo kịch bản, và trong đó là thể hiện rõ nét cuộc chiến khốc liệt giữa hai phe chính trị Trung Quốc.

Bà Carrie Lam (giữa), người mới đắc cử chức trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông, đứng trên sân khấu với các ứng cử viên khác; ông John Tsang (phải), cựu Bộ trưởng tài chính Hồng Kông, và ông Woo Kwok-hing (trái), một thẩm phán về hưu, sau khi công bố kết quả bầu trưởng đặc khu Hong Kong hôm 26/3/2017. (Ảnh: Anthony Kwan/Getty Images)

Tương lai của Hồng Kông dưới thời bà Carrie Lam, sẽ được quyết định bởi kết quả của cuộc chiến chính trị trong chính quyền Trung Quốc.

Chính quyền Trung Quốc đã hứa là sẽ không can dự vào việc quản lý của Hồng Kông sau khi cựu thuộc địa của Anh này trở về với Trung Quốc năm 1997.  Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn luôn luôn đảm bảo rằng ứng cử viên mà họ “ban phúc” được đặt vào vị trí lãnh đạo Hồng Kông.

Nhiều nhà phân tích cho rằng, chỉ nhìn thoáng qua là có thể thấy việc bầu cử Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông năm 2017 đã diễn ra theo kịch bản. Bà Carrie Lam, ứng cử viên duy nhất trong tổng số 3 ứng cử viên nhận được sự ủng hộ công khai của các quan chức cấp cao Trung Quốc phụ trách việc quản lý Hồng Kông, và đã trở thành trưởng đặc khu thứ 4 của thành phố này sau khi nhận được 777 trong tổng số 1.183 phiếu được bầu.

Tuy nhiên, kết quả của việc bầu này còn “mờ nhạt” hơn kết quả kiểm phiếu.

Hai phe phái chính trị cạnh tranh với nhau ở Trung Quốc, một phe do cựu chủ tịch Giang Trạch Dân đứng đầu, phe kia do chủ tịch đương thời Tập Cận Bình đứng đầu, đã tìm cách liên kết những cử tri Hồng Kông theo các lợi ích tương ứng của họ trong thời gian trước ngày bầu cử. Phe của ông Giang muốn bà Lam lên nắm quyền, trong khi phe ông Tập muốn tôn trọng chính sách “một quốc gia, hai chế độ” Bắc Kinh không can thiệp và không chọn bất cứ ứng viên nào, theo tiết lộ của những người trong cuộc với Thời báo Đại Kỷ Nguyên.

Không có người được chọn

Theo tiến trình chính trị hiện nay, để chọn người lãnh đạo Hồng Kông cho phép Bắc  có rất nhiều cách để uốn nắn cuộc bầu cử theo ý của họ.

Trưởng đặc khu được chọn bởi một ủy ban bầu cử nhỏ, 1.194 thành viên cho lần này, bao gồm những nhân vật kinh doanh và chính trị thuận theo chính quyền Trung Quốc. Sau đó Bắc Kinh sẽ phê duyệt ứng viên được bầu.

Trước mỗi cuộc bầu cử, Bắc Kinh đã có một nỗ lực đồng điệu để ra hiệu ứng viên mà họ thích cho các cử tri: Các cuộc điện thoại thường xuyên, các cuộc họp kín của các quan chức Trung Quốc thuộc Văn phòng Liên lạc tại Hồng Kông và Macau, cũng như các bài viết trên các tờ báo ở Hồng Kông do Bắc Kinh kiểm soát.

Bà Carrie Lam, cựu Bộ trưởng của Hồng Kông, đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của 3 quan chức cấp cao Trung Quốc: Ông Zhang Dejiang , quan chức phụ trách Hồng Kông cao cấp nhất của Trung Quốc và cũng là ủy viên Ban thường vụ Bộ chính trị; giám đốc Văn phòng Liên lạc Zhang Xiaoming; và phó chủ tịch cơ quan cố vấn chính trị của Trung Quốc và cũng là cựu trưởng đặc khu Tung Chee-hwa. Cả hai vị họ Zhang đều là những thành viên nổi trội của mạng lưới chính trị của ông Giang Trạch Dân kiểm soát Hồng Kông.

Cả 3 quan chức này đều đã nói Bắc Kinh chỉ ủng hộ mỗi bà Lam. Hai ứng cử viên kia, cựu Bộ trưởng tài chính John Tsang và Thẩm phản tòa án cấp cao đã về hưu Woo Kwok-hing, đều đã không được cân nhắc.

Như thể đã tuyệt đối chắc chắn, các tờ báo do Bắc Kinh kiểm soát là Ta Kung PaoWenhui Bao đã cho đăng các bài phê phán ông Tsang, người đã luôn dẫn trước bà Lam và ông Woo một khoảng cách xa trong các cuộc thăm dò dư luận. Vào ngày bầu cử, tờ Ta Kung Pao đã đăng dòng tít “Hãy bầu cho bà Lam”.

Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình có vẻ như phản đối “việc tạo vua” của phe ông Giang Trạch Dân.

