Đi tìm nguồn gốc Maya
Chánh Kiến.
Thời gian vô tình, thoáng chốc đã tới năm 2012, trong năm nay chủ đề được người ta đàm luận nhiều nhất chính là: Tai nạn mà dự ngôn Maya đề cập liệu có tới vào cuối năm nay không? Nhân loại với đạo đức suy bại liệu có thể tiến nhập kỷ nguyên mới hay không? Sự tồn vong của nhân loại vẫn là điều vương vấn trong lòng mỗi người.
Như vậy, hôm nay chúng ta sẽ tìm về nguồn gốc người Maya mà nhân loại hiện đại không thể khám phá, từ đó cảnh tỉnh và khai thị cho con người trong thời loạn này.
Trước tiên, chúng ta thử xem qua các thư tịch công khai xuất bản tại Trung Quốc Đại Lục hiện nay, trong đó ghi lại về nguồn gốc và văn minh Maya: “Tổ tiên người Anh-điêng ở Châu Mỹ rất có thể là nhân chủng Mông Cổ từ Châu Á đi xuyên qua eo biển Bering để đến Bắc Mỹ, ước chừng 3,5 đến 3 vạn năm trước đây”. (Nguồn: “Những đỉnh cao trên trái đất”, trang 135 do Công ty TNHH Xuất bản Cát Lâm xuất bản). “Năm 1966, một khối bia đá Maya trên đỉnh núi đã tiết lộ cho con người sự việc phát sinh từ 90 triệu năm trước, thậm chí 400 triệu năm trước. Nghĩa là văn minh Maya ít nhất đã tồn tại từ 400 triệu năm trước, thế nhưng từ 400 triệu năm trước, địa cầu còn ở trong đại Trung Sinh, hoàn toàn không có di tích nhân loại,…” (Nguồn: “Các quốc gia cổ bị mất tích”, trang 187, Công ty TNHH Xuất bản Cát Lâm xuất bản).
Khi đọc mấy đoạn này, tôi mới nhớ rằng người sáng lập Pháp Luân Công đã sớm nói qua từ năm 1997: “Văn hóa của người Maya, rất nhiều người đều nói là có quan hệ với người Mexico ngày nay. Kỳ thực với người Mexico là hoàn toàn không có quan hệ, họ {người Mexico} chỉ là người lai giữa [người] Tây Ban Nha và thổ dân địa phương. Còn văn hóa Maya là trong một thời kỳ văn minh lịch sử, nhân loại ấy đã bị hủy diệt tại Mexico rồi, chỉ có một số ít người chạy thoát. Tuy nhiên văn hóa Maya này lại có quan hệ trực tiếp với người Mông Cổ.” («Pháp Luân Phật Pháp — Giảng Pháp tại Mỹ quốc » —”giảng Pháp tại Pháp hội New York”, bản dịch chưa chính thức)
Như vậy hôm nay chúng ta sẽ nói về quan hệ giữa người Maya và người Mông Cổ.
Trong lịch sử văn minh nhân loại lần này, chạy trốn bức hại mà di cư một lượng lớn thì có người Do Thái, được Moses dẫn khỏi Ai Cập, tới định cư ở Trung Đông; còn có rất nhiều giáo đồ Thanh giáo (Puritan), để trốn chạy bức hại tại Châu Âu thời bấy giờ mà tới Bắc Mỹ. Như vậy trong thời kỳ viễn cổ của lịch sử, trên khối lục địa Châu Á, đã từng phát sinh một sự kiện kinh tâm động phách như sau:
Chúng ta sẽ căn cứ năng lực tiếp thu của nhân loại hiện nay để nói về sự việc này. Thực ra trong một thời kỳ còn xa xôi hơn nữa, tại chính khối lục địa Châu Mỹ, đã tồn tại các di vật văn minh của tinh cầu khác. Hơn nữa văn minh trên khối đại lục Châu Mỹ này đã mấy lần bị thay thế. Những tình huống phức tạp này chúng ta sẽ không bàn tới, mà chỉ nói về manh mối sớm nhất có thể tra được từ bách khoa toàn thư “Wikipedia”:
“Trong thời kỳ Băng Hà, mực nước ở eo biển Bering hạ xuống thấp tới mức eo biển Bering trở thành một cầu nối. Các nhà khảo cổ học cho rằng, tổ tiên người Anh-điêng ở Châu Mỹ là một số thợ săn từ Châu Á đi theo bầy thú đến Châu Mỹ rồi định cư ở đó”. (Nguồn: Mục “Biển Bering” trên Wikipedia). Đây là điều người ta có thể biết thông qua thủ đoạn của khoa học hiện đại. Tuy nhiên, theo suy đoán của khoa học hiện tại thì: Vào thời kỳ Băng Hà, hình như còn chưa có người cơ mà! Hơn nữa, cứ cho là thời kỳ Băng Hà đã có người, thì để qua nổi cái rét thời bấy giờ, có lẽ là phải có trình độ văn minh cực cao, như vậy họ có thể còn đi săn không? Cũng như con người hiện đại bây giờ, những người sống trong thành phố lớn còn nguyện ý đi săn hay không? Cứ cho là cách nói “đi săn” này còn nhiều nghi vấn, thì vì lý do gì một lượng lớn người có trình độ văn minh cao đã di cư sang lục địa Châu Mỹ, lại sáng tạo ra văn minh huy hoàng như vậy, hơn nữa còn lưu lại cho con người hôm nay một chuỗi bí ẩn chưa được giải mã, khiến con người nghĩ lại về lịch sử hôm nay?……
Nói tới thời kỳ Băng Hà, thực ra khái niệm này không phải là lạnh giá mà chúng ta vẫn biết, khắp trời là băng tuyết, một chút sinh cơ cũng không có. Không phải hoàn toàn là như vậy.
