Phật Pháp nhiệm màu: Nước mắt của Phật

15/12/15, 15:32 Tin Tổng Hợp

Sự nhiệm màu của Phật Pháp biểu hiện qua hình ảnh tượng Phật rơi lệ mỗi khi đại họa xảy ra.

Phật Pháp nhiệm màu: Vì sao tượng Phật rơi lệ?

Tạc từ một vách núi, Lạc Sơn Đại Phật là một bức tượng với cặp mắt hơi mở đang từ bi nhìn xuống chỗ hợp lưu của vài con sông bên dưới. Nhưng có một vài lần trong lịch sử, người ta đã nhìn thấy bức tượng Phật này rơi lệ với đôi mắt nhắm nghiền.

Bức tượng bằng đá này cao 71 m, và được xây dựng vào thời nhà Đường, nằm ở chỗ hợp lưu của ba con sông là Mân Giang, Đại Độ và Thanh Y ở miền nam tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, cách huyện Lạc Sơn khoảng 3 km về phía đông. Bức tượng đá đối mặt với Nga Mi sơn, và dòng sông chảy dưới chân Phật.

Đây là bức tượng chạm khắc của Phật Di Lặc, và công trình này cần 90 năm để hoàn thành. Nó được đặt ở đó với niềm hy vọng những con thuyền đi qua sẽ bình yên vượt qua vùng nước dữ.

Có lẽ vì được tạo ra với hy vọng bảo hộ cho con người, nên mỗi khi có đại nạn to lớn xảy ra, tượng Phật đều rơi lệ.

Nạn đói lớn dưới thời của Mao Trạch Đông

Lần đầu tiên người ta nhìn thấy bức tượng Phật nhắm mắt và rơi lệ là vào một đêm năm 1962, khi hàng nghìn thi thể trôi xuống chỗ hợp lưu của 3 con sông từ phía thượng nguồn, ngay phía trước tượng Phật.

Ước tính có khoảng 40 triệu người đã chết đói trong giai đoạn này sau khi Mao Trạch Đông phát động chiến dịch Đại nhảy vọt nhằm biến Trung Quốc từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp và nông dân là chính sang một xã hội công nghiệp cộng sản hiện đại.

Trong số 40 triệu người bị chết đói, có ít nhất 7 triệu người là thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Và vì không còn đủ sức lực để đào mộ, nên người ta chỉ gói các xác chết lại trong tấm chiếu rồi thả trôi sông.

Bức ảnh chụp bức tượng Phật trong trạng thái nhắm mắt này hiện vẫn đang được trưng bày tại hội trường của Triển lãm Lạc Sơn.

Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã phái một nhóm các nhà khoa học đến để điều tra hiện tượng này nhưng không ai có thể đưa ra được lời giải thích. Sau một khoảng thời gian dài nhắm mắt, bức tượng đã tự động ‘khôi phục’ lại trạng thái mở mắt như xưa.

Cách mạng Văn hóa

Lần thứ hai vụ việc này xảy ra là vào năm 1963, trùng hợp với thời điểm xảy ra cuộc Cách mạng văn hóa tàn khốc khiến hàng trăm ngàn chùa chiền, tượng Phật, bức thư pháp, đồ cổ hay tác phẩm nghệ thuật bị hủy hoại hoặc đốt cháy.

Vệt nước mắt trên khuôn mặt bức tượng Phật không thể bị phai mờ.

Một lần nữa, chính quyền Trung Quốc đã chỉ thị tu sửa lại bức tượng. Điều hết sức kỳ lạ là, mặc dù đã tiêu tốn gần 6,5 triệu USD vào công việc tu sửa, nhưng vệt nước mắt trên gương mặt bức tượng Phật vẫn không thể bị phai mờ!

Động đất ở Tứ Xuyên

Tháng 7/1972, cặp mắt của tượng một lần nữa lại nhắm lại, và đây là lần thứ 3. Điều này xảy ra ngay say khi xảy ra trận động đất ở Đường Sơn, Tứ Xuyên làm khoảng 650.000 người thiệt mạng do thiếu sự cảnh báo trước từ chính quyền, cũng như sự từ chối nhận viện trợ từ quốc tế của Chính phủ.

Kèm theo hiện tượng chảy nước mắt với hai mắt nhắm lại, bức tượng Phật cũng thể hiện một gương mặt giận dữ.

Nước mắt biến thành nụ cười

Ngày 7/7/1994, bức tượng Phật lại một lần nữa lại tỏ ra đau buồn. Cả du khách bên cạnh bức tượng và trên các con thuyền tham quan đều báo cáo đã chứng kiến hiện tượng này. Khi đó khuôn mặt, hàm, và thân thể tượng Phật dường như đang rung chuyển.

Tuy nhiên, khi một con thuyền nhất định nào đó neo vào bờ, mọi người liền nhìn thấy tượng Phật bắt đầu mỉm cười, mặc dù hàng nước mắt vẫn còn trên khuôn mặt.

Một vị Sư phụ rất đặc biệt và môt số đệ tử của ông đang đi trên con thuyền đó và đã chứng kiến cảnh tượng này. Khi một trong những người đệ tử hỏi ông tại sao bức tượng Phật lại khóc, vị Sư phụ này trả lời: “Bức tượng Phật bảo ta rằng con người ngày nay không còn tôn kính Thần Phật nữa. Ông ta đang lo lắng cho họ”.

Có lẽ bức tượng Phật mỉm cười vì ông nhìn thấy rằng hy vọng đang ở trước mắt.

leshan_giant_buddha__sichuan___china
Tượng Lạc Sơn Đại Phật

Tương truyền, vị sư phụ này chính là Lý Hồng Chí, người đã sáng lập ra Pháp Luân Đại Pháp, môn khí công hiện đang được hơn 100 triệu người theo tập trên khắp thế giới.

Theo DKNVN

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x