Các nhà hoạt động vì dân chủ biểu tình bên ngoài địa điểm tổ chức bầu cử Hồng Kông vào ngày 26/3. (Ảnh: JAYNE RUSSELL / AFP / Getty Images)

Tờ Nhật báo Sing Pao, một tờ báo ủng hộ Bắc Kinh ở Hồng Kông nghiêng về phía ông Tập, đã cho đăng các bài phê phán những nỗ lực của phe ông Giang nhằm uốn nắn các cuộc bầu cử ở Hồng Kông, và nhấn mạnh rằng ông Tập luôn có ý để các cử tri chọn bất cứ ai mà họ muốn mà không có sự chỉ đạo từ Bắc Kinh.

Khoảng một tuần trước ngày bầu cử, Thời báo Đại Kỷ Nguyên đã nhận được từ các nguồn tin thân cận với ban lãnh đạo của ông Tập rằng, ông Tập đã cử một số phái viên tin cẩn đi làm rõ bốn điểm với các cử tri: Không có ứng viên nào được thiên vị; Hồng Kông phải tiếp tục ổn định; các cử tri nên bỏ phiếu như họ muốn mà không sợ bị trả thù; ông Zhang Xiaoming và Tung Chee-hwa không đại diện cho tiếng nói của chính quyền trung ương.

“Bất cứ ai được lựa chọn cũng sẽ được bổ nhiệm”, ông Trần, một quan chức Trung Quốc thuộc phe ông Tập đã nói.

Ông Trần cũng đã bác bỏ những tuyên bố của tờ Ta Kung Pao rằng ông John Tsang được nhiều người ủng hộ nhưng không được ban lãnh đạo của ông Tập tin tưởng.  “Ông John Tsang đã được phép phụ trách tài chính của Hồng Kông, một bộ quan trọng, trong 9 năm”, ông này nói. “Chính quyền trung ương rất tin tưởng ông Tsang”.

‘Hàn gắn chia rẽ?’

Zang Shan, một nhà báo lâu năm ở Hồng Kông, trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại cho biết, cuộc bầu cử ở Hồng Kông “tương phản rõ ràng những khác biệt giữa hai phe phái chính trị trong chính quyền Trung Quốc”; “Cuộc chiến phe phái này rất khốc liệt và nghiêm trọng”.

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, ông Tập Cận Bình đã tìm cách loại trừ phe phái của ông Giang Trạch Dân thông qua một chiến dịch thẳng tay chống tham nhũng. Phe của ông Giang đã trả đũa bằng cách phá ông Tập, một tiến trình được quan sát thấy nhiều nhất ở Hồng Kồng, nơi phe ông Giang đặc biệt có ảnh hưởng.

Trưởng đặc khu sắp mãn nhiệm, ông Lương Chấn Anh, người từ lâu liên kết với nhóm của ông Giang, đã khiến cho công chúng đủ tức giận để châm ngòi cho những vụ biểu tình lớn trong nhiệm kỳ của mình.  Năm ngoái, cơ quan lập pháp của Trung Quốc do ông Zhang Dejiang đứng đầu đã gián tiếp phế truất hai nhà lập pháp Hồng Kông mới được dân bầu, bằng cách đưa ra một diễn giải luật pháp hiếm có và gây tranh cãi. Đây là một động thái khiến cho người dân Hồng Kông xa lánh Bắc Kinh hơn nữa.

Kể từ đó, ông Tập đã hành động để tăng tốc việc thanh trừ các quan chức trung thành với ông Giang khỏi Hồng Kông. Các nhà điều tra chống tham nhũng đã phê phán Văn phòng các vấn đề Hồng Kông và Macau (Hong Kong and Macau Affairs Office), sau một vòng điều tra. Tháng 12 năm ngoái, hai phái viên của ông Tập đã đến gặp ông Lương Chấn Anh ở Hồng Kông và bảo ông này “từ chức đi”, Thời báo Đại Kỷ Nguyên được biết.

Nhà báo lâu năm Zang Shan chuyên quan sát mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hồng Kông nói rằng, có thể ông Tập muốn ông Lương thôi chức để cho một người ít cứng rắn hơn thay thế và giúp hàn gắn và ổn định thành phố này.

Tại một cuộc họp báo sau khi kết quả bầu cử được công bố, bà Carrie Lam nói rằng “sẽ ưu tiên hàn gắn sự chia rẽ và xoa dịu sự tức giận cũng như đoàn kết xã hội của chúng ta để tiến về phía trước”.

“Cuối cùng thì không quan trọng là ứng cử viên nào đã chiến thắng trong cuộc bầu cử trưởng đặc khu này”, nhà báo Zang nói. Bà Carrie Lam, ông John Tsang, và ông Woo Kwok-hing đều là những người thuộc giới thượng lưu lâu nay không có mối liên hệ chính trị sâu sắc với Đảng Cộng sản Trung Quốc, và đều đã cho thấy rằng họ “thực thi nhiệm vụ của mình một cách mẫn cán và tuân thủ các quy tắc và quy định”.

“Và ông Tập Cận Bình có vẻ như sẵn lòng để Hồng Kông cho người Hồng Kông quyết định”, ông Zang nói.

Theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x