6 giả thuyết khác về vụ đắm tàu Titanic huyền thoại

17/04/12, 15:14 Bí ẩn
Siêu tàu Titanic đã đâm vào một tảng băng trôi vào 11h40 tối ngày 14/4/1912. Cú va chạm đã làm hư hại mạn phải dài 100m của tàu và khiến nước tràn vào 5 khoang đầu tiên được cho là kín nước.
Titanic lại được “sống dậy” nhân kỷ niệm 100 năm vụ đắm con tàu này.
Cũng vào thời điểm đó, nước rò rỉ vào trong khoang thứ 6. Khu chứa hàng được chia làm 16 khoang kín nước, tuy nhiên, do vách ngăn không gắn liền với boong bên trên như lý thuyết nên các khoang bị ngập nước đồng loạt. Con tàu dần dần bị chìm và cuối cùng là biến mất dưới biển khơi. Giả thuyết chính thức cho thảm họa 100 năm trước cho rằng con tàu huyền thoại đã đi với tốc độ cao, chứ không phải chỉ là do va chạm với tảng băng trôi. 

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều chấp nhận giả thuyết chính thức này. Đã có nhiều giả thuyết được đưa ra.

Dưới đây là 6 giả thuyết khác về nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn do những người yêu thích tìm hiểu về bí ẩn liên quan đến tàu Titanic đưa ra.

 

Do hỏa hoạn?

Lửa đã bắt đầu cháy bên trong hầm đựng than thậm chí từ trước khi tàu ra khơi. Cuối cùng hỏa hoạn đã gây ra một vụ nổ và khiến tàu đâm vào tảng băng trôi. Giả thuyết này đã tồn tại trong suốt nhiều năm. Ray Boston, người nghiên cứu về tàu Titanic suốt 20 năm qua, cho rằng lửa bắt đầu cháy ở bên trong khoang thứ 6 vào ngày 2/4 và người ta đã không thể dập tắt được. Chủ tàu, John Pierpont Morgan, đã quyết định để tàu Titanic chạy nhanh tới New York, cho phép hành khách xuống tàu, rồi sau đó sẽ dập lửa.

Chình vì vậy, theo ông, con tàu đã được cho ra khơi với một đám cháy. Có thể đây là lý do khiến thuyền trưởng Edward John Smith từng lo sợ con tàu có thể bị nổ tung trước khi tới được New York. Đó cũng là lý do vì sao Titanic lại chạy với tốc độ cao vào ban đêm, khi nguy cơ đâm phải băng đặc biệt lớn, bất chấp hàng loạt cảnh báo về băng trôi Titanic nhận được qua điện tín.

Titanic không bị đắm vào ngày 15/4?

Theo một giả thuyết khác, tàu Titanic không bị đắm vào ngày 15/4/1912. Giả thuyết này được Robin Gardiner và Dan Van Der Vat, tác giả của The Riddle Of The Titanic, đưa ra. Họ tin rằng chính RMS Olympic, tàu chị em của Titanic, mới bị đắm vào đầu ngày 15/4/1912. Cả hai tàu gần như giống nhau hoàn toàn.

Vào ngày 20/9/1911, tàu Olympic va chạm với HMS Hawke, tàu của hải quân hàng gia, và cả hai tàu đều bị hư hại nghiêm trọng. Những người chủ của Olympic đã bị thiệt hại lớn, do hư hại trên tàu không được trả bảo hiểm. Giả thuyết này cho rằng đã xảy ra gian lận, để những người chủ Titanic được nhận tiền bảo hiểm. Họ đã cố tình lái tàu Olympic tới khu vực có nhiều băng trôi và thuyết phục thuyền trưởng không giảm tốc độ. Giả thuyết mới đầu được củng cố bằng “bằng chứng” nhiều vật dụng được trục vớt từ vị trí xảy ra đắm Titanic không có liên quan gì tới con tàu. Song giả thuyết đã bị bác bỏ sau khi các bộ phận của tàu được đánh dấu “401”, số trên thân tàu Titanic, được trục vớt từ đáy Đại Tây Dương. Số trên thân tàu Olympic là 400. Số của tàu Titanic cũng được tìm thấy trên động cơ tàu. 
 

Bị tàu ngầm Đức tấn công ngư lôi?

