“Kiên cường” – Vẻ đẹp nổi lên từ thực tế tàn khốc của một cuộc bức hại

29/12/16, 16:55 Trung Quốc

Bức họa “Kiên cường” là một trong rất nhiều bức tranh đầy cảm hứng thuộc triển lãm nghệ thuật Chân – Thiện – Nhẫn phơi bày sự thật về một thực tế tàn khốc đang diễn ra tại Trung Quốc đằng sau vẻ ngoài phát triển hào nhoáng.

“Kiên cường”, tranh của Uông Vệ Tinh, sơn dầu, 48″x 31″ (2005)

Bức họa “Kiên cường”

Với thế đứng vững chãi, giữa cơn bão tuyết khắc nghiệt, người đàn ông giương cao tấm áp phích với hàng chữ lớn phía trước: “Xin giúp đỡ chấm dứt cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc”.

Giá lạnh và gió rét không thể đánh bại được ý chí sắt đá của ông. Chiếc mũ lưỡi trai màu vàng cho thấy ông là một học viên Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công (hay còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp) là một môn tu luyện cổ xưa, thông qua các bài công pháp và bài giảng đã đem lại những hiệu quả cải thiện sức khỏe và nâng cao tinh thần cho rất nhiều người dân. Tuy nhiên, môn tập đã bị chính quyền cấm từ năm 1999, khiến hàng trăm ngàn người đã trở thành tù nhân lương tâm trên toàn Trung Quốc.

Trên tấm áp phích là những bức tranh mô tả về nạn vi phạm nhân quyền đang gia tăng tại Trung Quốc, hình ảnh các học viên Pháp Luân Công bị tra tấn, bức hại bằng những hình thức vô cùng độc ác và tàn bạo.

Câu chuyện 11 năm về trước

Hình ảnh người học viên Pháp Luân Công phương Tây trong bức tranh được phác họa từ một câu chuyện có thật vào một này bão tuyết tại New York năm 2005.

Sau đây là câu chuyện do nhiếp ảnh gia kể lại:

*****

Thời tiết tuần vừa rồi trở nên lạnh bất thường. Mùa đông này cũng trở nên nóng bất thường vì vậy một vài cửa hàng bán lẻ đã bắt đầu ngưng bán áo khoác. Tuy nhiên, cái lạnh đột ngột quay trở lại. Mặc dù ở gần lối đi vào của tòa nhà gần đó, trong khi phân phát tài liệu giảng rõ chân tướng tất cả chúng tôi đã đi găng tay, nhưng ngón tay vẫn cảm thấy lạnh và cóng.

Hình ảnh người học viên phương Tây trong bức họa “Kiên cường”.

Ngày 22/1/2005, tại Manhattan, chỉ trong vài giờ đồng hồ tuyết đã dày lên gần 1 m và gió to. Gió lật chiếc ô của tôi lên vài lần. Tôi đã bỏ đôi găng ra để chụp lại cảnh các học viên Pháp Luân Công đang đứng trong cơn bão tuyết, chỉ trong vài phút mấy ngón tay của tôi đã bị lạnh và tê cóng.

Khoảng 4h chiều, tôi thấy một vài học viên Pháp Luân Công từ châu Mỹ, châu Âu, Nhật Bản tiếp tục cuộc triển lãm tra tấn bất chấp cơn bão tuyết. Một vài phút sau, tôi thấy một người đàn ông da trắng từ Anh đứng lại lắng nghe 1 học viên Pháp Luân Công giải thích về cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Sau đó, người đàn ông kí tên thỉnh nguyện chấm dứt cuộc bức hại.

Tôi cũng thấy 2 người đàn ông da trắng khác kí tên thỉnh nguyện sau đó. Một trong 2 người nói: “Tôi đến từ Argentina. Tôi chỉ không hiểu tại sao chính quyền cộng sản Trung Quốc lại làm một điều như vậy!”.

