Thế giới ngày càng ủng hộ chấm dứt nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc
Từ năm 2006, tội ác mổ cướp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc được đưa ra ánh sáng đã dấy lên một làn sóng vô cùng phẫn nộ trên khắp thế giới. Đảng Cộng sản Trung Quốc trả lời một cách lấp liếm, né tránh vấn đề đồng thời phong tỏa mọi thông tin. Tuy nhiên, sự thật đã được phơi bày và quốc tế đang có những tiến triển tích cực trong việc ủng hộ chấm dứt nạn mổ cướp nội tạng.
Bảy tình huống tiến triển mới nhất trong hoạt động kêu gọi chấm dứt mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc: Các đạo luật mới ở Ý và Đài Loan, một nghiên cứu về dự luật mới tại miền nam Australia, một hội nghị sắp tới ở Trung Quốc, học viên Pháp Luân Công bị cưỡng ép xét nghiệm máu mặc dù họ không thuộc đối tượng bị giam giữ, một nghiên cứu đã được Tổ chức Y tế Thế giới chính thức công nhận, và gần đây nhất là một nghiên cứu của Hội đồng Liên minh Châu Âu.
Bài viết này dựa trên nhận xét của Luật sư Nhân quyền David Matas tại một diễn đàn công cộng thuộc trường Đại học Miền Nam Australia, thành phố Adelaide, nước Úc vào ngày 28/6/2015.
1. Nước Ý
Vào ngày 4/3/2015, Thượng viện Ý đã thông qua một dự luật quy định rằng bất kỳ cá nhân nào giao dịch, buôn bán hay buôn lậu trái phép nội tạng của người đang sống sẽ phải bị phạt tù từ 3 đến 12 năm, và phải bị phạt số tiền rất lớn khoảng từ 50.000 đến 300.000 Euro. Các bác sĩ khuyến khích hoặc hỗ trợ bệnh nhân đi du lịch để có được một cơ quan nội tạng bất hợp pháp sẽ phải đối mặt với việc bị sa thải vì đã vi phạm y đức.
Dự luật này đã được thúc đẩy bởi các bằng chứng cho thấy việc lạm dụng cấy ghép nội tạng đã xảy ra ở Trung Quốc. Trích dẫn lời phát biểu của Thượng nghị sĩ Maurizio Romani khi trả lời cho câu hỏi:
“Nguồn nội tạng được lấy từ đâu khi Trung Quốc có đến 10.000 ca cấy ghép mỗi năm?”
“Câu trả lời khiến chúng ta kinh ngạc…Đặc biệt là các học viên của môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Họ bị giết để lấy nội tạng. Tôi dùng cụm từ ăn thịt đồng loại để diễn tả sự việc này. Tại Ý, chúng ta không thể ngăn chặn những hành vi vi phạm này…Nhưng chúng ta có trách nhiệm phải nỗ lực để không trờ thành tòng phạm với nhà cầm quyền Trung Quốc trong việc thu hoạch nội tạng này”.
2. Đài Loan
Vào ngày 12/6/2015, dưa theo một báo cáo của Taipei Times, Lập Pháp Viện (cơ quan lập pháp Đài Loan) đã sửa đổi Pháp lệnh về ghép tạng người để ngăn cấm việc sử dụng các nội tạng từ các tử tù, cũng như mua bán và môi giới nội tạng. Pháp lệnh cũng cấm hẳn việc du lịch ghép tạng. Ngoài ra, bất kỳ bác sĩ nào có liên quan đến việc cấy ghép nội tạng bất hợp pháp đều có thể bị tịch thu giấy phép hành nghề của họ.
Bà Yu Mei-nu – một nhà lập pháp thuộc Đảng Dân chủ Tiến bộ phát biểu: “Hy vọng thông qua việc sửa đổi pháp lệnh này, chúng ta sẽ ngăn chặn có hiệu quả hơn đối với tình trạng mua bán và buôn lậu nội tạng… Đó là lý do tại sao pháp lệnh này đã được sửa đổi để yêu cầu những người đã cấy ghép nội tạng ở nước ngoài phải cung cấp thông tin cho các bệnh viện trong nước, nơi mà họ sẽ được điều trị sau khi trở về từ ca phẫu thuật và cho biết vị bác sĩ nào đã tiến hành ca phẫu thuật…Sau đó, các bệnh viện trong nước phải báo cáo lại các trường hợp mà họ đã xử lý”.
