Hải giám Trung Quốc: Công cụ quấy nhiễu tàu nước ngoài?

30/05/11, 09:46 Tin Tổng Hợp

Hải giám – một trong năm
tổ chức thực thi pháp luật biển của Trung Quốc – đang được gia tăng không ngừng cả
quy mô lẫn kích cỡ.

 

Strategy Pages, một
trang tin chuyên về quân sự của Mỹ đã đăng tải bài viết về sự phát triển của cơ
quan Hải giám Trung Quốc.

Những cơ quan khác gồm:
Tuần duyên, một lực lượng quân sự tuần tra bờ biển; Ủy ban An toàn hàng hải phụ
trách công tác tìm kiếm và cứu hộ ven biển; Cảnh sát ngư chính giám sát hoạt
động đánh bắt cá; Cảnh sát hải quan ngăn chặn buôn lậu.

Thường xuyên hơn, quả
quyết hơn

Hải giám Trung Quốc là một
trong những cơ quan mới nhất trong số này, được thành lập năm 1998. Nó thực chất
là lực lượng cảnh sát của Cục Hải dương Trung Quốc, chịu trách nhiệm giám sát
các khu vực không thuộc lãnh hải Trung Quốc nhưng là những nơi nước này tuyên bố
có quyền kiểm soát kinh tế (vùng đặc quyền kinh tế – EEZ), đây cũng là cơ quan
thực thi pháp luật môi trường ở vùng duyên hải Trung Quốc. Chương trình phát
triển Hải giám mới được công bố cho thấy, sẽ mở rộng lực lượng này từ 9.000 lên
10.000 người và mua thêm 36 tàu tuần tra mới.

Hải giám đã có 300 tàu và
10 máy bay. Ngoài ra, cơ quan này còn thu thập và phối hợp dữ liệu từ các hoạt
động hải giám ở 10 thành phố lớn ven biển và 170 huyện thị duyên hải.

Một
tàu hải giám Trung Quốc. Ảnh: ChinaFotoPress Photo

Tuy nhiên, sự mở rộng quy mô lực
lượng hải giám Trung Quốc phần lớn tập trung vào EEZ, và sứ mệnh tuần tra của
lực lượng này ngày càng thường xuyên hơn, quả quyết hơn. Luật quốc tế (Công ước
LHQ về Luật biển có hiệu lực năm 1994) công nhận vùng biển 22 km tính từ đất
liền thuộc thẩm quyền tài phán của quốc gia kiểm soát vùng đất gần nhất.

Điều đó có nghĩa là các tàu
bè không được phép tiến vào “những vùng lãnh hải” mà không được phép. Tuy nhiên,
vùng biển rộng 360km từ đất liền được coi là EEZ của quốc gia kiểm soát vùng đất
gần nhất. Các chủ sở hữu EEZ có thể kiểm soát việc đánh bắt cá, có chủ quyền đối
với mọi loại tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động kinh tế nhằm khai thác, sử
dụng các tài nguyên thiên nhiên đó, có quyền tài phán đối với các hoạt động
nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường biển, xây dựng và lắp đặt các công trình
và thiết bị nhân tạo.

Nhưng theo luật quốc tế, ở
EEZ, các nước khác có quyền tự do bay, tự do hàng hải, đặt dây cáp và ống dẫn
ngầm tại EEZ. Trung Quốc luôn tuyên bố các tàu nước ngoài thực hiện hoạt động do
thám trái phép ở các EEZ của họ. Song hiệp ước năm 1994 không nói gì tới vấn đề
này. Trung Quốc đơn giản đang làm những gì mà họ đã làm trong nhiều thế kỷ, cố
gắng áp đặt ý của họ với các nước láng giềng, hoặc bất kỳ ai dám “cả gan” hoạt
động ở khu vực mà Trung Quốc coi là nằm trong tầm kiểm soát của họ.

Hồi chuông báo động

Trong hai thế kỷ qua, Trung
Quốc đã ngăn chặn khỏi việc áp dụng “các quyền truyền thống” ở những vùng biển
gần bởi sự vượt trội của hải quân nước ngoài (đầu tiên là tàu thuyền trang bị
súng thần công của châu Âu và sau đó, thế kỷ 19 là những tàu chiến thép từ Nhật
Bản). Tuy nhiên, khi kinh tế ngày một phát triển, Trung Quốc cũng ngày càng gia
tăng nỗ lực nhằm khẳng định lại sự kiểm soát với các vùng biển mà cả thời gian
dài trước họ xem là một phần của mình.

Trung Quốc thiên về xu
hướng sử dụng các tàu phi quân sự hoặc bán quân sự (kiểu như tàu hải giám) để
quấy nhiễu các tàu nước ngoài hoạt động ở các EEZ hoặc các vùng biển tranh chấp.
Giới phân tích cho rằng, cách tiếp cận này ít có khả năng châm ngòi cho một cuộc
xung đột vũ trang và tạo sự dễ dàng khi Trung Quốc muốn tuyên bố họ là nạn nhân.

Hồi đầu tháng, tờ Nhật báo
Trung Quốc dẫn lời phó giám đốc cơ quan Giám sát hàng hải Trung Quốc Tôn Thụ
Tiên nói, nước này sẽ “tiến hành tuần tra biển thường xuyên hơn để củng cố
việc thực thi luật pháp tại các vùng biển liên quan nhằm đảm bảo quyền hàng hải
trong năm 2011”
. Kế hoạch gia tăng khả năng giám sát được đưa ra khi Trung
Quốc có cuộc tranh cãi chủ quyền về quần đảo Điếu Ngư (tiếng Nhật gọi là
Senkaku) với Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Trung Quốc cũng ngày một quả quyết hơn
trong tranh chấp chủ quyền với một số quốc gia Đông Nam Á tại Biển Đông.

Việc Trung Quốc không ngừng
gia tăng các khả năng quân sự, từ lực lượng hải quân tới không quân đã trở thành
hồi chuông báo động với các nước khác, trong đó có Mỹ. Đã có quan ngại rằng, nỗ
lực xây dựng quân sự của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ mở đường để Trung
Quốc quả quyết và thách thức hơn với láng giềng nhằm kiểm soát các khu vực có
tầm quan trọng chiến lược.

Trong Báo cáo phát triển
đại dương Trung Quốc do cơ quan Giám sát hàng hải nước này đưa ra, ông Tôn cho
hay, Trung Quốc đang triển khai thêm nhiều nhân sự và lắp đặt các thiết bị mới
để “nâng cao khả năng thực thi pháp luật của đội tàu tuần tra”. Theo báo cáo
này, năm ngoái, cơ quan này đã điều động hơn 1.000 chuyến bay và 13.300 chuyến
tuần tra biển để giám sát hàng trăm tàu thuyền và máy bay nước ngoài trong sứ
mệnh bảo vệ chủ quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc.

Thái An
(Theo strategypage, thejakartaglobe)

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

x