Ở vùng trung bộ Châu Á hiện nay, vùng biên phía Bắc của Trung Á, nhân loại khi ấy đã có văn minh phát triển cao độ. Bởi vì Thần đã căn cứ diện mạo núi sông và các chủng nhân tố ở những khu vực khác nhau để tạo ra các nhân chủng khác nhau. Vùng trung bộ Châu Á khi ấy thuộc phạm vi của nhân chủng Mông Cổ. Như vậy văn minh thời bấy giờ đã phát triển tới giai đoạn cực kỳ cao cấp. Họ đã có thể du hành liên hành tinh trong phạm vi Thái Dương hệ, dùng ý niệm để di chuyển vật thể, thiên văn cũng vô cùng phát triển, lịch pháp thì cực kỳ hoàn mỹ. (Bởi vì không thể nói quá nhiều, các chi tiết này sẽ không được nói ra).
Khi ấy, Thần đã nhìn thấy văn minh lần ấy của họ đã nên kết thúc rồi, tuy nhiên họ còn có lịch pháp và khoa kỹ hoàn bị, nên [Thần] đã cố ý điểm hóa cho một số người có đạo đức cao thượng, để họ mang theo nhận thức của mình mà ly khai nơi đây, đến bờ bên kia của đại dương, xuôi theo dòng chảy của lục địa để tới định cư tại một nơi ấm áp.
Vậy là dưới Pháp lực của Thần, nền văn minh hoa lệ vô tỷ, huy hoàng vô tỷ kia trong nháy mắt đã trở thành vô ảnh vô tung!
Mấy vị đạo đức cao thượng lần lượt mang theo bạn bè thân thích mà mình biết, còn có thượng cấp và bộ hạ, v.v. ước chừng 200 nghìn người, theo ý chỉ của Thần mà rời khỏi nơi đó, quê hương mà họ đã khổ công xây dựng trong hàng vạn năm! Sự bi thương khi ấy là có thể tưởng tượng được. Tuy nhiên theo bản năng sinh tồn của sinh mệnh, họ ý thức sâu sắc được rằng đây chỉ là một đống hoang tàn, muốn sinh tồn thì nhất định phải ly khai nơi đây. Thế là họ dìu già dắt trẻ, đưa cả một chủng tộc lớn bước trên chặng hành trình mênh mông!
Tiền bạc và địa vị lúc này đã không còn quan trọng nữa. Bởi vì trong quá trình di tản, không gì còn có tác dụng ngoại trừ tình yêu thương giữa đồng loại. Tại nơi mà ngày nay là Bắc Á, khi ấy cây cối tươi tốt, muông thú cũng nhiều, khi ấy đều là dã thú to lớn, như khủng long chẳng hạn. Tuy nhiên do trình độ văn minh phát triển bất đồng, nên tại khu vực ấy cũng có một số bộ lạc dã man nguyên thủy.
Trên chặng hành trình dài đằng đẵng hướng về bờ biển phía Bắc, họ đã nhiều lần gặp phải nguy hiểm. Lúc thì là động vật to lớn xuất hiện đòi ăn thịt họ, lúc thì là một số tộc người man rợ muốn ăn thịt họ. Không quen thổ nhưỡng và các bất trắc khác cũng không ngừng giáng xuống, khiến số người giảm xuống hàng ngày.
