Cởi bỏ áp lực “sao về, không ở bển?”

12/11/15, 09:09 Cuộc sống

Chuyện du học sinh du học xong ở mà không về, thì nhiều người cũng bàn tàn là “chảy máu chất xám”, không về cống hiến đất nước. Nhưng có trường hợp về thì lại  “Qua “bển” sao không ở luôn, về làm gì? Bộ ở “bển” khó kiếm việc làm hay sao?”, “Du học mà quay về thì đúng là… đồ dỏm, xin việc làm không được mới quay về”. Hãy cùng xem ý kiến của những người trong cuộc về vấn đề này.

Các sinh viên Việt Nam làm việc tại Google (Mỹ) – Ảnh: Minh Tú

Năm trước cơ quan tôi tuyển nhân sự. Trong cả trăm ứng viên, đặc biệt có hai người tốt nghiệp tại Úc và Mỹ. Mọi người trong cơ quan kháo nhau: “Du học mà quay về thì đúng là… đồ dỏm, xin việc làm không được mới quay về”.

Hai du học sinh ấy nhận được những câu hỏi từ hành lang như: “Qua “bển” sao không ở luôn, về làm gì? Bộ ở “bển” khó kiếm việc làm hay sao?”…

Ứng viên từ Mỹ về rút hồ sơ, còn ứng viên tốt nghiệp ngành kế toán từ Úc về trúng tuyển và được giao công tác dịch tài liệu từ Anh sang Việt. Một ý kiến đưa ra trong buổi họp từ một “cây” dịch thuật lão luyện của cơ quan: “Bài của X. sửa mệt quá, biên tập muốn chết luôn”. Tức thì tiếng xì xầm vang lên: “Dở mới về VN, chứ nếu giỏi đã xin được việc làm và ở “bển” luôn rồi”.

Từ chuyện của ứng viên du học quay về này, tôi nhớ chuyện của mình thời tuổi đôi mươi những năm 1980. Là người Sài Gòn, tôi háo hức cống hiến nên vui vẻ nhận quyết định phân công về một nông trường ở Tây nguyên. Không ngờ từ bên phòng tổ chức, tôi nghe bí thư chi đoàn ở phòng bên nói oang oang với tin một kỹ sư mới nhận nhiệm sở là tôi: “Kỹ sư mà lên tới đây là ở Sài Gòn hết đất sống rồi”.

Suốt quá trình công tác, tôi luôn nghe những câu hỏi như: “Sao không ở Sài Gòn tìm việc làm, lên đây làm chi?” và bị đối xử như một thứ bỏ đi, không ai dám nhận và nông trường “thương tình” nhận giùm. Trở về Sài Gòn, tôi xin đi dạy và được phân công về huyện Bình Chánh. Biết tôi là dân Sài Gòn, mọi người thường lấp lửng: “Tôi biết cô có rất nhiều tham vọng mới về đây!”.

Thật tình tôi không hiểu, nhưng hỏi lại thì họ không trả lời. Ngoài việc dạy ở Bình Chánh, tôi vẫn có những nơi dạy phụ là các trung tâm ngoại ngữ Việt Mỹ, Việt Úc tại trung tâm Sài Gòn, thế nhưng trong suy nghĩ của các giáo viên địa phương, ngay cả phụ huynh, giáo viên nội thành về ngoại thành công tác là “đồ đầu tôm xương cá”.

Vì vậy tôi rất hiểu những người đi du học. Trở lại câu chuyện cô bé du học Úc khi nghe câu hỏi: “Melbourne là thành phố đáng sống, sao về đây chi vậy?”, cô trả lời: “Nhưng Sài Gòn với em là thành phố hạnh phúc”.

Với kinh nghiệm của mình, một người Sài Gòn đi công tác xa và những trường hợp mắt thấy tai nghe của những người du học về, tôi nghĩ họ không trở về là có lý của họ. Từ một nơi đủ điều kiện về làm việc nơi thiếu điều kiện, hoàn cảnh không tốt bằng, người ta không nghĩ đó là nhiệt tình, là ước mơ cống hiến, mà là một thứ… đồ dỏm.

Ý kiến trên là của một bạn đọc gửi báo Tuổi Trẻ và được đăng, dưới đây là các ý kiến từ các du học sinh:

* Ngô Di Lân (nghiên cứu sinh tiến sĩ ĐH Brandeis, Hoa Kỳ):


Ngô Di Lân – Ảnh: NVCC

Năng lực chứ không phải “bạn là con ai?”

Tôi đề xuất một “gói” giải pháp.

Đầu tiên, phải nâng cao chế độ đãi ngộ cho người tài tới mức đủ cao để họ có thể hoàn toàn chuyên tâm vào công việc, không phải trĩu lòng với câu chuyện mưu sinh, xoay xở kiếm thêm tiền bằng các nghề “tay trái”…

Kế đến, chế độ đãi ngộ này phải công khai, minh bạch và ứng viên phải được đánh giá khách quan dựa trên bằng cấp, kinh nghiệm và năng lực thực tế. Nếu du học sinh về nước, họ cần biết chắc rằng năng lực thật sự sẽ được coi trọng chứ không phải câu chuyện “bạn là con ai?”.

Thứ ba, Nhà nước phải tạo niềm tin rằng năng lực thật sự sẽ có “đất dụng võ”.

Cuối cùng, Nhà nước cần đẩy mạnh kênh ngoại giao nhân dân để trực tiếp vận động các bạn về nước. Tôi tin rằng du học sinh sẽ thấy vững tâm, có động lực hơn để về nước nếu họ thấy những tín hiệu thay đổi tích cực từ trong nước, chẳng hạn như clip quảng bá du lịch gần đây nhất mà Bộ Ngoại giao VN đã thực hiện.

* Nguyễn Bùi Hữu Nghĩa (kỹ sư tại trụ sở chính Google, Thung lũng Silicon, Hoa Kỳ):


Nguyễn Bùi Hữu Nghĩa – Ảnh: N.N.

Về khi có thể cống hiến

Tôi nghĩ vấn đề lớn nhất là việc cập nhật thông tin, hình ảnh, cơ hội của một “VN thời kỳ đổi mới” hiện vẫn chưa đủ mạnh mẽ. Chúng tôi chọn con đường trở về khi thấy mình có thể cống hiến cho xã hội nói chung và cho VN nói riêng.

Tôi đang tham gia dự án về Chrome Browser, một sản phẩm được rất nhiều người trên thế giới sử dụng nên công sức tôi bỏ ra sẽ tạo ảnh hưởng, đem lại lợi ích cho rất nhiều người. Tôi định nghĩa thành quả cống hiến bằng số người mình gây ảnh hưởng nhân với sức ảnh hưởng của mình tạo ra cho mỗi người.

Nhưng tôi nghĩ không nhất thiết du học sinh phải về VN mới cống hiến cho đất nước được. Chúng tôi làm việc cho các công ty, tập đoàn lớn tại nước ngoài cũng là một cách lan tỏa hình ảnh trí tuệ Việt khắp nơi, cũng là một kiểu cống hiến gián tiếp.

Theo Tuổi Trẻ

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

x