Giải thưởng Nobel cho những khám phá về bệnh ký sinh trùng

06/10/15, 14:47 Tin Tổng Hợp

Giải thưởng Nobel 2015 cho lĩnh vực sinh lý học hoặc y học đã được chia sẻ làm hai cho các công trình đột phá về các bệnh ký sinh trùng.

1

Hai nhà khoa học William C Campbell (Ireland) và Satoshi Ōmura (Nhật Bản) đã tìm thấy một phương pháp mới để ngăn chặn bệnh nhiễm trùng gây ra bởi ký sinh trùng giun đũa (roundworm).

Nhà khoa học Youyou Tu (Trung Quốc) đã chia sẻ giải thưởng cho phát hiện của bà về biện pháp điều trị bệnh sốt rét (malaria).

280113_9
Hình thể ấu trùng giun chỉ trên tiêu bản nhuộm giêm sa. Ảnh internet

Ủy ban Nobel cho biết những công trình này đã làm thay đổi cuộc sống của hàng trăm triệu người bị ảnh hưởng bởi các bệnh này.

Bệnh sốt rét được lây truyền bởi muỗi đã giết hơn 450.000 người mỗi năm trên toàn thế giới, với hàng tỷ người có nguy cơ bị lây nhiễm.

Ký sinh trùng giun ảnh hưởng tới một phần ba dân số thế giới và gây ra một loạt các bệnh, bao gồm bệnh mù sông (River Blindness) và bệnh giun chỉ bạch huyết (Lymphatic Filariasis)

20130802180941-4
Bệnh cảnh của bệnh nhân nhiểm giun chỉ. Ảnh internet

Ký sinh trùng

Sau nhiều thập kỷ những tiến bộ còn hạn chế, việc khám phá ra hai thuốc mới – Ivermectin điều trị bệnh mù sông và bệnh giun chỉ bạch huyết, và Artemisinin điều trị bệnh sốt rét – là những bước đột phá.

benh-la-benh-giun-chi-bach-huyet
Phù chân voi do tắc mạch bạch huyết là tổn thương điển hình do giun chỉ gây ra . Ảnh internet

Những nỗ lực tiêu diện bệnh sốt rét đang thất bại – các thuốc cũ đang mất đi hiệu lực – và bệnh đang được gia tăng.

Giáo sư Youyou Tu, khi vừa mới tốt nghiệp khoa dược tại Đại học Y khoa Bắc Kinh vào những năm 1960, đã nghiên cứu thuốc thảo dược cổ truyền và phát hiện ra biện pháp điều trị tiềm năng này.

Bà đã lấy một chiết xuất từ thực vật có tên là Artemisia annua hoặc Sweet wormwood (ngải cứu ngọt) và bắt đầu thử nghiệm nó trên ký sinh trùng sốt rét.

Các thành phần, sau này gọi là Artemisinin, có hiệu quả cao trong việc tiêu diệt ký sinh trùng sốt rét.

Ngày nay, thuốc đã được sử dụng trên khắp thế giới trong sự phối hợp với các thuốc điều trị sốt rét khác.

Riêng ở châu Phi, điều này đã cứu được hơn 100.000 người mỗi năm.

Giáo sư Youyou Tu là người phụ nữ thứ 13 giành được giải Nobel danh giá này.

Bà đã chia sẻ giải thưởng với hai người đàn ông tìm ra phương pháp điều trị bệnh ký sinh trùng khác – giun đũa.

Khám phá của họ đã giúp phát triển một loại thuốc có tên là Ivermectin, sự thành công này đã khiến các bệnh giun đũa đang trên bờ vực “tuyệt chủng”.

Satoshi Ōmura, một nhà vi sinh vật Nhật Bản, đã tập trung nghiên cứu vi sinh vật trong những mẫu đất.

Ông đã chọn một số ứng cử viên đầy hứa hẹn mà ông nghĩ có thể hoạt động như là một vũ khí chống lại bệnh tật.

William Campbell, một chuyên gia về sinh học ký sinh trùng làm việc tại Mỹ, sau đó đã khám phá các phát kiến của Satoshi Ōmura được sâu hơn và đã tìm thấy một chất có hiệu quả rõ rệt chống lại ký sinh trùng.

Các thành phần hoạt chất, Avermectin, đã trở thành một loại thuốc có tên gọi là Ivermectin được sử dụng để điều trị bệnh mù sông và bệnh giun chỉ bạch huyết.

Theo: BBC

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

Ad will display in 09 seconds

Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Irena Sendler và sự sống  trong những chiếc lọ

    Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

  • Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

    Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

x