Những ngôi làng giữ bảo vật Hoàng Sa

17/09/12, 13:45 Cuộc sống

Phía sau nét cổ kính của đình làng hay vẻ trầm mặc của ngôi chùa cổ, điều khiến những người nông dân cố đô Huế tự hào chính là nơi ấy đã lưu giữ bảo vật từ thời ông cha minh chứng chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa.

Nằm ven quốc lộ 1A, người làng An Nông (xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế) ngạc nhiên khi có nhóm nghiên cứu về đòi xem bằng được gia phả của làng. Rồi họ ngỡ ngàng khi biết ông tổ của làng chính là vị cai đội Hoàng Sa một thời đạp sóng biển Đông ra bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Tờ sai ngày 22/8 năm Gia Long thứ nhất (1802) đóng dấu “Thần sách hậu doanh quan phòng” bằng chữ triện mực đen có ghi cai đội Hoàng Sa là Nguyễn Hữu Niên, cao tổ dòng họ Nguyễn Hữu.

Bài vị ngài Nguyễn Hữu Niên được người dân tôn kính lo hương khói. Ảnh: Nguyễn Đông
Bài vị ngài Nguyễn Hữu Niên được người dân tôn kính lo hương khói. Ảnh: Nguyễn Đông

5 tư liệu quý được nhóm nghiên cứu phát hiện tại đây đều khẳng định ngài Nguyễn Hữu Niên là giữ chức cai đội Hoàng Sa. Trong đó, có bài vị gốc của ngài, kèm theo những tài liệu mà vua Gia Long phong tặng. Đặc biệt hai tư liệu gốc trong ngôi chùa do chính ngài Nguyễn Hữu Niên lập lên gồm Một tờ sai của quan khâm sai đô thống chế hậu doanh quân thần sách và một tờ sắc của vua gửi cho Cai đội Nguyễn Hữu Niên.

Thắp nén hương trước “Bài vị ngài cai đội đội Hoàng Sa tước Hiến Đức hầu”, ông Nguyễn Hữu Hùng, trưởng tộc họ Nguyễn Hữu, những bậc bô lão trong làng ứa nước mắt khi biết những tài liệu này là một minh chứng không chỉ ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) mà ở Huế cũng từng có vị cai đội Hoàng Sa với nhiều công trạng lớn lao trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh hải của nước Việt.

Ông Hùng tự hào bởi đây là những tư liệu gốc rất giá trị được được cất giữ tại ngôi chùa do chính ngài Nguyễn Hữu Niên lập, hạn chế cho người lạ tiếp xúc với hiện vật quý. Riêng bài vị của ngài tổ làng, ngày ngày người dân ghé chùa thắp hương, tưởng nhớ.

“Tôi và người dân trong làng biết đó là tài liệu quý gia tộc để lại nhưng vì không biết tiếng Hán nên ngoài việc vị tổ của làng từng đi lính cho triều đình thì không ai biết nội dung của tài liệu”, ông Hùng kể. Dù chưa biết chính xác giá trị của tài liệu này nhưng việc bảo quản được thực hiện nghiêm.

Ngặt nỗi xứ Huế ngoài mùa lụt bão lại là những ngày mưa dầm dề, thời tiết ẩm đã khiến những tài liệu trên 200 tuổi này bị hư hỏng nặng. Hai văn bản gốc bằng giấy bổi gồm 1 tờ sai đóng ấn bằng chữ triện màu đen và 1 tờ sắc đóng ấn son của vua cho ngài Nguyễn Hữu Niên bị hư hỏng một phần và rất khó phục hồi nguyên trạng.

“Nhiều đêm trời mưa lụt, tôi dặn con cháu trong nhà dọn dẹp đồ đạc còn mình lên trên chùa để đưa nhưng tài liệu ngài tổ làng lên cao hơn, dùng dây cột chặt lại. Sáng ra lại lội nước lên chùa xem các hiện vật, rồi khi nước rút lại lo lau chùi cẩn thận. Hai năm nay chùa có thầy trụ trì nên cũng đỡ lo lắng hơn”, ông Hùng chia sẻ và mong muốn Bộ Ngoại giao sớm tiếp nhận để có cách bảo quản văn bản quý.

