Ngoài bánh trung thu, Tết Đoàn viên còn có món ăn truyền thống nào?

15/09/16, 08:29 Tri thức

Cứ mỗi dịp Tết Trung thu mọi người lại đổ xô đi mua bánh trung thu, tuy nhiên ngoài món bánh này lễ Đoàn viên còn có nhiều món ăn truyền thống khác với hàm ý tốt đẹp.

banhdongkhanh_(1)-82565222500
Cứ mỗi dịp Tết Trung thu mọi người lại đổ xô đi mua bánh trung thu.

Theo ghi chép lịch sử, Tết Trung thu đã có từ hơn 2000 năm trước. Trong văn hóa truyền thống Trung Hoa có truyền thuyết về vua Đường Huyền Tông đến thăm cung Trăng trong mộng, được xem vũ khúc Nghê thường, từ đó trong dân gian mới bắt đầu thịnh hành tập tục đón Tết Trung thu vào rằm tháng 8 âm lịch.

Vào ngày này, cả nhà cùng ăn bánh Trung thu, ngắm trăng, trò chuyện. Các nước chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa như Nhật Bản, Singapore, Việt Nam, Hàn Quốc… và cộng đồng người Hoa trên toàn thế giới đều duy trì tập tục truyền thống này.

Những vật phẩm truyền thống có mặt trong tết Trung thu thường có hàm ý tốt đẹp, mang lại may mắn, niềm vui, sức khỏe nên được lưu truyền mãi đến ngày nay. Vậy Tết Trung thu truyền thống thường có gì?

1. Bánh trung thu

Đến triều đại nhà Minh tập quán ăn bánh vào Tết Trung thu mới thịnh hành, sau đó lưu truyền mãi cho đến ngày nay. Bánh trung thu tròn vành vạnh, cả nhà cùng chia nhau ăn, tượng trưng cho sự đoàn viên, hòa thuận, là vật phẩm không thể thiếu trong ngày Tết Đoàn viên này.

2. Bưởi

159349_medium

Bưởi cũng là vật phẩm không thể thiếu trong dịp lễ này. Chữ bưởi tiếng Hán Việt là “Dữu, Hựu”, cách đọc tiếng Hoa đồng âm với chữ “Hựu”, tức là Bảo hộ, Phù hộ, hàm nghĩa hy vọng trăng sáng sẽ phù hộ cho người.

3. Hạt dẻ

Hạt dẻ cũng không kém phần quan trọng. Hạt dẻ tính vị cam hàn, có tác dụng dưỡng dạ kiện tỳ, bổ thận cường gân, dùng ăn thích hợp nhất vào trời thu. Người già, yếu nhược, hoặc người bệnh tiểu đường cũng có thể ăn với số lượng vừa phải.

4. Củ ấu

20151015-bo-duong-cu-au

Theo truyền thống, Tết Trung thu ăn củ ấu có thể giúp trẻ em chóng lớn, thông minh lanh lợi. Củ ấu có nhiều chất anbumin (có trong lòng trắng trứng), axit béo không no và nhiều loại vitamin cùng nguyên tố vi lượng. Củ ấu lúc còn non có thể dùng như hoa quả thông thường.

5. Bánh bao Đoàn viên không nhân

Đây là đồ ăn truyền thống của vùng Thiểm Tây, Tây An, Trung Quốc. Cả nhà cùng ăn chung 1 cái bánh bao không nhân. Loại bánh bao này không có đỉnh nhọn ở trên, đế có 2 tầng, chính giữa được rắc ít hạt vừng, tầng trên có một vòng tròn, tượng trưng cho đêm Trung thu. Ở giữa vòng tròn khắc một “hòn đá”, trên đó có một “con khỉ” đang ăn bàn đào.

Bánh sau khi được nướng chín, cắt thành nhiều miếng nhỏ hình răng nanh, cả nhà mỗi người một miếng; ai ra ngoài một thời gian ngắn thì sẽ được chừa phần.

6. Bánh dày, bánh dẻo

110222189

Tập tục ăn bánh dày vào Tết Trung thu được cho là xuất sứ từ việc tưởng niệm đại tướng quân Ngũ Tử Tư nước Sở vào thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc, lưu truyền đến tận ngày nay.

Cách làm: Gạo nếp chưng chín, sau đó bỏ vào trong chày đá, 2 người dùng chùy hoặc chày gỗ luân phiên nện vào gạo nếp, sau cùng dùng khuôn đúc chế thành đủ hình dạng, hoặc có thể tự nắn ra nhiều loại hình khác nhau.

