Mỹ không thể ngăn Trung Quốc vì “trục châu Á” đã phá sản?

26/06/15, 07:30 Tin Tổng Hợp

Chiến lược “tái cân bằng” khu vực châu Á – Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống Barack Obama đã “hoàn toàn thất bại” trong việc ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc.

Theo tạp chí The Diplomat, nguyên nhân là do quá trình phát triển nhanh chóng của quân đội Trung Quốc đã làm thay đổi cán cân sức mạnh trong khu vực theo cách mà Bắc Kinh mong muốn. Nói cách khác, cho tới khi Mỹ và các đối tác củng cố được vị trí trong khu vực, Trung Quốc sẽ tiếp tục thi hành thủ đoạn ép buộc các nước láng giềng trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Hành động của Bắc Kinh sẽ đẩy nguy cơ bùng nổ xung đột vũ trang ngày càng gần cũng như vi phạm quyền chủ quyền của các nước láng giềng và ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của Mỹ.

Thông tin Trung Quốc đang tiến hành cải tạo trái phép tại 7 bãi đá ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông, đã khiến cộng đồng thế giới phải chú ý. Thậm chí, Bắc Kinh còn không giấu diếm ý định biến những khu vực này trở thành căn cứ quân sự. Tuy nhiên, những hành động đơn phương và mang tính khiêu khích như trên đã được Bắc Kinh thực hiện trong suốt nhiều năm qua.

Cắt giảm chi tiêu quốc phòng khiến quy mô lực lượng Hải quân của Mỹ đang bị thu hẹp dần.

Hồi năm 2012, các lực lượng Trung Quốc đã chặn lối vào bãi cạn Scarborough, để giành quyền kiểm soát khu vực này từ tay Philippines. Chiến thuật tương tự cũng được Trung Quốc áp dụng tại Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Thậm chí, hồi tháng 5/2014, Trung Quốc đã trái phép hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Còn trên biển Hoa Đông, Trung Quốc đã điều động các tàu bán quân sự với sự hỗ trợ của các tàu Hải quân ở phía xa, tiến lại gần quần đảo tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản là Senkaku/Điếu Ngư. Trong tháng 11/2013, Bắc Kinh còn đơn phương tuyên bố thiết lập “vùng nhận diện phòng không” trên biển Hoa Đông và âm mưu lặp lại hành động tương tự trên Biển Đông.

Những hành động mang tính thù địch và tuyên bố quyết không thỏa hiệp của Trung Quốc đều nhằm mục đích khẳng định nước này có chủ quyền không tranh cãi, từ chối đàm phán giải quyết tranh chấp, thậm chí là đe dọa máy bay và tàu thuyền các nước đi qua không phận và hải phận quốc tế.

Hơn 20 năm qua, Trung Quốc đã mạnh tay đầu tư cho chương trình quân sự quốc gia. Giờ đây, Trung Quốc đã sở hữu 300 tàu chiến, hàng ngàn chiến đấu cơ, nâng cấp hệ thống tình báo và trinh sát, tăng khả năng chống vệ tinh, chiến tranh mạng và tăng tầm bắn của các tên lửa đạn đạo, tên lửa tầm xa cũng như tên lửa chống hạm. Mục tiêu của Trung Quốc là hiện thực hóa âm mưu bá chủ trên Biển Đông và biển Hoa Đông.

Trong khi cách đây 20 năm, Hải quân Trung Quốc chỉ có thể triển khai hạm đội phòng thủ bờ biển. Nhưng kể từ khi Bắc Kinh tăng mạnh chi tiêu quốc phòng, trang bị những công nghệ quân sự hiện đại nhất mà chủ yếu “nhái” lại của Mỹ, các tàu Hải quân Trung Quốc đã có thể mở rộng tầm hoạt động ra tới những vùng biển xa. Ngoài ra, Trung Quốc còn sản xuất được toàn bộ các thế hệ tàu hộ tống, tàu khu trục hiện đại trang bị vũ khí hạng nặng như tên lửa hành trình chống hạm. Việc mở rộng quy mô các xưởng đóng tàu cũng đã giúp Trung Quốc tăng tốc độ sản xuất tàu chiến.

Về phần mình, Mỹ đang tìm cách cải thiện mối quan hệ song phương và đa phương với các đồng minh châu Á. Sự phối hợp giữa quân đội các nước trong liên minh của Mỹ đóng vai trò quan trọng tăng sức mạnh quân sự để kiềm chế Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu như không có sự hỗ trợ tích cực của Mỹ, liên minh quân sự này không thể hoạt động hiệu quả. Nói cách khác, sự hiện diện của quân đội, vũ khí và đường lối lãnh đạo của Mỹ sẽ tạo thành một khối đoàn kết và mạng lưới phòng thủ rộng khắp trong khu vực.

Chiến lược “tái cân bằng châu Á” của Mỹ đã huy động khoảng 2.500 lính thủy đánh bộ cũng như điều thêm 3 tàu chiến mỗi năm tới khu vực. Và theo kế hoạch, cho tới cuối thập niên này, 67 tàu chiến của Mỹ sẽ có mặt tại khu vực châu Á.

Song hiện nay, Mỹ đang thực thi chính sách cắt giảm chi tiêu quốc phòng khiến quy mô của hạm đội Hải quân Mỹ chắc chắn sẽ bị giảm số lượng từ 272 tàu chiến xuống còn 250 chiếc. Với quy mô này, Mỹ sẽ không thể tăng cường sự hiện diện của lực lượng hải quân ở khu vực Tây Thái Bình Dương.

Theo Diplomat, cần phải thừa nhận rằng trong khi quy mô Hải quân ngày càng bị thu hẹp, các chính sách quốc phòng của Mỹ sẽ cần rất nhiều thời gian để hội tụ đủ năng lực để giải quyết những thách thức an ninh tại châu Á – Thái Bình Dương.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

MINH THU (lược dịch)

Theo Infonet

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

x