Trung Quốc tạo ra giống lợn tí hon dùng làm thú cưng

08/10/15, 10:43 Công nghệ

Loài lợn, vốn thường được nuôi để làm gia súc cung cấp thịt cho con người, mới đây lại trở thành thú cưng trong nhà nhờ công nghệ biến đổi gen, dự kiến sẽ có giá bán khoảng 36 triệu/con.

Trung Quốc tạo lợn biến đổi gene mini, giá 36 triệu/con
Những con lợn tí hon được tạo ra trong phòng thí nghiệm chỉ phát triển tới trọng lượng tối đa 13,6kg khi trưởng thành.

Các nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố đang tiến hành biến đổi gene để cho ra đời những con lợn thu nhỏ, được nuôi như sinh vật cảnh trong nhà và dự kiến có giá bán ra lên tới 1.600 USD (tương đương 36 triệu đồng tiền Việt)/con. Tuy nhiên, việc làm này đang vấp phải các ý kiến trái chiều.

Viện nghiên cứu cấu trúc gene BGI ở thành phố Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc, đang tạo ra các con lợn mini nhờ sử dụng một kỹ thuật biến đổi hệ gene của giống lợn Bama, vốn đã nhỏ thành nhỏ hơn. Cụ thể là, các nhà nghiên cứu dùng enzym TALEN để vô hiệu hóa một trong 2 bản sao của gene thụ cảm hoóc môn tăng trưởng ở các tế bào phôi thai của lợn Bama.

Nhóm nghiên cứu sau đó nhân bản vô tính các con lợn từ bào thai đã chịu tác động di truyền để cho ra đời những con lợn Bama đực bị ức chế sinh trưởng và cho chúng giao phối tự nhiên với các con lợn cái bình thường. Một nửa số lợn con chào đời sau đó sẽ là lợn mini.

Không giống các con lợn Bama thông thường, vốn có thể cân nặng tới 45kg, những con lợn tí hon được tạo ra trong phòng thí nghiệm chỉ phát triển tới trọng lượng tối đa 13,6kg khi trưởng thành, tức là tương đương một con chó kích cỡ trung bình.

Loài lợn này cũng chỉ nặng bằng mấy chú chó trung bình mà thôi
Loài lợn này cũng chỉ nặng bằng mấy chú chó trung bình mà thôi

Theo tạp chí Nature, lợn tí hon ban đầu được sử dụng như các động vật thí nghiệm, phục vụ nghiên cứu các căn bệnh ở người. Nhìn chung, các con lợn, đặc biệt là những giống nhỏ, thường được dùng như sinh vật mẫu trong nghiên cứu y sinh, vì chúng “gần giống người về các đặc điểm giải phẫu học, sinh lý học và di truyền học”.

Yong Li, giám đốc kỹ thuật của BGI quả quyết, họ không quan sát thấy bất cứ vấn đề sức khỏe nào gắn liền với việc nhân bản vô tính các con lợn biến đổi gene. Trong tương lai, họ dự định sẽ cho trình làng các con lợn mini với nhiều màu sắc và hoa văn lông khác nhau, cũng thông qua kỹ thuật biến đổi gene, cũng như cam kết đầu tư toàn bộ lợi nhuận thu được từ việc bán chúng làm sinh vật cảnh cho nghiên cứu khoa học.

Trong khi BGI tỏ ra lạc quan, thì một số chuyên gia khác lại bày tỏ sự hoài nghi.

Trang Inverse.com dẫn lời Yusuff Abdu, nhà nghiên cứu đến từ Trường Y, Đại học New York (Mỹ) nhấn mạnh: “Rõ ràng, việc làm này cần được kiểm soát. Bạn không thể để những động vật biến đổi trong phòng thí nghiệm đến tay công chúng. Có nguy cơ cao là chúng có thể xâm nhập vào tự nhiên và chiếm lĩnh một hệ sinh thái nếu chúng tình cờ sở hữu một đặc điểm ưu thế hơn. Các con chuột thí nghiệm đang bị cấm bán làm vật nuôi vì lí do này”.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, mục tiêu tiếp theo mà công nghệ biến đổi gen hướng đến sẽ là chó, mèo, những loài thú cưng thân thuộc hơn với con người. Theo lời Jeantine Lunshof, đến từ trường Y dược Harvard tại Boston, Massachusetts, ý tưởng này là điều không hay khi “ép buộc các loài động vật phải biến đổi để thỏa mãn những giá trị thẩm mỹ ngu ngốc của con người”.

Daniel Voytas, giáo sư công nghệ gen tại Đại học Minnesota, hy vọng rằng những ý kiến trái chiều về vấn đề biến đổi gen vật nuôi sẽ không làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển những thành tựu công nghệ mới để chữa bệnh cho con người. “Tôi chỉ mong chúng ta có một hệ thống quy đinh khung – những quy tắc, chuẩn mực về an toàn cũng như đạo đức của công nghệ gen – qua đó giúp phát triển thêm những tiềm năng sẵn có. Tôi đang lo rằng các chú lợn mini này sẽ khiến chúng ta mất tập trung vào mục tiêu trước mắt” – ông chia sẻ.

Theo VietNamNet

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

Ad will display in 09 seconds

Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

    Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

x