Dấu tích kho báu của vua Chăm trên cao nguyên Lâm Đồng

07/08/12, 08:59 Cuộc sống

Theo những tài liệu khoa học còn ghi lại, ở vùng Tà Hine huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) ngày nay chính là nơi cất giữ những báu vật của vua Chăm.

Chuyện kể rằng, thuở xưa ở vùng đất khó Tà Hine, vào một ngày nọ, tộc người bản địa bỗng xôn xao bởi một vị phiên vương dẫn theo rất nhiều binh lính, vũ khí, châu báu đi qua. Thấy vùng đất thanh vắng, đồi núi thoai thoải, con người thưa thớt, vị phiên vương này đã đồng ý cho quân đóng doanh trại nghỉ lại nơi đây.

Hằng ngày, đoàn quân lấy vải lụa, đồ vật có giá trị đổi lương thực của người dân địa phương. Để thắt chặt mối quan hệ, đoàn quân còn tham gia sinh hoạt cộng đồng với tộc người bản địa.

Biết không thể trụ lại nơi đây được lâu, vào một ngày phiên vương nước Chăm Pa đã cho vời các già làng, trưởng tộc tới trình bày lại quá trình lưu lạc từ vùng đồng bằng lên vùng núi Tà Hine, rồi nhờ trông coi giúp kho báu của vua Chăm.

Mô tả ảnh.

Dấu tích đền Karyo. Ảnh tư liệu Bảo tàng Lâm Đồng

Theo lời kể của người dân địa phương, sau khi bàn giao kho báu cho tộc người bản địa, đoàn quân đi về đâu, sống chết thế nào không ai rõ, chỉ biết rằng từ đó đoàn quân trên không quay lại đây nữa.

Vì được phiên vương tin tưởng trao cho cả kho báu để trông coi, người dân bản địa đã lập 2 ngôi đền để chứa kho báu và tiện bề thờ cúng.

Ở đền Krayo (hiện thờ vua Chăm Poklongkahul và hoàng hậu Poklongnaiqua) lúc bấy giờ có cả kho đựng đồ bạc và y phục của vua Chăm. Ngày đó, có rất nhiều hộp Klon bằng vàng, mỗi hộp có ba lớp từ lớn đến nhỏ đựng tro và xương trán của vua và hoàng hậu, 500 chén (bát) và 4 mâm thờ bằng bạc, 1 vương miện bằng vàng, ngoài ra còn có 4 rương quần áo có viền vàng và 52 cây súng thần công khổ lớn.
 
Tại đền Sópmadronhay, ngoài thờ báu vật của vua Chăm còn có cả một số con dấu và triện khắc bằng chữ Hán.

Theo bà Đoàn Thị Ngọ, Phó giám đốc Bảo tàng Lâm Đồng, các con dấu và triện này có thể chia làm hai loại: loại thứ nhất là những con dấu thuộc về hành chính thường dùng cuối đời Lê đầu đời Nguyễn như: vi chấp bằng, trình, phó, thái, tam… Loại thứ hai là những con dấu có mang chức tước và tên của người được phép sử dụng con dấu đó như: Khâm sai chưởng cơ tín sự, Phan trân đình cai cơ chiêu Nguyễn ân sự, Chiêu hầu Nguyễn tông chi chương…

Bà Ngọ cũng cho biết, căn cứ vào các tài liệu lịch sử thì thấy người dẫn đầu đoàn quân trên có thể là Môn Lai Phu Tử – hoàng tử nước Chăm.

Bởi trong sách Đại Nam thực lục chính biên, quyển 5 và Đại Nam chính biên liệt truyện (sơ tập quyển 33) có chép: Trong năm Canh Tuất 1790, con vua Chăm ở Thuận Thành là Môn Lai Phu Tử đem liên thuộc và dân chúng theo Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn. Sau được phong chức chưởng cơ và lấy tên là Nguyễn Văn Chiêu. Nhưng sau đó ít lâu, Nguyễn Văn Chiêu phạm tội và bị cách chức.

“Có lẽ sau khi bị cách chức, Môn Lai Phu Tử dòng dõi phiên vương đã mang theo những người thân thuộc lên miền núi ở với đồng bào Churu. Vì vậy mới thấy các ấn tín, triều phục và đồ dùng bằng vàng bạc của phiên vương Nguyễn Văn Chiêu ở đền Sóp tại làng Sóp của người Churu” – bà Ngọ cho biết.

Qua nhiều đời, tộc người Churu thay nhau cất giữ, thờ cúng, vào năm 1968 – 1969 đền bị lính Ngụy tới cướp phá và cho máy bay ném bom đánh sập. Người dân địa phương kể lại, hầu hết những báu vật trong đền Krayo và đền Sóp đều bị quân Ngụy cướp cho lên máy bay trực thăng chuyển về hướng Đắk Lắk.

Sau khi bị quân Ngụy đánh sập và cướp đi những báu vật, ngôi đền lại được người dân địa phương phuc dựng, một số đồ vật còn sót lại đã được đem vào đền để thờ cúng.

Mô tả ảnh.

Những gì còn sót lại của kho báu. Ảnh tư liệu bảo tàng Lâm Đồng

Theo thống kê của Bảo tàng Lâm Đồng, hiện đền còn 18 cây súng thần công, 1 chiếc bình bằng bạc, 5 cái bát lớn nhỏ men trắng vẽ lam, đặc biệt có 1 chén nhỏ men màu trắng đục xung quanh có trang trí hoa văn hình cánh sen, giữa thân có vẽ rồng ba móng.

Ngày nay, tuy không phải là vùng đất của vua Chăm Pa sinh sống, tộc người địa phương cũng không mang dòng máu liên quan đến người Chăm, nhưng hằng năm, vào ngày 15/5 (Dương lịch), ở ngôi đền Sóp và đền Krayo, thuộc xã Tà Hine, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), cư dân bản địa (người Churu) lại tổ chức cúng lớn để tưởng nhớ những lời căn dặn và cả kho báu vua Chăm để lại nhờ đồng bào Churu cất giữ.

Khắc Lịch

 

 

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

x