Khi bộ tộc này chỉ còn sót lại khoảng 10 nghìn người, trong một đêm mưa gió, bầy khủng long bỗng nhiên xuất hiện giữa rừng già mênh mông. Một thủ lĩnh nhìn thấy họ đều đã mệt lử cả rồi, không cách nào kháng cự cuộc xâm nhập của bầy dã thú được nữa, nên đã một mình cầm ngọn đuốc bước ra trước bầy khủng long để đánh lạc hướng chúng. Mấy chục cậu bé dũng cảm thấy ông có thể xả bỏ thân mình vì bộ tộc, nên đã xung phong rước lửa đi theo ông, dẫn mấy chục con khủng long chạy đi. Sau đó họ đều bị khủng long ăn thịt.
Mấy vị thủ lĩnh còn lại thấy vậy vội vàng dẫn bộ tộc chạy về phía trước. Giữa màn đêm mưa gió, họ nuốt nước mắt trên chặng hành trình tìm kiếm ngôi nhà mới…
Còn có một lần, tại nơi mà ngày nay là bờ biển Bering, họ gặp phải một bầy người hoang dã. Lúc này đội ngũ của họ chỉ còn lại trên dưới 2 nghìn người. Có thể thấy hành trình di tản của họ là khó khăn như thế nào. Bầy người man rợ này bắt mấy chục người họ để chuẩn bị lột da ăn thịt. Khi ấy một cô gái xinh đẹp tự nguyện bước ra và nói với vị thủ lĩnh: “Đêm qua, con nằm mơ thấy mình sẽ dùng nụ cười để giải cứu tộc người chúng ta”. Thế là cô không sợ hãi bước ra trước đám người man rợ, dùng nụ cười hồn nhiên trong sáng của mình để ra hiệu cho bầy người hoang dã hãy thả những người bị bắt ra. Kết quả bầy người hoang dã này như bị thôi miên, quả thực đã thả mấy chục người kia ra.
Sau đó cô gái này đã trở thành anh hùng của cả bộ tộc!
Lúc này biển Bering sóng cao nước sâu, không có cách nào đi qua được. Nhìn eo biển cách trở tộc người tại đây, mấy vị thủ lĩnh đã thương nghị, và quyết định chỉ có xin Thần trợ giúp mới có thể qua khỏi kiếp nạn này. Vậy là cả bộ tộc đã bắt đầu minh tưởng tập thể (đả tọa), dùng chân tâm thành kính nhất để thỉnh cầu Thần giúp họ hoàn thành ước nguyện đi sang Châu Mỹ. Khi ấy gió lớn nổi lên ba ngày ba đêm, họ vẫn không vì thế mà dao động. Lại có mưa lớn ba ngày ba đêm nữa, thì một số người bắt đầu hoài nghi Thần. Lúc này xuất hiện sấm sét trên bầu trời. Có người bị sét đánh chết ngay tại chỗ. Có người thấy tình hình này thì dao động, sau đó từ trên trời giáng xuống một trận mưa đá trong một ngày đêm. Có một số người bị mưa đá rơi xuống chết. Bảy ngày bảy đêm tối tăm u ám cuối cùng đã qua. Ánh mặt trời rực rỡ cuối cùng đã soi sáng khuôn mặt họ. Không rõ ai đã tới nhìn eo biển Bering, chỉ thấy họ reo lên: “Rút xuống nghìn thước rồi, nước dạt ra rồi!” Vài người thử lội xuống nước, thì thấy chỗ sâu nhất chỉ tới ngang ngực. Có thể đi qua. Thế là những người còn sót lại này (ước chừng 800 người) dắt díu nhau đi qua eo biển Bering, vượt qua kiếp nạn lớn nhất trong đời họ. Qua eo biển Bering thì tất nhiên đã tới lục địa Châu Mỹ. Nhưng lục địa Châu Mỹ khi ấy, ngoại trừ sót lại một số di tích văn minh trước ra, thì gần như là hoang vu. Dã thú thường xuyên ẩn hiện, thổ nhưỡng không quen, thiếu thốn mọi thứ, v.v. vẫn luôn là nỗi lo lắng thường trực của bộ tộc này.
Sau khi trải qua vô số ma nạn, trong tâm những người này chỉ còn sót lại hai tâm niệm: niềm tin vào Thần một trăm phần trăm, và sự trọng yếu của việc bảo trì bản tính thuần chân thiện lương.