Đình làng Mỹ Lợi cổ kính là nơi lưu giữ những văn bản quý khẳng định sự cai trị quần đảo Hoàng Sa thời vua Gia Long. Ảnh: Nguyễn Đông
Đình làng Mỹ Lợi cổ kính là nơi lưu giữ những văn bản quý khẳng định sự cai quản Hoàng Sa thời vua Gia Long. Ảnh: Nguyễn Đông

Xuôi về vùng biển, đình làng Mỹ Lợi xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên – Huế) giữ nguyên nét cổ kính của ngôi làng gần 500 tuổi. Năm 2010, một sự kiện làm cho người trong làng từ ngỡ ngàng đến tự hào chính là việc những nhà nghiên cứu phát hiện hai văn bản quý do làng lưu giữ có bút phê của vua liên quan đến Hải đội Hoàng Sa.

Lật cuốn lịch sử của làng có lưu lại hình ảnh văn bản quý đã được làng bàn giao bản gốc cho Bộ Ngoại giao, ông Nguyễn Hải, trưởng ban nghi lễ làng Mỹ Lợi, hào hứng kể: “Văn bản này ghi rõ năm Quý Hợi (1743), dưới thời nhà Lê, được viết bằng chữ Hán trên giấy dó với nội dung xử lý một vụ kiện giữa phường Mỹ Toàn (làng Mỹ Lợi) và phường An Bằng (làng An Bằng) về việc tranh chấp một vỏ tàu đội Hoàng Sa”.

Hai văn bản này được lưu giữ qua nhiều đời trong ngôi đình làng cùng với hơn 1.200 văn bản Hán – Nôm khác do tổ tiên để lại. Các văn bản được bỏ trong hòm gỗ, khóa cần thận và giao lại chìa khóa cho trưởng làng. Khi có lễ lượt lớn hay có đoàn về nghiên cứu mới được mở ra.

“Cũng may là chính việc nghiêm ngặt này nên dù trải qua gần 300 năm, văn bản quý vẫn còn nguyên vẹn”, ông Hải khoe và tiết lộ giai đoạn muốn công bố văn bản này, trưởng làng phải bí mật đưa văn bản về nhà cất giữ suốt một năm ròng để phòng kẻ xấu ăn trộm hay tiêu hủy, sau đó được nhà nước bàn giao người trong làng mới yên tâm.

“Việc phát hiện ra văn bản liên quan đến Hoàng Sa và giao nộp cho Bộ Ngoại giao đấu tranh đòi lại chủ quyền khiến người dân trong làng này rất tự hào bởi đó là cơ sở giúp phần nào cho việc đấu tranh đòi lại toàn vẹn lãnh thổ”, ông Hải nói.

Trưởng làng Nguyễn Hải giới thiệu về cuốn lịch sử của làng Mỹ Lợi có in và ghi đầy đủ thông tin về văn bản kiên quan đến Hải đội Hoàng Sa. Ảnh: Nguyễn Đông
Trưởng làng Nguyễn Hải giới thiệu về cuốn lịch sử của làng Mỹ Lợi có in và ghi đầy đủ thông tin về văn bản kiên quan đến Hải đội Hoàng Sa. Ảnh: Nguyễn Đông

Ngày ngày, những đoàn khách du lịch trong và ngoài nước ghé đình làng Mỹ Lợi, di tích lịch sử văn hóa – kiến trúc – nghệ thuật cấp Quốc gia được công nhân năm 1996, lại được chính những người nông dân chân lấm, tay bùn say sưa kể về ngôi làng giữ bảo vật Hoàng Sa.

Theo nhà nghiên cứu Huế Hồ Tấn Phan, người đã cất công đến hai ngôi làng này để dịch chữ Hán và tìm đúng giá trị của từng văn bản, việc các làng lưu giữ được các văn bản quý là một minh chứng hùng hồn cho chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa không chỉ ở tầm quốc gia mà còn ở thế giới bởi ghi lại người thật, việc thật với nội dung rất rõ ràng.

“Điều đáng quý hơn chính là những người nông dân đã góp công sức trong việc lưu giữ, cung cấp những bằng chứng này, để thấy được rằng ý thức và niềm kiêu hãnh về chủ quyền”, ông Phan nói.

Nguyễn Đông

(vnexpress.net)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

x