Thiện tâm cảm hoá tên cướp
Nhân viên cửa hàng ở Hồng Kông dùng thiện tâm khuyên một tên cướp có vũ khí (Ảnh)
Bài của một học viên Pháp Luân Công ở Hồng Kông
Trong một bản tin ngày 26/12/2011, tờ Apple Daily News đã tường thuật câu chuyện về một nhân viên 41 tuổi tại một cửa hàng 7-11, người đã đối mặt với một nỗ lực cướp bóc bằng súng. Tuy nhiên, người nhân viên đã khuyên người đàn ông rời khỏi hiện trường chứ không nghe theo kế hoạch của anh ta. Một số hãng thông tấn khác cũng đưa tin về câu chuyện này. Tin tức này cũng đã thu hút rất nhiều sự chú ý trên mạng Internet.
Anh Quảng Sâm Hiệp tại nơi làm việc
Mặc dù truyền thông đã gán cho người nhân viên cửa hàng biệt danh “ông Giang” và “Giang đại hiệp”, tên thực của anh là Quảng Sâm Hiệp. Anh Quảng đã làm việc cho cửa hàng 7-11 trong vòng 11 năm. Sự cố diễn ra tại địa chỉ 118 đại lộ Queens ở Hồng Kông và lúc 4 giờ sáng ngày 24/12/2011. Theo anh Quảng, khi ấy đồng nghiệp của anh vừa mới rời đi và để lại anh một mình trong cửa hàng. Đột nhiên, một người đàn ông với chiếc mặt nạ đen và nói khẩu âm Đại Lục tiếp cận anh tại quầy thanh toán. Người đàn ông để lộ khẩu súng và đưa ra một chiếc hộp nhỏ, mà anh ta tuyên bố là một quả bom kích hoạt bằng điều khiển từ xa. Người đàn ông yêu cầu anh Quảng đưa cho anh ta tất cả số tiền trong két máy tính tiền.
Anh Quảng thừa nhận rằng anh chưa từng đối mặt với một vụ cướp nào, do đó khi nó xảy ra, trong tâm anh trống rỗng.“Tôi không hề nghĩ về sự an toàn của chính mình. Tôi chỉ nghĩ về người ăn cướp.” Anh Quảng đã không lấy tiền ra. Thay vào đó, anh từ tốn nói với tên cướp, một người đàn ông trong độ tuổi 30, và cố gắng thuyết phục anh ta. “Tôi nói với anh ta, ‘Ôi. Đây là một tội rất nghiêm trọng. Hãy suy nghĩ cho kỹ. Có rất ít tiền trong két máy thanh toán này. Tuy nhiên, một chiếc camera đang quay phim chúng ta. Sẽ rất khó để anh thoát khỏi chỗ này. Hãy nghĩ thật kỹ về điều đó. Đừng làm điều ngu ngốc như thế. Nhanh lên và chạy đi’. Tôi đã cố gắng khuyên anh ta rời khỏi đó.”
“Người đàn ông tỏ ra rất ngạc nhiên. Anh ta sững sờ và im lặng lắng nghe tôi. Dường như anh ta đã thực sự lắng nghe.” Rồi một vị khách bước vào trong cửa hàng. Anh Quảng nói với người mà muốn làm một tên cướp, “Ai đó đang đi vào. Hãy cẩn thận. Rời khỏi đây nhanh lên.” Người đàn ông trông như thể anh ta đã đột nhiên bừng tỉnh. Anh ta nắm vội khẩu súng và quả bom rồi chạy nhanh ra cửa. Toàn bộ biến cố chỉ kéo dài trong vòng vài phút.
Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo
Người ta đã kinh ngạc trước sự can đảm của anh Quảng. Một số kênh truyền thông tuyên bố anh là một Phật tử. Về tuyên bố này, anh Quảng trịnh trọng đính chính rằng anh không phải một Phật tử, mà là một học viên Pháp Luân Công. Anh tin rằng “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo.”
Anh Quảng nói: “Là một học viên Pháp Luân Công, tôi không thể đứng đó và nhìn hành vi xấu diễn ra. Tôi nên có trách nhiệm với xã hội. Sư phụ chúng tôi dạy chúng tôi đi theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công và trở thành một người tốt hơn nữa. Tôi hy vọng ngày càng nhiều người sẽ trở nên tốt hơn. Tôi không muốn nhìn anh ấy phạm tội ăn cướp. Tôi đã nghĩ điều tốt nhất cho anh ấy. Tôi không muốn anh ấy làm một điều ngốc nghếch như vậy. Hối lối và cứu rỗi là đi đôi với nhau.”
