Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông đều là con cầu tự

16/06/11, 21:21 Tin Tổng Hợp

– Ghi chép của chính sử cho biết cả hai cha con vua Lê Thánh Tông và Lê Hiến Tông đều là con cầu tự.

Hai cha con vua Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông đều là con cầu tự

Theo phong tục, những gia đình nào hiếm muộn con cái thì cầu tự với nhiều cách khác nhau như nhờ thần địa lý dịch mả để tránh thế đất “tuyệt đinh”, đi lễ bái chùa miếu, đền, phủ để cầu Phật Thánh độ cho có con… Ghi chép của chính sử cho biết cả hai cha con vua Lê Thánh Tông và Lê Hiến Tông đều là con cầu tự. 

d
Tượng vua Lê Thánh Tông

Sử sách cho biết vua Lê Thánh Tông sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442), “mẹ vua là Quang Thục Hoàng thái hậu Ngô Thị, người làng Động Bàng, huyện Yên Định, phủ Thanh Hóa. Trước kia, khi còn là Tiệp dư, Thái hậu đi cầu tự, mơ thấy thượng đế ban cho một tiên đồng, thế rồi có thai. Tục truyền rằng Thái hậu khi sắp ở cữ, nhân thử thả chợp mắt, mơ thấy mình đến chỗ Thượng đế, Thượng đế sai một tiên đồng xuống làm con Thái hậu, tiên đồng chần chừ mãi không chịu đi, thượng đế giận, lấy cái hốt ngọc đánh vào trán chảy máu ra, sau tỉnh dậy, rồi sinh ra vua, trên trán vẫn còn dấu vết lờ mờ như thấy trong giấc mơ, mãi đến khi chết, vết ấy vẫn không mất (Đại Việt sử ký toàn thư).

Còn Lê Hiến Tông sinh ngày 10 tháng 8 năm Tân Tỵ (1461), con trưởng của Lê Thánh Tông, vua tên thật là Lê Tranh, còn có tên khác là Lê Huy, mẹ là Trường Lạc hoàng hậu Nguyễn Thị Hằng.

Lê Thánh Tông khi mới lên ngôi vua chưa có con nối dõi nên mẹ ông là Quang Thục hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao rất lo lắng bèn “đến cầu ở am Từ Công núi Phật Tích (nay là chùa Thầy ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội -TG), chiêm bao thấy đến trước mặt Thượng đế cầu hoàng tự. Thượng đế phán: Cho sao Thiên Lộc làm con Nguyễn Thị; nói rồi cho ẵm đến ngồi ở trước. Bấy giờ Trường Lạc hoàng thái hậu ở cung Vĩnh Ninh, tức thì có mang. Đến đủ ngày tháng, chiêm bao thấy rồng vàng từ trên trời sa xuống vào trong phòng, một lát sau thì sinh ra vua…Vua sinh ra dáng vẻ thiên tử, mũi cao, mặt rồng, thần thái trang nghiêm, tươi đẹp khác thường…” (Đại Việt sử ký toàn thư).

Trần Anh Tông lấy chậu nước ném con trai

Trần Anh Tông tên thật là Trần Thuyên, ở ngôi 21 năm thì nhường ngôi cho con là Trần Mạnh (tức Trần Minh Tông) vào tháng 3 năm Quý Tị (1293) để lên làm Thái thượng hoàng trong 6 năm thì mất, thọ 45 tuổi. Sử sách đánh giá ông là vị vua “khéo biết kế thừa, cho nên thời cuộc đi tới thái bình, chính trị trở nên tốt đẹp, văn vật chế độ ngày càng thịnh vượng, cũng là bậc vua tốt của triều Trần” (Đại Việt sử ký toàn thư).


Trần Anh Tông còn là người dạy con rất nghiêm khắc và khi nói đến con trai của ông là Trần Minh Tông, sử đánh giá rằng những điều tốt đẹp của vị vua này phần lớn là nhờ vào việc rèn dạy của cha mình. “Cái đức của Minh Tông mà nên được, tuy là do thiên tư tốt đẹp, cũng còn do sức dạy bảo của vua cha. Khi vua ở Đông cung, đang tuổi ấu thơ, có lần nghịch làm chiếc giá đèn bằng tre, Anh Tông đòi xem, sợ không dám dâng. Hôm khác, vào hầu tẩm điện, Anh Tông đang rửa mặt, nhân hỏi đến trò nghịch cũ, Anh Tông giận lắm cầm ngay cái chậu rửa mặt ném vua. Vua nấp vào cánh cửa tránh được, chậu rơi trúng cánh cửa vỡ tan. Được sự răn dạy nghiêm ngặt như vậy, cho nên tài đức của vua do đấy mà nên” (Đại Việt sử ký toàn thư).

Lê Thái Tổ tìm con gái bị giặc Minh bắt

Trải 10 năm gian khổ “nếm mật nằm gai”, lật đổ được ách đô hộ tàn bạo của giặc Minh, thiết lập nhà Hậu Lê, một vương triều lớn trong lịch sử nước nhà, Lê Thái Tổ được coi như vị tổ Trung hưng thứ 2 của dân tộc. Thế nhưng tâm tư của Lê Thái Tổ vẫn canh cánh, nặng trĩu khi nghĩ về một người con gái của mình bị giặc Minh bắt đưa về phương bắc, ông mong tìm lại con nhưng không thể thực hiện được.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết vào ngày mồng 1 tháng 11 năm Mậu Thân (1428) “vua sai bọn Đỗ Như Hùng sang nhà Minh tâu bày rằng con cháu họ Trần quả thực không còn ai, các quan lại, quân nhân cùng khí giới bắt được của nhà Minh đã đưa trả hết rồi, không còn giam giữ, chứa giấu gì cả. Lại xin trả lại người con gái của vua bị lạc. Trước kia, trong buổi loạn ly, vua bị lạc mất người con gái nhỏ mới lên 9 tuổi. Viên nội quan nhà Minh là Mã Kỳ đem về nuôi, rồi đưa về Yên Kinh tiến làm cung tỳ. Đến đây, vua sai sứ sang xin về”. Tuy nhiên vua Minh trả lời sứ thần nước ta rằng người con gái đó đã bị chết vì bệnh đậu mùa.

Vua Minh Mạng đánh giá các con bằng thơ

Minh Mạng, vị Hoàng đế thứ 2 của nhà Nguyễn nổi tiếng là người có nhiều con với 78 hoàng tử, 64 công chúa, tổng cộng là 142 người. Tương truyền sở dĩ ông rất đông con một phần nhờ vào hai bài rượu bổ là “Nhất dạ ngũ giao” và “Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử” mà dân gian thường gọi chung là “Minh Mạng thang”.

Theo sách Quốc sử di biên, vào tháng 12 năm Nhâm Thìn (1832), bấy giờ vua có tròn 100 người con bèn làm thơ đánh giá tư chất của các con mình, sách viết như sau: “Năm ấy, vua 42 tuổi, có 49 con trai, 51 con gái. Vua ngâm thơ rằng: Bất hữu Chu Công, Chu Vũ thánh. Diệc vô Thúc Độ, Thúc Tiên ngu…Nghĩa là: Không có con nào thánh bằng Chu Công, Chu Vũ Vương; cũng không có con nào ngu như Thúc Độ, Thúc Tiên”.

Lê Thái Dũng

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

Ad will display in 09 seconds

Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Irena Sendler và sự sống  trong những chiếc lọ

    Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

  • Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

    Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

x