3. Niền nam Australia
Nghị viện của bang miền nam Australia đã thành lập một Uỷ ban hỗn hợp để nghiên cứu về đạo luật cấy ghép và phẫu thuật có từ năm 1983 nhằm xác định xem liệu đạo luật này có cần phải sửa đổi để đối phó với nạn buôn bán nội tạng con người hiện nay hay không. Các văn bản soạn thảo cần phải được đệ trình chậm nhất là ngày 17/7/2015.
Ông David Shoebridge, thành viên Nghị viện New South Wales đề nghị Nghị viện cần phải đưa ra những quy định để cấm bất kỳ người nào:
(a) Tham gia vào kinh doanh thương mại cấy ghép
(b) Lấy các mô từ cơ thể của người khác, dù sống hay đã chết mà không có sự đồng ý
(c) Đồng ý cho việc sử dụng các mô lấy ra từ cơ thể của người khác, dù sống hay đã chết, với mục đích ghép nó cho bệnh nhân nếu các mô đã được gỡ bỏ mà không có sự đồng ý, và sự nhận biết từ bệnh nhân hoặc hành động liều lĩnh dù chưa có được sự ưng thuận.
“Chỉ cần nghĩ đến việc cơ thể con người đã trở thành một mặt hàng phổ biến đã khiến tôi phải rùng mình”
– Thượng nghị sĩ nước Ý Ivana Simeoni phát biểu
4. Hội nghị cấy ghép Trung Quốc
Sự tẩy chay là một hình thức nhằm làm thay đổi tình trạng cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc. Bài báo của Diễn Đàn Y Khoa Trung Quốc báo cáo về việc 35 người Trung Quốc vì lý do đạo đức đã không được phép tham dự Hội nghị cấy ghép Thế giới tổ chức tại San Francisco vào Tháng 7/2014. Nó cũng đề cập đến việc hội nghị cấy ghép gần đây nhất ở Hàng Châu, “nhiều chuyên gia cấy ghép nước ngoài đã không đến dự”. Trước đó một năm, vào Tháng 10/2013, Hội nghị cấy ghép Trung Quốc, cũng được tổ chức ở Hàng Châu, đã có một số lượng rất lớn các chuyên gia nước ngoài tham dự.
Việc 35 người Trung Quốc vì lý do đạo đức đã không được phép tham dự Hội nghị Cấy ghép Thế giới tổ chức tại San Francisco vào Tháng 7/2014, đồng thời nhiều chuyên gia cấy ghép ở nước ngoài đã không đến dự hội nghị cấy ghép ở Hàng Châu, Trung Quốc vào Tháng 10/2014 đã gây một tác động sâu sắc đến các quan chức cấy ghép của Trung Quốc.
ĐCSTQ cảm thấy rằng họ có thể phớt lờ những bằng chứng về việc giết hại các học viên Pháp Luân Công để mổ cướp nội tạng. Tuy nhiên, họ không thể phớt lờ sự thực rằng các bác sĩ cấy ghép Trung Quốc đã bị từ chối tham gia vào hội nghị cấy ghép tạng quốc tế, hay những bác sĩ cấy ghép ngoại quốc từng đến Trung Quốc trước kia nay không còn đến nữa.
5. Cưỡng ép xét nghiệm máu những học viên không bị giam giữ
Xét nghiệm máu một cách có hệ thống và kiểm tra nội tạng của các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ đã là chuyện khá phổ biến từ năm 2001 trên khắp cả nước Trung Quốc. Tuy nhiên, bắt đầu vào Tháng 4/2014, cảnh sát đã tham gia vào việc cưỡng ép xét nghiệm máu các học viên Pháp Luân Công mặc dù họ không thuộc đối tượng bị giam giữ.
