Bài học biên giới không thể quên của Nga khi “chơi” với TQ
Báo Luận chứng và Sự kiện (AIF) của Nga sau này đã kỳ công tìm ra chiến sĩ Liên Xô đầu tiên nổ súng đáp trả, sau khi Trung Quốc khai hỏa tại “trận chiến biên giới bị lãng quên”.
Nói là bị lãng quên, bởi hầu như nó rất ít khi được nhắc đến trên báo giới Liên Xô và Nga sau này. Không quá nhiều người Nga biết sự thực của cuộc chiến, chứ chưa nói đến người nước ngoài. Cũng là bởi nó bị chìm khuất đằng sau cuộc xung đột diễn ra trước đó ít tháng, vụ Trân Bảo Đảo (hay còn gọi là vụ đảo Damansky), vào đầu tháng 3/1969 với số lượng thương vong khá lớn cho cả hai bên Trung Quốc và Liên Xô. Trong vụ đó, lính Trung Quốc đã bất ngờ tấn công đảo Damansky trên sông Ussuri của Liên Xô và đã bị các chiến sĩ biên phòng Xô viết giáng trả mạnh mẽ và buộc phải rút về bên kia biên giới. Những tưởng sau khi chịu đòn đau ở Damansky vào tháng 3/1969, quân Trung Quốc phải rút ra những bài học cho mình. Nhưng không! Chỉ 5 tháng sau, lại tiếp tục xảy ra một vụ xung đột biên giới khác do Trung Quốc khơi mào. Lần này là ở khu vực biên giới sát hồ Zhalanashkol (hiện thuộc Kazakhstan). Tháng 5 và tháng 6/1969, tình hình biên giới khu vực hồ Zhalanashkol gia tăng căng thẳng. Ngày 12/8, quân báo Liên Xô phát hiện Trung Quốc tập trung khá đông quân và vũ khí áp sát biên giới. Chỉ huy biên phòng quân khu miền Đông yêu cầu phía Trung Quốc cùng ngồi đàm phán nhưng không nhận được phản hồi. Ngày 13/8/1969, 2 tốp lính Trung Quốc (6 và 9 người) vượt qua biên giới Xô-Trung khu vực đồn biên phòng Zhalanashkol khoảng 100 và 400 mét. Đến khoảng 7h sáng, hai tốp lính bắt đầu đào công sự. Phía sau, bên kia biên giới đã tập trung mấy trăm quân. Toán lính Trung Quốc tham gia vụ xung đột vùng hồ Zhalanashkol, 1969. Do không muốn xung đột sẽ dẫn đến đổ máu, trung úy biên phòng Govor dùng loa pin, nói bằng tiếng Nga và tiếng Trung: “Các anh đang xâm phạm biên giới Liên Xô. Hãy lùi lại ngay. Chúng tôi xin cảnh báo”. Nghe cảnh báo như vậy, hai tốp lính Trung Quốc cũng không dừng lại. Từ bên kia biên giới lại điều tiếp một toán 12 lính tiếp tục vượt qua biên giới. Đại tá P. Nikitenko liền lệnh thiếu úy V. Puchkov cùng 2 xe thiết giáp đến chặn đường và dặn kỹ không được nổ súng. Ông tiếp tục yêu cầu toán lính này quay lại bên kia biên giới. Bỏ ngoài tai, 12 lính Trung Quốc vẫn tiếp tục triển khai theo đội hình đi sâu vào lãnh thổ Liên Xô. Các chiến sĩ biên phòng Xô viết tại biên giới với Trung Quốc năm 1969. Trung úy Govor tiếp tục gọi loa cảnh báo lính Trung Quốc. Đáp lại, lính Trung Quốc liền nổ súng. Các chiến sĩ Xô viết ngay lập tức bắn trả. Cuộc chiến bắt đầu. 40 lính Trung Quốc trang bị súng chống tăng liền vượt qua biên giới, chiếm một ngọn đồi. Phía sau, 3 chiếc thiết giáp cũng đã được điều đến tiếp viện. Dưới sự chỉ huy của thượng úy Vadim Olshevsky, 8 chiến sĩ biên phòng với sự