Tứ đại mỹ nhân trong “Thủy Hử truyện”

24/05/16, 07:54 Giải trí

Tiểu thuyết “Thủy Hử truyện” không chỉ là thế giới của đấng mày râu, bên trong thật ra cũng đã miêu tả khá nhiều người phụ nữ trẻ trung xinh đẹp. Dưới đây là “tứ đại mỹ nhân” trong số các nàng ấy.

Tạo hình Lý Sư Sư trên phim truyền hình. (Ảnh: Internet)

Lý Sư Sư

Có biệt hiệu là “Đệ nhất danh kỹ trong thành Đông Kinh”, Lý Sư Sư, đương nhiên là hoa khôi đứng đầu trong bảng danh sách thiên hạ đệ nhất mỹ nhân. Nàng không chỉ khiến cho hoàng đế Tống Huy Tông khuynh đảo, mà còn khiến cho đại tài tử Chu Bang Ngạn mê đắm; khiến cho Yến Thanh – chàng trai anh tuấn bậc nhất của Lương Sơn gọi nàng tiếng “tỉ tỉ” ngọt ngào thắm thiết; còn khiến cho người thủ lĩnh của bọn thảo khấu thiên hạ cũng bị vẻ đẹp của nàng khuất phục, viết bài thơ để ca tụng nàng, nhờ nàng nói những lời tốt đẹp về mình trước mặt hoàng đế. Lý Sư Sư nếu đã có biệt hiệu là “Hoàng kỹ” (kỹ nữ của Hoàng đế), thế thì đương nhiên là phải sở hữu sắc đẹp chim sa cá lặn, hào hoa quý phái.

Ngoài Lý Sư Sư ra, đại mỹ nhân thứ hai trong “Thủy Hử truyện” nên thuộc về ai đây? Có người cho rằng là Phan Kim Liên hoặc là nương tử của Lâm Xung, còn có người cho rằng là Diêm Bà Tích hay Phan Xảo Nhi. Thật ra không phải, nên là Hỗ Tam Nương mới đúng.

Hỗ Tam Nương

F200910231405124873201937
Tạo hình Hỗ Tam Nương trên màn ảnh. (Ảnh: Internet)

Hỗ Tam Nương, là một tuyệt thế mỹ nhân trong “Thủy Hử truyện”, được bình chọn là Lương Sơn đệ nhất mỹ nhân. Nàng người Vân Châu, Sơn Đông (huyện Vân Thành, Sơn Đông ngày nay), con gái của trang chủ Hỗ gia trang, em gái của “phi thiên hổ” Hỗ Thành. Nàng dùng một đôi nhật nguyệt song đao, cung mã thành thục, tuy là phận nữ nhân nhưng không hề thua kém đám mày râu, có tuyệt kỹ dùng dây thừng bắt người trước trận tiền, có biệt hiệu là “Nhất Trượng Thanh” (mái tóc vừa dài vừa đen).

Khi Tống Giang công đánh Chúc gia trang, bởi có hôn ước với Chúc Bưu, vậy nên Hỗ gia trang sai binh cứu viện Chúc gia trang. Tuyệt kỹ dây thừng của Hỗ Tam Nương, liên tiếp bắt được danh tướng Vương Anh và Tần Minh của Lương Sơn, làm chấn động hảo hán Lương Sơn. Nhất thời không ai dám nghênh chiến, Tống Giang đau đầu không thôi, sau đó đã cử Lâm Xung cao thủ cấp giáo đầu võ nghệ siêu quần ra trận nghênh chiến.

Tranh vẽ chân dung Hỗ Tam Nương. (Ảnh: Internet)

Hỗ Tam Nương bị Lâm Xung bắt sống và sau đã trở thành một nữ tướng Lương Sơn. Về sau nàng đã kết nghĩa huynh muội với Tống Giang, được Tống Giang làm mai mối gả cho Vương Anh, hai vợ chồng cai quản nội vụ tam quân. Đến khi chinh phạt Phương Lạp, trong một trận chiến ở núi Ô Long, hai vợ chồng cùng lúc bị Trịnh Bưu – tướng lĩnh của Phương Lạp (người này là Trịnh Ma Quân biết dùng yêu pháp) giết chết.

Ngoài Lý Sư Sư và Hỗ Tam Nương ra, vậy thì hai người còn lại là ai đây?

Phan Kim Liên

Tạo hình Phan Kim Liên trên màn ảnh. (Ảnh: Intrenet)

Không cần phải nói, người thứ ba đương nhiên là Phan Kim Liên. Nàng ta khiến cho Tây Môn Khánh phải thần hồn điên đảo, vì để có được nàng ta mà không tiếc giết chết chồng là Võ Đại Lang. Phan Kim Liên không chỉ là nữ nhân tốn nhiều bút mực nhất trong “Thủy Hử truyện”.

Lâm Xung nương tử

Mỹ nhân thứ tư chính là Trương Trinh Nương (cũng gọi là Lâm nương tử) phu nhân của hảo hán Lâm Xung. Vẻ đẹp của nàng khiến cho Cao Nha Nội – con trai của Thái úy Cao Cầu thần hồn điên đảo, nghĩ đủ mọi cách nhằm có được nàng.

Trong “Thủy Hử truyện” tuy không miêu tả vẻ đẹp của Lâm nương tử một cách chính diện, nhưng nàng có thể khiến cho Cao Nha Nội – một tay ăn chơi phóng đãng chuyên môn thích cưỡng đoạt vợ con nhà người ta phải tương tư sầu khổ, bất chấp tất cả để có được. Vậy thì dung mạo của nàng tuyệt đối không thể thua kém bất cứ danh kỹ nào trong kinh thành được; nếu không phải là hoa khôi đệ nhất, thì cũng phải vào hàng chim sa cá lặn, hoa nhường nguyệt thẹn.

Ngoài ra, vẻ đẹp của Lâm nương tử không chỉ đơn thuần là vẻ đẹp ở bên ngoài, vẻ đẹp của nàng nằm ở sự lương thiện trong tâm. Lâm nương tử đối với chồng hết mực thương yêu, gắng sức che chở; dẫu cho bản thân đã phải chịu sự tủi nhục to lớn, nhưng trước sau vẫn không hề khóc lóc kể khổ hay oán trách trước mặt chồng.

Tiểu Thiện, dịch từ secretchina.com

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x