Giang Trạch Dân – Cựu độc tài bị “tố” nhiều nhất trên thế giới

Cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, hiện đang là nhân vật bị đồng loạt tố cáo nhiều nhất trên thế giới, vì sao nên nổi? Chúng tôi xin đăng lên để bạn đọc có nhu cầu theo dõi, chia sẻ, chiêm nghiệm về một nhân vật trong lịch sử hiện đại, bóc trần sự thật dưới những cái nhìn khác nhau.

Đặc biệt, trong thời kinh tế thị trường và thế giới phẳng, thì luật Nhân – Quả cũng “quay vòng” lại rất nhanh.

***

Nhiều người từng thấy khó lý giải tại sao Đảng CSTQ và cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, lại phát động một cuộc đàn áp tàn bạo như vậy đối với một nhóm người thiền định ôn hòa như Pháp Luân Công. Cuộc đàn áp không chỉ gây nguy hiểm đến mạng sống của hàng trăm triệu học viên, mà nó cũng là giọt nước tràn ly đối với nhiều người Trung Quốc. Kinh sợ trước sự tàn bạo của nó, tính đến Tháng 4/2015, đã có hơn 200 triệu người thoái xuất ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.

Rốt cuộc thì động cơ nào khiến nó phải phát động một sự hủy diệt như vậy? Sự lạm dụng quyền lực của ông Giang. Giống như người tiền nhiệm Mao Trạch Đông, ông Giang sẽ không ngại làm bất cứ điều gì để đạt được mục tiêu chính trị cho bản thân.

Thao túng bộ máy quản lý nhà nước

Sau khi các học viên bị bắt giam tại Thiên Tân vào ngày 23/4/1999, trong lúc cố gắng thỉnh nguyện ôn hòa về việc đối xử thô bạo của một số quan chức địa phương, họ được thông báo rằng cần đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện.

Vì Văn phòng Kháng cáo Trung ương là do Hội đồng Nhà nước giám sát, Thủ tướng Chu Dung Cơ đã gặp đại diện của các học viên vào ngày 25/4 và đã hứa rằng đảm bảo cho họ được tự do thực hành tín ngưỡng. Những lời này cho thấy rằng các quan chức địa phương đã hành xử trái phép.

Một phát ngôn viên của Văn phòng Kháng cáo Trung ương thậm chí còn ra một thông báo, lập lại chính sách của Trung Quốc về tự do tín ngưỡng.

Nhiều phương tiện truyền thông hải ngoại đã báo cáo việc này và xem đây là một sự cải thiện của chính quyền Trung Quốc. Tuy nhiên, Giang Trạch dân không hài lòng và đã gửi thư riêng cho mỗi thành viên của Bộ Chính trị Trung ương vào đêm đó để công kích Pháp Luân Công.

Trong một cuộc họp vào ngày hôm sau, Chu Dung Cơ nói rằng các học viên Pháp Luân Công chỉ muốn cải thiện đạo đức và sức khỏe của họ.

“Không có lý khi cho rằng họ có mục đích chính trị”, Chu nói. “Chúng ta hãy để cho họ được luyện đi”.

Tuy nhiên, ông Giang đã giẫy nảy lên và chỉ tay vào mặt Chu mà nói:

“Hồ đồ! Hồ đồ! Đây là vấn đề tồn vong của đảng và nhà nước. Một số đồng chí của chúng ta thật sự không có sự nhạy bén về chính trị”, ông Giang nói.

Sau đó ông ta đã ra lệnh cho La Cán, cựu bí thư của Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC), điều tra chi tiết về Pháp Luân Công.

“Đây phải là ưu tiên hàng đầu của chúng ta! Chúng ta phải điều tra mọi thứ và không để sót bất kỳ kẻ hở nào!”, ông Giang hét lên.

Biết được bản chất phi chính trị của Pháp Luân Công, tất cả sáu vị thành viên còn lại trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị, ngoại trừ ông Giang, đều từ chối đàn áp Pháp Luân Công.

