Nhân sinh như mộng, ta là ai?
Bức tranh “Ta là ai” của họa sĩ người Mỹ Đổng Tích Cường đã đoạt giải bạc trong cuộc thi tranh sơn dầu lần thứ 3 dành cho người Hoa toàn cầu năm 2011. Trong lễ trao giải, ông đã giới thiệu với phóng viên về tác phẩm tâm đắc này.
Đổng Tích Cường nói: “Ta là ai”, tác phẩm này được vẽ trong gần 2 năm. Trong 2 năm ấy, nó vẫn không ngừng được hoàn thiện. Tiềm ý thức là một loại nhận thức kỳ diệu của con người, cũng là tư tưởng cơ bản cấu thành bức họa này. Tôi đã lựa chọn, suy xét rất nhiều khuôn mẫu, và chuẩn bị kỹ pháp hội họa tả thực để diễn xuất văn hóa truyền thống. Khi ấy trong đầu tôi đã xác định thế nào là đẹp, vẻ đẹp của bức họa là gì. Làm sao để đem ngôn ngữ hội họa diễn xuất vẻ thuần chính là quá trình mày mò sáng tác của tôi.
Đổng Tích Cường cho biết, con người đều là sinh mệnh cao tầng hạ xuống từ thượng giới, và khi đến thế gian con người đều đã mê mất phương hướng. Bối cảnh bức họa của ông, bao gồm cả nhân vật đều rất trong sáng, bởi vì những thứ trên thiên thượng đều rất trong sáng và đẹp đẽ. Khung nền là biển khơi với những làn sóng dữ, tượng trưng sự hiểm ác của thế gian. Trước mặt nhân vật nữ chính là một bản sách “Những câu chuyện có thật về luân hồi”. Chỉ riêng tiêu đề này đã gợi người ta suy ngẫm: Ta là ai? Làm sao để trở về thế giới thiên quốc? Đệ tử Đại Pháp chính là hy vọng đắc cứu của con người thế gian.
Đổng Tích Cường cho rằng, mỗi cá nhân đều nên suy xét về vấn đề sinh-lão-bệnh tử, mỗi cá nhân đều nên suy xét mình đến thế gian để làm gì? Hãy tĩnh lại và suy ngẫm xem. Nền nghệ thuật chân chính được kiến lập trên thần vận của kỹ pháp, thế nhưng xã hội hiện tại lại thiếu mất cảnh giới tinh thần ấy, nhưng đó mới là thứ gây chấn động nhân tâm! Dù sao đi nữa, mỹ thuật chính là nghệ thuật về cái đẹp; văn hóa mà Thần truyền cấp cho nhân loại không phải là cái đẹp của thế tục, mà là cảnh giới cao thượng của siêu phàm thoát tục. Trong bức họa của ông, nhân vật nữ là một người tu luyện. Sở dĩ ông lựa chọn cô là bởi vì cô có khả năng biểu hiện nội hàm thâm sâu mà ông muốn thể hiện.
Mọi thứ trên thiên thượng đều thanh tịnh trong suốt, và làm người tốt cũng là phản bổn quy chân, vứt bỏ những điều xấu trong tư tưởng. Trước mặt cô gái là một luồng sáng, biểu thị đây là hy vọng được đắc cứu, nó có thể khiến nội tâm con người trở nên thanh tĩnh và tường hòa. Đổng Tích Cường nói, trước đây ông theo đuổi kỹ pháp hội họa và ngôn ngữ thuần chính của tranh sơn dầu. Sau khi học tập các tác phẩm nghệ thuật bậc thầy, ông cảm thấy vô cùng chấn động trước thần vận của kỹ pháp. Loại thần vận này nhất định phải thông qua sự đề cao tâm tính của bản thân họa sĩ mà biểu hiện ra, bởi vậy kỹ pháp chỉ là công cụ, còn thực sự cảm động nhân tâm chính là thần vận và lực sống đằng sau tác phẩm. Cuối cùng, ông lấy một bài thơ để biểu đạt nội hàm tác phẩm “Ta là ai”:
Hồng trần mạt thế bao họa tai,
Nhân sinh như mộng, ta là ai?
Vạn cổ cơ duyên gặp Đại Pháp,
Trân quý lúc này, phút khó phai.
Đổng Tích Cường cho biết ông rất cao hứng với tác phẩm của mình, và đây là một sự khích lệ lớn trong suốt thời gian dài sáng tác nghệ thuật của ông. Từ nay về sau, ông sẽ theo mạch suy nghĩ này để sáng tác, từ đó đem nội hàm văn hóa truyền thống Trung Hoa biểu hiện hùng vĩ hơn nữa.