Trại cá hồi trên đỉnh Mẫu Sơn của chàng thanh niên Dao

04/02/17, 07:49 Kinh tế

10 bể nuôi cá hồi đặt ở thôn Khuổi Cấp, cách đỉnh Mẫu Sơn khoảng 5km đang đem lại lợi nhuận vài trăm triệu mỗi năm cho anh Trình, một thanh niên người Dao.

3_107548

Gần trưa, thời tiết mùa đông trên đỉnh Mẫu Sơn vẫn âm u, những ngôi nhà giữa lưng chừng núi khuất mờ giữa mịt mù mây. Anh Triệu Văn Trình (31 tuổi, xã Mẫu Sơn, Lộc Bình, Lạng Sơn) đang lúi húi xây sửa thêm cho khu vực nuôi cá hồi. Đây là năm thứ 2 anh “làm bạn” cùng loài cá này.

Năm 2011, sau khi nghe các phương tiện thông tin đại chúng nhắc tới nuôi cá hồi tại khu vực Sa Pa đem lại hiệu quả kinh tế cao, anh và một người cùng xã quyết định lên đó tham quan học tập kinh nghiệm. Qua khảo sát, anh thấy Mẫu Sơn có khí hậu gần giống Sa Pa, để nuôi cá hồi không phải quá khó, ngoài các điều kiện thời tiết thì cần nguồn nước sạch, lượng oxy cao.

Do chạy lo tìm vay vốn nên đến năm 2015, anh Trình mới đầu tư xây dựng được 5 bể nuôi cá hồi. Suốt thời gian từ 2011 đến 2015, anh đến một số cơ sở nuôi cá hồi quan sát, ghi chép kinh nghiệm, cách nuôi và trực tiếp theo dõi quá trình người hàng xóm cạnh nhà chăm sóc cá ra sao, cần kĩ thuật gì đặc biệt…

Khi tự tin với kiến thức về loài cá này, anh Trình chọn địa điểm nuôi ở khu vực thôn Khuổi Cấp, cách đỉnh Mẫu Sơn khoảng 5km. Nơi đây có nguồn nước từ khe suối tự nhiên chảy quanh năm nên rất thuận lợi cho việc nuôi cá hồi. Anh Trình đặt mua 1.000 con giống từ Sa Pa với giá 80 triệu đồng.

Bước đầu, gia đình anh đầu tư gần 400 triệu vào việc xây dựng bể, kéo điện thắp sáng, xây nhà trông cá, mua máy bơm nước, thức ăn chăn nuôi cá… Số tiền này anh vay mượn của ngân hàng và người thân. Ban đầu anh khá lo lắng vì dù đã tính toán chi li chi phí nhưng lần “khởi nghiệp” này vẫn quá tốn kém. Nhưng được vợ con động viên, nhận thấy cơ hội phát triển kinh tế, anh lại lao vào thực hiện.

Kinh tế gia đình tôi so với bà con trên Mẫu Sơn thì có khấm khá hơn nhưng số tiền ban đầu bỏ ra đầu tư khá lớn, tôi cũng lăn tăn một chút. Sau đó, nghĩ rằng mình đã hiểu, nắm rõ loài cá này thì tội gì không thử làm”, anh Trình chia sẻ.

Mỗi ngày anh cho cá ăn 2 lần, tắm muối và theo dõi đảm bảo nước tự nhiên chảy qua các bể để có đủ oxy cho sự phát triển của cá. Theo anh Trình, vì cá hồi là loài nước lạnh nên vào mùa hè nhiệt độ cao cá dễ chết, do đó phải theo dõi thường xuyên. “Năm ngoái, tôi nuôi 1.000 con nhưng chết mất gần 300 con do thời tiết, nên năm nay tôi mua thêm máy bơm liên tục thay nước”, anh Trình cho biết.

nuoi-ca-hoi__91289_zoom
Hệ thống bể nuôi cá hồi của anh Trình trên Mẫu Sơn.

Cá hồi sau một năm tuổi nặng hơn 1,5 kg, anh bán với giá 400.000 đồng 1kg cho các nhà hàng tại Lạng Sơn và du khách tham quan trên khu du lịch Mẫu Sơn. Vào những dịp cuối tuần, nghỉ lễ, khách lên khu du lịch đông, có lúc số lượng cá không đủ cung cấp cho nhu cầu của nhà hàng. Anh nhẩm tính, trừ tất cả chi phí, số lãi thu về gần 150 triệu. Với người dân ở một xã vùng 3, đây số tiền rất lớn, là động lực giúp anh tiếp tục gắn bó cùng cá hồi.

Anh cho hay, số cá chết do thời tiết, nhiều người gạ anh bán lại với giá 300.000 đồng 1kg, nhưng anh lắc đầu từ chối vì sợ ảnh hưởng đến uy tín làm ăn lâu dài. Chàng thanh niên người Dao thật thà nói: “Khách cũng như mình đều muốn được ăn ngon, mình còn bán cá nhiều năm nữa, ăn cá không tươi khách sẽ thắc mắc, phải giữ được uy tín sau này con cháu mới làm ăn dễ được”.

Hiện tại, anh Trình có hai khu vực nuôi hơn 3.000 cá hồi với 10 bể. Ngoài nuôi cá hồi, anh còn nuôi gà 6 ngón, làm rượu từ men lá truyền thống… phục vụ du khách.

Ông Dương Trồng Mình, Chủ tịch xã Mẫu Sơn cho hay, mô hình nuôi cá hồi của anh Trình là mô hình thứ 2 trên Mẫu Sơn thành công, đem đến hướng phát triển mới cho người dân khi Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động du lịch trong thời gian sắp tới.

Khu du lịch Mẫu Sơn được đầu tư xây dựng sẽ thu hút nhiều du khách, cá hồi chắc chắn sẽ là một trong những đặc sản của Lạng Sơn khiến du khách muốn quay lại nhiều lần nữa”, anh Trình tự tin nói về tương lai.

Theo VNE

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x