Các học viên đã bị bắt giữ tại nhà hoặc trên đường phố, bị đưa đến đồn cảnh sát địa phương và bị cưỡng ép để xét nghiệm máu, rồi sau đó họ được thả ra.
Cưỡng ép xét nghiệm máu những học viên Pháp Luân Công không bị giam giữ có vẻ là một hành động mang tính thích nghi khi mà các trại lao động đã đóng cửa. Nếu cơ quan chức năng có thể nhận được ngân hàng hiến tạng từ các học viên đang sống tại nhà của họ, thì chắc chắn họ sẽ không cần phải giam giữ quá nhiều học viên trong trại giam.
6. Tổ chức Y tế Thế giới
Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 70 sẽ diễn ra vào Tháng 5/2017 tại Geneva, Thụy Sĩ. Chúng ta cần phải theo dõi được nguồn nội tạng từ người cho để xác định rằng nó có phải là được tự nguyện hiến tặng hay không. Việc truy xuất nguồn gốc sẽ cho phép chúng ta làm điều này.
7. Hội đồng Châu Âu
Cả Liên Hiệp Quốc lẫn Hội đồng Châu Âu đã ra công ước Quốc tế ngăn chặn buôn lậu bộ phận và nội tạng người, trong đó nghiêm cấm việc loại bỏ các bộ phận cơ thể để bán mà không có sự đồng ý. Hội đồng Châu Âu đã soạn thảo thêm một Nghị định thư rất cụ thể về buôn bán nội tạng.
Thỏa thuận của Liên Hợp Quốc là một hiệp định để Nghị định thư này chống lại bọn tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức. Hiệp định này đã có hiệu lực từ Tháng 12/2003. Riêng Nghị định thư của Hội đồng Châu Âu thì có hiệu lực từ Tháng 12/2005.
Gần đây, những Nghị định thư của Hội đồng Châu Âu về chống buôn bán nội tạng con người ngày càng được soạn thảo nhiều hơn. Nó đã được mở ngỏ cho các thành viên của Hội đồng Châu Âu, Liên minh Châu Âu và các phi thành viên được hưởng quy chế quan sát với Hội đồng châu Âu ký kết vào Tháng 3/2015.
Kết luận
Từ những tiến triển này, nước Úc sẽ sử dụng hạng mục nào để hành động? Một là sử dụng pháp luật ở Nam Australia, cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, là tất cả các nước đã làm theo mô hình dựa trên những gì mà thành viên của Nghị viện David Shoebridge đã gửi đề xuất đến Nghị viện New South Wales.
Phần tiến triển thứ hai đang tiếp tục được tiến hành là không được có sự tiếp xúc và không được có sự hợp tác giữa các chuyên gia cấy ghép người Trung Quốc và nước ngoài cho đến khi nào các tiêu chí đặt ra trước đó được đáp ứng hoàn toàn.
Phần tiến triển thứ ba là Australia đã tham gia vào các cuộc tham vấn được đăng cai bởi Tổ chức Y tế Thế giới nhằm thúc đẩy các nguyên tắc đạo đức mạnh mẽ về cấy ghép nội tạng, cơ chế quản trị tối ưu, và có được các công cụ phổ biến nhằm đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc của các cơ quan nội tạng.
Phần tiến triển thứ tư là sự tán thành của người dân nước Úc đối với Nghị định thư của Hội đồng Châu Âu về nạn buôn lậu nội tạng. Người dân nước Úc đã gửi lời mời Ủy ban Bộ trưởng của Hội đồng Châu Âu tham gia Nghị định thư này.
Bất cứ điều gì mà chúng ta có thể làm được, thì chúng ta nên cố gắng để đảm bảo rằng nhiều gia đình, bạn bè và những người cùng là học viên với các nạn nhân thấy rằng cả thể giới đã biết về những hành xử tàn nhẫn kia và đang làm hết khả năng để chống lại sự vô nhân đạo đó.
Theo vietdaikynguyen