Vị giáo sư có huệ nhãn đoán biết trước kiếp nạn Trung Hoa
Sau khi Phó Tư Niên trở về Trùng Khánh, đã nói với bạn bè rằng, con đường mà Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đi theo chính là con đường cộng sản Xô-viết. Sách mà Mao Trạch Đông đọc đều là tiểu thuyết cổ đại, đẫm “mùi Tống Giang”.
Từ sớm những năm đầu thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc, một lượng lớn các phần tử tri thức đã bắt đầu suy nghĩ lại về một vấn đề: Trung Quốc vì sao không có hiện đại hóa, chúng ta cần làm thế nào mới có thể trở nên giàu mạnh? Phó Tư Niên – Giáo sư Quốc học (học thuật văn hóa tư tưởng truyền thống Trung Quốc) đồng thời cũng là học giả nổi tiếng, chính là một trong số những người này.
Tổ tiên đời thứ bảy của Phó Tư Niên tên là Phó Dĩ Tiệm, trạng nguyên khoa văn đầu tiên sau khi hoàng đế Thuận Trị nhà Thanh đóng đô ở Bắc Kinh, ông làm quan đến chức Tể tướng. Từ đó về sau quan tuần phủ nhà họ Phó nhiều không đếm xuể, huyện lệnh tri phủ nhiều như tổ kiến.
Phó Tư Niên từ nhỏ đã học kinh thư, về sau bước vào học viện Thanh Hoa, sau đó sang các nước Âu Mỹ du học, sau khi có được văn bằng tiến sĩ đã trở về nước dạy học. Sau kháng chiến, ông từng làm hiệu trưởng của trường đại học Bắc Kinh (hiệu trưởng Hồ Thích lúc ấy đang lánh nạn ở Mỹ). Sau khi ĐCSTQ cướp đoạt chính quyền, ông đã sang Đài Loan, nhậm chức hiệu trưởng trường đại học Đài Loan, đưa trường đại học Đài Loan đi trên con đường đại học hạng nhất quốc tế.
Phó Tư Niên được mệnh danh là “Đại Pháo”, ông là một người trong số rất ít người có nhận thức rất sâu sắc về con người của Mao Trạch Đông. Nên nói là, trước ông có rất nhiều người …; ví như Hồ Thích bậc thầy văn hóa học thuật, Trần Độc Tú người sáng lập đảng cộng sản Trung Quốc, Lâm Chiêu – tín đồ Cơ Đốc giáo và học giả trường đại học Bắc Kinh, Lý Nhuệ – “lão thành cách mạng” từng giữ chức thư ký của Mao Trạch Đông, v.v… Nhưng người thật sự có hiểu biết sâu sắc về bản chất của Mao Trạch Đông thì không người nào có thể so bì được với Phó Tư Niên.
Trong thời gian diễn ra phong trào Ngũ Tứ, Phó Tư Niên thân là học giả trường đại học Bắc Kinh, là người tiên phong trong của cuộc vận động Ngũ Tứ, còn Mao Trạch Đông lúc đó là một nhân viên quản lý của thư viện trường đại học Bắc Kinh. Bởi Phó Tư Niên thường đến thư viện đọc sách, vậy nên đã quen biết với Mao Trạch Đông.
Về sau, Mao Trạch Đông đã rời khỏi Bắc Kinh trở về Hồ Nam lập ra trang “bình luận Tương Giang”, còn Phó Tư Niên thì lập ra tờ tạp chí “Làn sóng mới” ở trường đại học Bắc Kinh. Hai tạp chí này một nam một bắc, liên hệ và phối hợp với nhau từ xa. Vậy nên Mao Trạch Đông và Phó Tư Niên có một mối quan hệ sâu xa nhất định.
Năm 1945, khi Phó Tư Niên viếng thăm Diên An, rạng sáng ngày 5/7, Mao Trạch Đông mời ông nói chuyện riêng. Trong lúc nói chuyện, Mao Trạch Đông không tiếc lời khen ngợi những cống hiến của ông trong phong trào chống chủ nghĩa đế quốc và chống phong kiến trong khoảng thời gian diễn ra phong trào Ngũ Tứ. Phó Tư Niên trả lời: “Chúng tôi chẳng qua chỉ là Trần Thắng, Ngô Quảng, các ông mới là Hạng Vũ, Lưu Bang”.
Sau khi Phó Tư Niên trở về Trùng Khánh, nói với bạn bè rằng, con đường mà ĐCSTQ đi theo chính là con đường cộng sản Xô Viết. Sách mà Mao Trạch Đông đọc đều là tiểu thuyết cổ đại, khắp người đều là “mùi Tống Giang”. Cùng năm đó, Phó Tư Niên đã đăng một bài viết với tiêu đề “Trung Quốc cần có chính phủ”, bài viết có đoạn:
“Nếu như đảng cộng sản giành được chính phủ, dân tộc Trung Hoa sẽ có một trường đại nạn, nhất là lĩnh vực văn hóa sẽ có một trường kiếp nạn”.
Tháng 12/1948, Mao Trạch Đông đã viết một bài xã luận đầu năm cho Tân Hoa Xã có tựa đề “Vứt bỏ ảo tưởng, chuẩn bị chiến đấu” (Tham khảo quyển thứ 4 trong “Tuyển tập Mao Trạch Đông”). Trong bài viết có nói: “Chủ nghĩa đế quốc vì để thống trị chúng ta, đã đào tạo hàng nghìn hàng vạn phần tử tri thức mới lớn nhỏ khác biệt với trí thức trong xã hội cũ, chủ nghĩa đế quốc cùng với bè lũ tay sai chính phủ phản động Quốc dân đảng của nó trước sau điều khiển những tinh anh thiểu số trong bọn chúng, như: Hồ Thích, Phó Tư Niên, Tiền Mục”.
Đến đây, Phó Tư Niên mãi mãi bị liệt vào hàng ngũ tay sai của chủ nghĩa đế quốc.
Lịch sử không thể giả thiết, nhưng là sự thật xảy ra sau này đã chứng minh tính chuẩn xác kinh người trong dự ngôn của Phó Tư Niên.
Tiểu Thiện, dịch từ epochtimes.com