hỗ trợ của 2 xe thiết giáp khống chế đường lui khiến quân Trung Quốc co cụm phòng thủ. Đến 9h sáng, các chiến sĩ biên phòng Liên Xô đã đẩy lui được lính Trung Quốc sang bên kia biên giới. Chiến sĩ biên phòng Xô viết. Xét thiệt hại, phía Liên Xô có 2 chiến sĩ hi sinh (binh nhì Vitaly Ryazanov và hạ sĩ Mikail Dulepov), 12 bị thương. Phía Trung Quốc chết 19, 3 bị bắt làm tù binh, 2 trong số đó chết do vết thương quá nặng. Đây là vụ xung đột biên giới lớn thứ hai sau vụ Damansky. Từ đó trở đi, Trung Quốc không còn dám khiêu khích ở vùng biên giới này nữa. Tháng 9/1969, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô A.Kosyghin dẫn đầu đoàn đại biểu Liên Xô sang dự Lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trên đường về Moscow, ngày 11/9, đoàn dừng lại Bắc Kinh. Thủ tướng Chu Ân Lai đã đón đoàn tại sân bay. Trong thời gian 3 tiếng rưỡi hội đàm tại sân bay, hai bên Liên Xô và Trung Quốc đã ký thỏa thuận tạm thời về giữ nguyên trạng đường biên giới, chấm dứt xung đột vũ trang và chuyển các đơn vị vũ trang khỏi các khu vực biên giới tranh chấp. Ngày 7/5/1970, Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô ra sắc lệnh số 5095-7 tặng và truy tặng các phần thưởng cao quý cho hơn 30 chiến sĩ đã có chiến công xuất sắc trong việc bảo vệ biên giới quốc gia. Trung úy Puchkov được tặng thưởng Huân chương Lenin. Hai chiến sĩ hy sinh và 3 người khác được tặng thưởng Huân chương Cờ Đỏ. Ngoài ra còn nhiều huân huy chương khác cũng được trao để vinh danh những chiến sĩ quả cảm. Một thời gian dài, Sắc lệnh về tặng thưởng các huân huy chương cho các chiến sĩ tham gia trận đánh bảo vệ biên giới vùng hồ Zhalanashkol được giữ bí mật và rất ít người được biết. Về những người anh hùng của trận chiến 13/8/1969 không để một tấc đất của Tổ quốc Xô viết lọt vào tay quân xâm lấn cho đến ngày nay cũng không nhiều người được biết đến. Báo Luận chứng và Sự kiện (AIF) của Nga sau này đã kỳ công tìm ra được chiến sĩ đầu tiên nổ súng đáp trả, sau khi quân Trung Quốc khai hỏa. Đó là Nikolai Aleksandrovich Ebel. Ông kể lại: “Bạn tôi là Vitaly Ryazanov bị trúng đạn hy sinh ngay loạt đạn đầu. Ngay sau đó, tôi là người đầu tiên của bên ta nổ súng đáp trả“. Bài báo của Luận chứng và sự kiện về sự kiện xung đột biên giới Zhalanashkol. Sau này, Ebel đã bị kiểm điểm “lên bờ xuống ruộng” vì đã nổ súng khi chưa có lệnh, thậm chí có ý kiến đưa anh ra Tòa án binh. nhưng rồi mọi việc cũng được cho qua. Và một điều bí mật nữa sau này mới được tiết lộ: Abel không phải là lính biên phòng. Anh và các đồng đội lính đặc nhiệm (25-30 người) đã được máy bay AN-12 bí mật chở xuống đây đêm 12/8, thay trang phục thành lính biên phòng để đề phòng xảy ra tình huống xấu nhất. Ngày hôm sau 13/8, cuộc xung đột biên giới bắt đầu. Sự cảnh giác lúc nào cũng cần thiết! Tổng thống Putin biến điều TQ lo sợ về Nga-Nhật thành hiện thực
|
Theo Soha