Xem câu cửa miệng, nhận diện nội tâm, tính cách một con người

31/10/16, 10:28 Đọc & Suy ngẫm

Câu cửa miệng là một loại cách nhìn đối với sự vật từ trong nội tâm của người ta, được biểu hiện ra bên ngoài trải qua gia công tâm lý của nội tâm, hình thành một loại mô thức phản ứng ngôn ngữ cố định. Bởi vậy, quan sát câu cửa miệng có thể nhìn ra nội tâm của một người.

Câu cửa miệng có thể nhìn ra tính cách của một con người. (Ảnh: Internet)
Câu cửa miệng có thể nhìn ra tính cách của một con người. (Ảnh: Internet)

Sự hình thành của câu cửa miệng không gì khác hơn ngoài hai nguyên nhân: ảnh hưởng của sự kiện trọng đại đối với con người và kết quả hiệu ứng tích lũy. Một người sau nhiều lần gặp phải cùng loại tình hình huống không được như ý, hiệu ứng tích lũy sẽ được thể hiện ra trong câu cửa miệng của người đó.

Câu cửa miệng là cánh cửa thổ lộ tâm lý của mọi người, câu cửa miệng tích cực thúc đẩy người ta tiến lên, còn có những câu cửa miệng mang theo ý vị tiêu cực. Vậy thì có phải những câu cửa miệng nghe như tiêu cực này nhất định là không tốt chăng? Đáp án là không hẳn như vậy.

Bây giờ mọi người thịnh hành lấy “phiền muộn, chán nản, buồn bã” làm câu cửa miệng, lẽ nào chuyện gì cũng phiền muộn, đâu đâu cũng phiền muộn cả ư? Thật ra, đây chẳng qua là bởi con người hiện đại, áp lực cuộc sống quá lớn, tâm thái thay đổi nhanh chóng, muốn thông qua câu cửa miệng để kể khổ, để cho tâm lý được thả lỏng, như vậy, trái lại càng có lợi ích đối với sức khỏe tâm lý của mọi người.

Câu cửa miệng là biểu hiện trong ý thức, có thể giúp đỡ chúng ta nhận thức một người. Bởi vì câu cửa miệng phản ánh một loại tâm trạng của người ta, một loại tâm thái khi nói, đồng thời cũng gián tiếp phản ánh tính cách của một người.

1. Nói thật đó/ thiệt mà/ không gạt bạn đâu/ chắc chắc với bạn luôn đó…

Những người này thường lo lắng đối phương hiểu sai mình. Tính cách của bạn hơi nóng vội và nội tâm thường mất cân bằng.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

2. Nên/ cần phải/ phải/ nhất định phải/ tuyệt đối là/ không phải sao/ có chắc không đó…

Tính cách qua câu cửa miệng của người dùng từ/cụm từ này rất tự tin, có xu hướng sống theo lý trí và hơi xa cách với người khác. Bạn cho rằng bản thân mình hoàn toàn có khả năng thuyết phục đối phương, khiến đối phương tin tưởng.

Một mặt khác, khi dùng quá nhiều những từ này sẽ phản ánh tâm lý “áp đặt” người khác, những người giữ chức vụ lãnh đạo thường có câu cửa miệng này.

3. Nghe nói/ nghe đồn/ nghe người ta nói/ có người nói…

Sở dĩ dùng những câu cửa miệng kiểu này là do người ta hình thành tâm lý muốn chừa cho mình một đường lui. Mặc dù bạn có kiến thức rộng nhưng lại thiếu quyết đoán. Bạn khá thận trọng nên cũng xử lý các vấn đề một cách trơn tru.

4. Chắc vậy/ có lẽ đúng/ đại khái là vậy…

Người hay nói câu cửa miệng này thì bản năng tự bảo vệ rất mạnh, bạn sẽ không dễ dàng bộc lộ suy nghĩ thật lòng của mình. Về mặt đối nhân xử thế, bạn khá điềm tĩnh nên có thể xây dựng các mối quan hệ rất tốt. Với tính cách kiên nhẫn và cầu tiến, bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công.

5. Nhưng/ nhưng mà…

Tính cách qua câu cửa miệng của những người này thường ôn hòa và ứng xử khéo léo. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tạo ấn tượng là người thiếu quyết đoán hoặc khá lạnh lùng trong lần gặp đầu tiên.

6. A/ à/ cái này/ chuyện này/ ừm…

Người dùng những từ này thường có vốn từ ít hoặc tư duy chậm. Khi nói chuyện, bạn thường muốn tạo thêm thời gian suy nghĩ và dần dần hình thành thói quen như một câu cửa miệng. Điều này cũng cho thấy tính cách của bạn khá chần chừ và thiếu tự tin về bản thân.

Tiểu Thiện, theo Secretchina

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

    Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

    Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

x