Tuy nhiên, điều đó không ngăn được ông Giang. Nhân có dịp diễn ra lễ tưởng niệm cố chủ tịch Mao Trạch Đông, ông Giang đã thành lập một lực lượng đặc biệt đặt tên là “Phòng 610”, (tên theo ngày tháng thành lập). Bộ phận này hoạt động ngoài vòng pháp luật với quyền lực vượt trên các cơ quan hành pháp và tư pháp của chính phủ, làm đơn vị chuyên thực hiện các vụ đàn áp bắt bớ Pháp Luân Công theo chỉ đạo của ông Giang.

Cướp đoạt hệ thống luật pháp

Dưới chỉ đạo của Giang Trạch Dân, Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc đã thông qua một đạo luật “chống tà giáo” ngày 30/10/1999, và dùng nó để làm công cụ chống lại môn tính ngưỡng này.

Theo đạo luật giả tạo này, Vương Trị Văn và ba thành viên khác của Hội Nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp đã bị kết án 18 năm tù. La Cán đã chọn chiến lược xử án vào ngày 26/12/1999, ngày Chủ nhật sau Lễ Giáng sinh, khi đó hầu hết các nhà báo phương Tây đều nghỉ lễ.

Hơn 300 học viên đã đến nơi xử như người đứng ngoài xem theo quy định của phòng xử án, nhưng tất cả đều bị bắt giữ và sau đó bị chuyển đến các trại giam hay trại lao động. Sau đó, luật bị bẻ cong bằng cách tuyên bố rằng tất cả học viên Pháp Luân Công đều là tội phạm.

Thao túng quân đội Trung Quốc để làm việc cá nhân

Là chủ tịch của Ủy ban Quân sự Trung ương (CMC) từ năm 1989 đến 2004, ông Giang đã lạm dụng quyền lực quân đội để phát động và gia tăng cuộc đàn áp.

Sau khi sáu thành viên khác của Ban Thường vụ Bộ Chính trị từ chối đề xuất đàn áp Pháp Luân Công của ông Giang, ông ta đã quay sang Liệu Tích Long, Tư lệnh Quân khu Thành Đô kiêm Phó Bí thư Quân ủy. Liệu đã làm việc với Cục Tình báo ở Quân khu Thành Đô và bịa đặt thông tin, thêu dệt rằng Pháp Luân Công sẽ lật đổ ĐCSTQ. Ông Giang đã lợi dụng thông tin này để ép các ủy viên thường trực Bộ Chính trị ủng hộ quyết định đàn áp Pháp Luân Công của mình.

Không lâu sau cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25/4, ông Giang cũng ra lệnh cho Trương Vạn Niên, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, lập tức chuẩn bị quân đội và lực lượng cảnh sát vũ trang Trung Quốc để phát động chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công. Tổng Cục Tham mưu và Tổng Cục Chính trị đã ban bố một lệnh khẩn cấm các cán bộ đương nhiệm, cán bộ quân đội về hưu và người nhà không được tập Pháp Luân Công. Lệnh này được liên tục lập đi lập lại trong hệ thống quân đội TQ.

Chiến dịch đàn áp gặp phải sự phản đối vào năm 2000 khi ngày càng nhiều người trở nên chán ghét cuộc đàn áp bất công.

Sau đó ông Giang và chế độ của ông ta đã dàn dựng vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 23 tháng 1 năm 2001, trong đó miêu tả các học viên Pháp Luân Công tự tẩm xăng lên người và tự thiêu với danh nghĩa tín ngưỡng của họ. Trò tuyên truyền giả dối khủng khiếp này đã triệt để tẩy não nhiều người Trung Quốc và đưa cuộc đàn áp lên một cấp độ mới.

