Trào lưu internet và những nhân vật có thể bạn chưa biết
Nếu là một người sử dụng internet với tần suất cao, hoặc là một “thần dân” của một mạng xã hội nào đó, chắc hẳn không ít lần bạn sẽ nhìn thấy những bức hình được vẽ hay cắt ghép đơn giản bằng những công cụ như Paint hay Photoshop, tuy nhiên đôi khi chúng lại mang những ý nghĩa châm biếm hài hước, hay mang những thông điệp vô cùng sâu sắc.
Tại Việt Nam, cộng đồng “chế” meme cũng đã bắt đầu hình thành và lớn mạnh với những fanpage trên Facebook hay đặc biệt là trang web mới xuất hiện được vài tháng với tên gọi cab.vn.
Qua thời gian, số lượng internet meme cũng tăng dần, trong khi cư dân mạng luôn có những trào lưu mới, cũng như “lãng quên” những trào lưu đã lỗi thời. Trước khi năm 2011 kết thúc, hãy cùng điểm qua một vài trào lưu internet (internet meme) nổi bật trong thời gian qua:
1. Trollface/Coolface
Một trong những bậc “lão làng” của “cộng đồng” meme trên mạng toàn cầu. Sức ảnh hưởng của “ông già nhăn nhở” này lớn tới mức, đã có người mỗi khi nhìn vào bất kỳ khuôn mặt được vẽ sơ sài nào trên 9gag hay Facebook cũng đều gọi đó là ‘trollface’. Thật sự, rất khó có thể định nghĩa cụ thể và đầy đủ rằng như thế nào thì được gọi là ‘troll’, vì vậy định nghĩa đơn giản đã được đưa ra: “Hành vi troll là sự cố ý vi phạm các quy tắc được hiểu ngầm trong các không gian xã hội Internet. Đôi khi nó là hành động phá hoại, gây khó chịu hay thậm chí là sỉ nhục người khác trên mạng internet bằng những ngôn từ hết sức lịch sự.”
2. Rageguy/Ragegirl
Cũng vào năm 2008, nhiều đoạn truyện tranh ngắn (4 ô) được đăng tải lên 4chan, trong đó diễn tả một tai nạn hay sự cố nào đó, và ô cuối cùng chỉ có một khuôn mặt đang méo mó vì tức giận và khó chịu cùng một tràng dài “FFFUUU” màu đỏ.
Sau này, người sử dụng internet đã kết hợp nhiều internet meme vào những đoạn truyện tranh. Kết quả là ngày nay, Rageguy được mọi người ngầm hiểu là “nạn nhân” của Trollface trong những câu chuyện không có hồi kết. Chưa dừng lại ở đó, trong một vài câu chuyện, rageguy còn được “chuyển đổi giới tính” để trở thành Ragegirl.
Hoàn cảnh xuất hiện của anh chàng lúc nào cũng mang vẻ mặt buồn bã này khá giống với Rageguy, tuy nhiên ý nghĩa của internet meme này khác nhiều so với người anh em được đề cập ở trên. Nếu như Rageguy cảm thấy bực bội và khó chịu với hậu quả của một chuỗi sự kiện, thì Okayguy lại có xu hướng chấp nhận nó đến mức nhu nhược. Chính vì thái độ buông xuôi như vậy mà không ít bức hình có sự hiện diện của anh chàng này đã trở nên vô cùng hài hước.
Ban đầu, trên 4chan hay tumblr tồn tại những đoạn truyện tranh ngắn trong đó tồn tại một “Rageguy” bị chọc tức, còn lại là nhiều nhân vật Trollface ở xung quanh. Tuy nhiên sau này mọi việc có vẻ hợp lý hơn khi chỉ tồn tại một “Trollface” và một “Rageguy” ở trung tâm câu chuyện, còn lại là những người đang cười nhạo anh chàng ngốc nghếch. Khuôn mặt này được gọi là “LOL (Laugh-out-loud) guy”. Sau này, LOL guy được nhiều người ngầm hiểu là một nhân vật nhiều lời và thích pha trò.
5. Yao Ming face
Khuôn mặt “cười như mếu” này của Yao Ming được cư dân mạng dùng để biểu thị tình trạng tiến thoái lưỡng nan của một nhân vật, khiến cho anh ta cười không được mà khóc cũng chẳng xong!
6. F*ck Yea/Like A Boss
7. Me Gusta
Vào khoảng tháng 3/2011, một thành viên Reddit có tên “Insert” đã tạo ra tấm hình đầu tiên của khuôn mặt này và phổ biến nó sang những trang web khác, trong đó có 4chan và Tumblr.
Khuôn mặt giống y như… củ khoai này lần đầu xuất hiện vào giữa tháng 4/2010. Khuôn mặt “cười trong nước mắt” này được dùng để biểu thị những người luôn trong trạng thái cô đơn vì không có một ai để ý tới.
9. Challenge accepted
Nguồn gốc của meme này cũng khá hài hước. Trong bộ phim hài kịch tình huống (sitcom) có tên “How I Met Your Mother”, anh chàng sát gái Barney Stinson khi đang ngồi cùng những người bạn đã chấp nhận một thử thách gần như không thể thực hiện mà những người kia đã kể như một câu chuyện đùa. Trước khi bỏ đi, anh đã nói lớn “Challenge Accepted”. Internet meme nói trên cũng ra đời từ đó.
10. Feel Like A Sir
Vào tháng 5/2011, nhóm hacker khét tiếng LulzSec đã sử dụng một phiên bản đã được sửa đổi của internet meme này (Quý ông của chúng ta cầm thêm một ly rượu vang) làm dấu hiệu của họ.
Như một luật lệ bất thành văn trên mạng internet, khi nói về người dân châu Á, những người phương Tây luôn có quan niệm rằng họ là những người có yêu cầu và kỳ vọng rất cao. Từ đó, “Asian father” ra đời. Người đàn ông này dường như không hài lòng với bất cứ thứ gì mà đứa con của ông làm ra, và bắt nó phải hoàn hảo hơn nữa. Tuy nhiên, một vài “tác phẩm” lại biểu thị sự hài lòng của “ông bố” về những đứa con của mình.
12. “…, then I took an arrow in the knee”
Ở Việt Nam, đã có thời kỳ cư dân mạng nước nhà truyền tai nhau một câu nói bông đùa với nội dung tương tự: “Hồi còn sống, tớ cũng như thế đấy…” (!?).
Theo GENK