7. Bánh mì Sơn Đông

Bánh mì Sơn Đông là thức ăn truyền thống vào Tết Trung thu. Bánh làm từ bột mì, tráng mỏng, thêm nhân thịt hay nhân ngọt vào. Sau đó, dùng thân cây cao lương cuốn thành dạng hình ống chưng cho chín, ăn cùng một số gia vị, hương vị rất thơm ngon.

8. Bí đỏ

maxresdefault

“Giữa tháng 8 ăn bí đỏ” là phong tục lưu truyền của khu vực người nghèo Giang Nam. Trong tiết thu, từng nhà sẽ ăn bí đỏ nấu với gạo nếp.

Truyền thuyết kể rằng cách đây rất lâu, ở chân núi phía Nam có một hiếu nữ tên Hoa Cúc. Vì gia cảnh nghèo khổ, cha mẹ ốm nằm trên giường. 15 tháng 8 năm đó, Hoa Cúc tìm thấy trong bụi cỏ ở núi Nam một quả dưa hình tròn dẹt. Sau khi cha mẹ nàng ăn thì cũng hết bệnh. Hoa Cúc bèn đem hạt quả đó gieo trồng, năm thứ 2 sinh ra rất nhiều quả. Vì loại dưa này từ phía nam hái được, nên đặt tên là Nam Qua, tức bí đỏ.

9. Dưa hấu

Người Thiểm Tây bất luận giàu hay nghèo đều ăn dưa hấu vào tết Trung thu. Họ còn khắc tỉa dưa hấu thành hình hoa sen để tăng vui mừng cát tường. Sau khi ăn bánh trung thu, ăn 1 miếng dưa hấu sẽ giúp thanh nhiệt lại giải ngán.

10. Bánh củ sen

001ZJptjgy6DKv9Un1993&690

Người Chiết Giang ăn củ sen ngụ ý đoàn viên. Họ thường làm bánh củ sen mỗi dịp lễ này.

Cách làm: Cắt củ sen thành từng lát. nhân là thịt, ngao sò. Sau đó lấy 2 lát củ sen kẹp nhân ở giữa rồi đem đi chiên đến vàng ruộm. Tuy cách làm khác nhau, nhưng mùi vị của món bánh củ sen lại giống bánh trung thu đến kỳ diệu.

11. Cua

Trong yến tiệc thời Minh, cua là món chính, mọi người cùng ngồi vây quanh ăn cua. Trời thu cũng là mùa cua sinh sản nhiều, nên cua lúc đó thơm ngon nhất.

12. Ốc đồng

Tại nhiều địa phương ở Quảng Đông, người dân còn có thói quen ăn ốc nước ngọt vào Tết Trung thu. Trước và sau Trung thu cũng là thời tiết tốt nhất với ốc đồng, thịt chúng rất chắc ngọt.

13. Khoai sọ

3653-nguoi-trong-lang-chua-bao-gio-mac-ung-thu-nho-an-thu-viet-nam-co-rat-nhieu

Thời Càn Long, nhà Thanh, trong <Triều Châu Phủ Chí> có viết: “Trung thu ngoạn nguyệt, bác dụ đầu thực chi, vị chi bác quỷ bì“. Tức là Trung thu chơi trăng, bóc khoai sọ ăn, gọi là bóc da quỷ. Bóc da quỷ mà ăn ở đây ý nói xua đuổi tà ma tiêu nạn.

“Ăn củ khoai sọ bột gạo, có được sự nghiệp tốt”. Ở Đài Loan, người ta ăn khoai sọ, ngụ ý muốn đắc được công việc tốt.

14. Thịt vịt

Trời tháng Tám, vịt mập gầy vừa phải, vị rất ngon, có công hiệu sinh âm bổ huyết. Vịt là món không thể thiếu trong tết Trung Thu của người Nam Kinh.

Truyền thuyết kể rằng, cuối đời nhà Nguyên, giới thống trị là người Mông Cổ chuyên ức hiếp người Hán. Lúc bấy giờ người Hán gọi người Mông Cổ là “Đát Tử”, âm đọc gần giống với “Áp Tử” (con vịt). Vì vậy mọi người ước định với nhau, vào tết Trung thu ăn “Áp tử nghĩa là vào tết Trung thu cùng nhau hành động, lật đổ nhà Nguyên.

15. Rượu hoa quế

Tháng 8 là thời điểm hương thơm hoa quế lan tỏa. Lúc này làm bánh ngọt hoặc ủ rượu hoa quế là tốt nhất. Cả nhà ngồi dưới ánh trăng uống chén rượu hoa quế, cùng say sưa mật ngọt, đoàn tụ sum vầy, quả thật là một ngày lễ tết viên mãn mỹ hảo.

Mai Mai, theo Epoch Time

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x