Titanic được cho là bị một tàu ngầm của Đức tấn công ngư lôi. Một số người cho rằng băng trôi không thể đánh chìm con tàu huyền thoại, mà nó bị tàu ngầm của Đức phá hủy bằng ngư lôi. Chỉ huy tàu ngầm Đức, người đã đồng ý tham gia vào kế hoạch, bị cho rằng có liên quan đến một trong những người chủ của Titanic. Nhưng giả thuyết này không có nhiều bằng chứng thuyết phục. Cả hành khách và thủy thủ đoàn không hề nhận thấy có ngư lôi lao vào tàu.

Lời nguyền của các Pharaoh?

Lord Canterville, nhà sử học đi trên tàu Titanic, đã mang theo một quách quan tài chứa xác ước của một nữ tu Ai Cập cổ. Khi xác ước có giá trị lịch sử và văn hóa lớn, người ta cho rằng nó nên được được đặt gần đài chỉ huy của thuyền trưởng, thay vì trong khoang chứa hàng. Những người ủng hộ giả thuyết này cho rằng xác xướp đã gây tác động đến quyết định của thuyền trưởng Smith. Kết quả là ông đã không quan tâm đến vô số cảnh báo băng, không cho con tàu chạy chậm lại, khiến nó có kết cục thảm họa. 
 
Giả thuyết được củng cố bằng hàng loạt vụ việc nổi tiếng tương tự, khi những người săn kho báu và các nhà khảo cổ động chạm đến mộ cổ, chủ yếu là của các vua chúa Ai Cập được ướp xác, đã chết đầy bí ẩn. Những người bị ảnh hưởng bởi lời nguyền thường cư xử rất lạ và thường tự tử. 
 

Lái tàu mắc sai lầm?

Một trong những lái tàu được cho là đã mắc sai lầm, đẩy Titanic xuống đáy biển sâu. Trong cuốn tiểu thuyết Good as Gold, Lady Louise Patten, cháu gái của sỹ quan cấp cao Charles Lightoller trên tàu Titanic, cho biết thủy thủ đoàn đã dành nhiều thời gian để tránh băng trôi. Song hạ sĩ quan Robert Hichens, người đang cầm lái, đã hoảng loạn và lái tàu nhầm hướng. 

Sai lầm nghiêm trọng này đã khiến tàu đâm phải tảng băng trôi, gây ra cái chết yểu cho con tàu huyền thoại. Thông tin này đã được gia đình Lightoller, sỹ quan cấp cao nhất sống sót trong vụ đắm tàu, giữ bí mật gần 100 năm sau. Trên thực tế, Lightoller là người duy nhất biết được nguyên nhân thực sự. Song ông đã che giấu thông tin bởi ông sợ chủ tàu, White Star Line, có thể bị phá sản và đồng nghiệp của ông có thể bị mất việc. 

Người vợ Sylvia của ông sau này là người duy nhất biết sự thật. Sau đó bà đã kể cho cháu gái về sai lầm của lái tàu. Lady Patten cho biết siêu tàu Titanic, tàu an toàn gần như tuyệt đối, đã đắm rất nhanh bởi nó không thể giảm tốc độ ngay được sau vụ va chạm.

 

Titanic muốn giành giải thưởng?
 

Cũng có giả thuyết cho rằng Titanic muốn giành giải Blue Riband, giải thưởng danh giá cho tàu vượt Bắc Đại Tây Dương nhanh nhất. Có rất nhiều người ủng hộ cho giả thuyết này và rất nhiều trong số đó là các nhà văn. Năm 1912, giải thưởng Blue Riband được tàu RMS Mauretania của British Cunard Line, đơn vị xây dựng giải thưởng, nắm giữ. Cunard Line cũng là đối thủ chính của White Star Line. 

Nhiều người cho rằng Bruce Ismay, chủ tịch của White Star Line, đã thuyết phục thuyền trưởng Smith tới New York sớm hơn một ngày so với dự kiến để có thể nhận được giải thưởng. Đó có thể là lý do vì sao Titanic đi với tốc độ nhanh trong vùng biển nổi tiếng là nguy hiểm của Đại Tây Dương. Song giả thuyết có thể bị bác bỏ dễ dàng bởi không giống RMS Mauretania, Titanic không thể đạt tới tốc độ phá kỷ lục 26 hải lý được. Kỷ lục của RMS Mauretania được giữ vững trong suốt 10 năm sau vụ tai nạn Titanic.

(Dân trí)

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

x