Một học viên Pháp Luân Công đến từ Mỹ giải thích: “Chính quyền Cộng sản Trung Quốc kiểm soát tất cả các phương tiện truyền thông ở Trung Quốc, sử dụng phương tiện truyền thông để khởi động chiến dịch bôi nhọ, kích động người dân thù ghét các học viên Pháp Luân Công, đồng thời duy trì chính sách khủng bố. Bởi tất cả phương tiện truyền thông bị kiểm soát bởi chính quyền Trung Quốc, chúng tôi không còn cách nào khác để nói với mọi người sự thật về Pháp Luân Công”.

Một số người dừng lại và hỏi chúng tôi, “Tại sao anh vẫn kiên quyết đứng đây trong cơn bão tuyết?”. Một học viên Pháp Luân Công đã trả lời, “Đã 5 năm kể từ khi Giang Trạch Dân bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Họ không vì bão tuyết mà ngừng bức hại các học viên. Cuộc đàn áp vẫn tiếp tục và số lượng học viên Pháp Luân Công bị tra tấn đến chết vẫn tăng lên mỗi ngày”.

Họ không vì bão tuyết mà ngừng đàn áp các học viên Pháp Luân Công. Cuộc đàn áp vẫn tiếp diễn và số lượng học viên Pháp Luân Công bị tra tấn đến chết vẫn tăng lên mỗi ngày.

Họ hiểu chúng tôi ngay lập tức. Khi chúng tôi nói với mọi người về cuộc bức hại, “Sự giúp đỡ tốt nhất mà bạn có thể làm đó là nói với bạn bè của bạn về sự tồn tại của cuộc bức hại này”, họ đều trả lời với âm giọng chân thành: “Tôi nhất định sẽ làm”.

Trong giá rét, hoa mai nở khắp trời

Đối chiếu lịch sử nhân loại, sự tự do và thiện lương, nhất định sẽ chiến thắng.

Dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt của thời tiết hay trong cuộc bức hại tàn khốc, các học viên Pháp Luân Công vẫn kiên cường chịu đựng, phản kháng ôn hòa đúng như nguyên lý của Pháp môn là lấy Chân – Thiện – Nhẫn làm tiêu chuẩn tối cao để tuân theo.

Vẻ đẹp của họ được ví như những bông hoa mai – Biểu tượng cho sức mạnh và sức sống mãnh liệt trong gió tuyết. Là một “người bạn của mùa đông”, hoa mai là một biểu tượng sinh động nhất cho khả năng chịu đựng gian khổ, để cuối cùng có thể vượt qua được những thời khắc khó khăn nhất.

Người Trung Hoa thường nói, hương thơm của hoa mai “đến từ sự cay đắng và giá lạnh”. Sức sống của hoa mai được tôi luyện trong thử thách, trong gian khổ mà nuôi dưỡng sức mạnh nội tâm, lòng dũng cảm kiên cường.

Dù cho cuộc bức hại tại Trung Quốc có tàn khốc và khắc nghiệt đến đâu, các học viên Pháp Luân Công với chính niệm mạnh mẽ phi thường, ý chí kiên định không gì lay chuyển đã vượt qua tất cả để làm nên một thời đại phi thường.

Bằng phương thức người truyền người, tâm truyền tâm, Pháp Luân Đại Pháp đến nay đã được phổ truyền tại 141 Quốc gia và các cuốn sách đã được dịch ra 38 loại ngôn ngữ, hiện có hàng trăm nghìn người đang theo tập như hoa mai nở khắp trời báo hiệu về một kỷ nguyên tươi đẹp, bình hòa sẽ đến.

Hàng nghìn người Tây phương trong những năm gần đây đã tham gia vào các nỗ lực để chấm dứt sự bất công tại Trung Quốc. Tuy vậy, nhiều người Tây phương đến nay vẫn không hay biết về cuộc đàn áp này.

Chùm ảnh các học viên Pháp Luân Công khắp nơi trên thế giới:

Pháp Luân Công tại Đài Loan.
R3V0877
Pháp Luân Công tại Mỹ.
Pháp Luân Công tại Hàn Quốc.
Pháp Luân Công tại Ấn Độ.
Pháp Luân Công tại Việt Nam.

TH sưu tầm và biên tập

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x