Vài năm trước, anh Quảng và hai người con đã tham dự một hoạt động cộng đồng để giải cứu vợ anh, cô Trương Lệ Hồng khỏi nhà tù sau khi cô bị bắt giam vì tập Pháp Luân Công
Khi được hỏi anh đã bắt đầu tập Pháp Luân Công như thế nào, anh Quảng cho biết người em họ anh ở Trung Quốc đã giới thiệu Pháp Luân Công cho anh vào năm 1996. Anh đã hưởng lợi rất nhiều từ môn tập, mà dạy anh tu luyện đạo đức. Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, vợ anh, từ Sán Đầu, Quảng Đông, đã bị kết án phi pháp 3 năm tù giam vì tập Pháp Luân Công. Anh đã thỉnh nguyện ở Hồng Kông để cô được thả, anh nói: “Tôi biết Pháp Luân Công là tốt. Cuối cùng, tôi cũng theo tập Pháp Luân Công. Kể từ khi người vợ vô tội của tôi bị bắt giữ, hai đứa con tôi đã không có mẹ. Tôi sẽ làm hết sức mình để giải cứu cô ấy.” Cô ấy cuối cùng đã được thả.
Anh Quảng luôn cố gắng làm một người tốt trong cuộc sống thường ngày. Công ty anh rất hài lòng với kết quả công việc của anh và vừa mới thăng chức cho anh. Trong năm mới, anh ước rằng tất cả mọi người sẽ bước ra và kêu gọi công lý cho Pháp Luân Công.
Anh Quảng Sâm Hiệp; vợ anh, cô Trương Lệ Hồng; và hai con anh ở Malaysia sau khi vợ anh được thả
Anh Quảng đã gây ấn tượng với cảnh sát Hồng Kông và các cư dân nhờ lòng dũng cảm của mình. Một cư dân Hồng Kông giơ ngón tay cái lên và khen, “Anh ấy rất thanh tỉnh. Anh ấy không hề đánh mất sự bình tĩnh khi đối mặt với nguy hiểm. Anh ấy hẳn phải có rất nhiều kinh nghiệm trong công việc. Một người đàn ông trẻ với trải nghiệm hạn chế không thể can đảm được như anh ấy.”
Du khách Trung Quốc: Năng lượng chính nghĩa không ngừng khuếch đại
Một du khách đến từ tỉnh Hải Nam, Trung Quốc bình luận, “Tôi nghĩ anh ấy rất can đảm và có một lương tâm chính nghĩa rất mạnh. Tôi sẽ không có được can đảm và trí tuệ như anh ấy. Nếu đối diện với tình huống tương tự, tôi có thể đã muốn chạy trước.”
Vị nữ du khách nói thêm rằng chuẩn mực đạo đức hiện đang liên tục xuống dốc. Người dân ở Phật Sơn, Quảng Đông đã nhìn một đứa trẻ bị những chiếc xe hơi chèn lên nhiều lần nhưng không hề dừng lại hay giúp một tay. Cô đã nhìn thấy một tia hy vọng trong hành động dũng cảm của anh Quảng.
Cô bình luận, “Những gì anh ấy làm là rất chân chính. Anh ấy đã mang đến cho chúng ta năng lượng thuần chính. Tôi hy vọng sẽ có nhiều người hơn nữa giống như anh ấy trong xã hội. Tôi hy vọng rằng ai ai cũng sẽ trở nên cao quý và dũng cảm hơn, để năng lượng chính nghĩa không ngừng khuếch đại. Nếu mỗi người đều bắt đầu hành xử như thế này, thì tôi nghĩ rằng xã hội chúng ta sẽ ổn định ngay thôi.”
Cựu phẫu thuật viên Duy Ngô Nhĩ tiết lộ nạn thu hoạch tạng sống ở Trung Quốc
Giữa Sự Sống và Cái Chết: Mổ cắp nội tạng người tại Trung Quốc
Pháp Luân Công trên khắp thế giới