Từ đó họ trở thành vô cùng thiện lương và hòa bình, bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, bất cứ làm gì cũng đều nghĩ tới Thần trước, nghĩ xem phải kính Thần như thế nào. Giữa các cá nhân với nhau thì ngày càng hòa thuận. Đến lúc họ thực sự làm được những điều này, họ thấy rằng trí tuệ của mình dường như đã lớn hơn rất nhiều so với trước kia. Khi một thế hệ già đi, một thế hệ khác lại bắt đầu kế thừa chí hướng thế hệ trước, xây dựng quê hương trở thành một nền văn minh phong phú. Nhờ sự sinh sôi của chủng tộc, trải qua mấy chục thế hệ, hình bóng của họ đã rải rác khắp Châu Mỹ; bởi vì tại Trung Mỹ, họ cảm thấy cự ly là gần với Thần nhất, nên tập trung nhất tại đây. Tại đây, họ đã khai sáng nền văn minh Maya khiến người đời sau cảm thán.
Bởi vì trình độ văn minh thời bấy giờ của họ rất cao, đạo đức cũng rất tốt, nên vào thời huy hoàng nhất, Thần đã hữu ý để họ sáng tạo ra lịch Mặt Trời. Nó nói rõ rằng vào chu kỳ hiện tại của địa cầu sẽ có một thời kỳ canh tân, trong đó cái xấu sẽ bị đào thải, còn lại sẽ tiến nhập vào sự huy hoàng của kỷ nguyên mới (chi tiết xin xem loạt bài về “dự ngôn Maya” trên Chánh Kiến Net). Thần còn để họ tính toán chuẩn xác được ngày tháng cụ thể. Đồng thời, họ cũng để lại cho con người ngày nay vốn quá mê tín vào khoa học hiện đại và thuyết tiến hóa các vật chứng cũng như ghi chép, để con người suy ngẫm về nền văn minh đã từng phát triển cao độ mà phản tỉnh chính mình.
Sau đó, khi những người Maya này đã hoàn thành sứ mệnh của mình, họ bị Thần dùng rất nhiều phương thức để đào thải đi. Chỉ còn lưu lại một bộ phận rất nhỏ bé.
Tiếp đó, năm 1526, một đội thám hiểm Tây Ban Nha đã tới bộ lạc Maya (bộ lạc Maya này không phải người Maya tiền sử, mà chỉ là những người Maya còn sót lại; trình độ kỹ thuật, văn hóa, văn minh của họ đều không sánh được với người Maya tiền sử). Người Maya hiếu khách đã phái xuất một người phiên dịch, nhưng đoàn thám hiểm này lại bị văn hóa Maya dọa sợ và đã thiêu hủy toàn bộ điển tịch Maya. Từ đó người Maya đã biến mất một cách bí ẩn trong dòng chảy lịch sử. Sau khi hoàn thành sứ mệnh “kết nối” với văn minh hiện đại, biết mình đã bị đào thải, họ đã chui xuống lòng đất hoặc vào núi sâu, không để người hiện đại tìm được họ nữa.
Ngày nay, khi chúng ta nghĩ tới lời tiên tri chuẩn xác của họ, hay là thán phục thiên văn, số học, giải phẫu, v.v. vào thời huy hoàng của họ, cũng không thể không đề cập tới quá trình di tản biết bao sóng gió của họ.
Trong gian nan, các sinh mệnh này đã bảo trì chính tín phát từ nội tâm đối với Thần, đến mức sét đánh mà vẫn bất động; đồng thời, họ cũng lưu giữ thiện tâm đối với những người bầu bạn. Đây mới là nguồn gốc động lực của sự sinh tồn và phát triển của cả một dân tộc và chủng tộc! Mới là bản nguyên của sinh tồn.
Quay trở lại ngày nay, khi đạo đức nhân loại đã băng hoại toàn diện, môi trường hoàn cảnh gặp phải phá hoại tới mức chưa từng có. Trong lịch sử, mỗi khi gặp phải tình huống này, thì chính là lúc đào thải những người đạo đức rất bại hoại. Như vậy nếu Thần thật sự sẽ đào thải một loạt những người đạo đức không tốt, thì muốn tiếp tục sinh tồn sinh sôi trên địa cầu này, sẽ chỉ là những ai tin Thần, kính Thần, yêu thương lẫn nhau chứ không phải lãnh đạm thờ ơ và thừa cơ hãm hại!
Năm 2012 đã đến rồi, con người có thể qua khỏi trường kiếp nạn này hay không, thì phải xem con người đối đãi với Thần như thế nào, đối đãi với đồng loại của mình như thế nào. Xin hãy lựa chọn, chúc các bạn may mắn!
Theo chanhkien