Bên ngoài Trung Quốc, sự kiện này đã sớm bị tiết lộ là một trò lừa bịp, như bộ phim tài liệu “Lửa giả” [từng giành giải thưởng danh giá] đã miêu tả. Khi nhiều học viên đột phá kênh truyền thông tuyên truyền do quốc gia kiểm soát để phát sóng sự thật này tại Trường Xuân vào ngày 05/3/2002, ông Giang đã ra lệnh cho quân đội chuẩn bị chiến đấu cấp độ hai. Cả Tư lệnh tiểu Quân khu Trường Xuân và Cảnh sát Vũ trang Cát Lâm được lệnh sẵn sàng chiến đấu cấp độ một.

Lưu Kinh, trưởng Phòng 610 kiêm Thứ trưởng Bộ Công an của Trung Quốc, đã đích thân đến Trường Xuân để giám sát vụ việc. Chỉ trong vài ngày, khoảng 5.000 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ, và bảy người đã chết vì bị tra tấn tàn bạo trong trại giam.

Ngoài ra, lực lượng quân đội cũng giữ vai trò chính trong vấn nạn mổ cướp nội tạng các tù nhân lương tâm còn sống, kiểm duyệt Internet, và nỗ lực ám sát ông Lý Hồng Chí, nhà sáng lập của Pháp Luân Công.

Thăng chức cho những kẻ chủ chốt trong cuộc đàn áp

Sau khi Liệu cung cấp thông tin tình báo giả cho ông Giang, ông ta đã được thăng làm giám đốc Tổng Cục Hậu cần của PLA và trở thành một thành viên của Ủy ban Quân sự Trung ương. Sau này, ông ta còn đóng vai trò chính trong việc thành lập chuỗi cung ứng nội tạng thông qua hỗ trợ quân sự.

Một ví dụ khác về những người thăng tiến con đường chính trị bằng cách tham gia vào cuộc đàn áp là Bạc Hy Lai, thị trưởng Đại Liên khi ông Giang đến thăm thành phố này vào Tháng 8/1999.

“Cứng rắn với Pháp Luân Công, anh sẽ được thăng quan tiến chức”, ông Giang nói.

Bạc đã thực tâm nhận thông tin này. Ông ta lập tức ra lệnh mở rộng nhiều nhà tù và trại lao động để có thể chứa một lượng lớn các học viên. Những chiến thuật tẩy não của ông ta tại Trại lao động Mã Tam Gia được ca ngợi là một mẫu hình học tập cho toàn quốc.

Bạc Hy Lai nhanh chóng được thăng lên làm chủ tịch tỉnh Liêu Ninh.

Vai trò chính của Bạc trong việc mổ cướp nội tạng từ các học viên còn sống và cuộc triển lãm nhựa hóa cơ thể người đã dấn đến những thời khắc đen tối nhất của văn minh nhân loại.

Trước khi ông Giang thôi làm Tổng Bí thư ĐCSTQ vào năm 2004, ông Giang đã kịp thời thăng chức cho những phụ tá thân cận nhất lên các chức vụ cao hơn bằng việc nâng số thành viên trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính Trị từ 7 lên 9 ghế, nhằm duy trì cuộc đàn áp.

Quả báo đến sớm hay muộn?

Nhiều nhân vật giữ vai trò chủ chốt trong cuộc đàn áp gần đây đã bị hạ bệ trong những cuộc đấu đá chính trị nội bộ. Vương Lập Quân, Bạc Hy Lai, Lý Đông Sinh, Từ Tài Hậu…

Thậm chí Chu Vĩnh Khang, trùm an ninh từng nắm giữ lực lượng công an đông hơn cả quân đội quốc gia, cũng bị kết án hối lội, lạm dụng quyền lực và cố ý tiết lộ bí mật quốc gia.

Mặc dù các nhân vật chủ chốt chỉ bị kết án với tội danh chung chung như tham nhũng, nhưng ai cũng rõ nhất định đã bị quả báo.

Tội mà họ bị cáo buộc không đề cập đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công, hay buôn bán nội tạng trái phép, nhưng sự thật không lâu nữa sẽ được phơi bày.

Bruce Phan, theo Minhhue

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

x