Nhật ‘siết chặt’ đường Trung Quốc ra Thái Bình Dương

05/12/11, 20:37 Tin Tổng Hợp

Phản ứng trước việc Trung Quốc điều tàu chiến qua eo biển Miyako để diễn tập, Nhật quyết triển khai điều lực lượng phòng vệ đến đảo Yonaguni để có thể bao quát eo biển chiến lược này.

 

 

Hòn đảo nhỏ Yonaguni, với diện tích 28,8km2 và số dân 1.700, là cơ sở để Nhật có thể “bao quát” 300km biển xung quanh…

Nó còn nằm trên tuyến đường hàng hải chạy từ Nhật Bản, qua Đài Loan, Philippines, Việt Nam và Indonesia. Nếu căng thẳng leo thang tại khu vực Tây Thái Bình Dương, chính eo biển này sẽ là nơi hải quân Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản có thể chạm trán.

Tokyo dự định thành lập một đơn vị gồm 100 binh sĩ đồn trú tại Yonaguni, ước tính tiêu tốn khoảng 1,5 tỷ yen (20 triệu USD) và dự kiến hoàn thành kế hoạch này trong năm 2015.

 

Nhật Bản điều quân bao vây Trung Quốc. Ảnh: Wall Street Journal.

Quyết định điều quân này của Nhật Bản là một phần trong chiến lược toàn diện nhằm chuyển lực lượng từ khu vực phía Bắc nước sang điểm nóng phía Nam, qua đó có thể bao vây Trung Quốc, khống chế sức mạnh của Bắc Kinh – quốc gia bị nhiều người coi là ngày càng hiếu chiến.

Theo giới phân tích, kế hoạch điều quân này của Tokyo không chỉ vấp phải sự phản đối quyết liệt tại Bắc Kinh mà còn gây quan ngại cho Đài Bắc.

Hòn đảo Yonaguni nằm sát phía Đông của vùng lãnh thổ Đài Loan đến mức ngư dân tại đây cho rằng, nếu thời tiết tốt, họ có thể dễ dàng nhìn thấy hòn đảo này. Theo ước tính, Yonaguni cách thị trấn phía Đông Đài Loan Hualien khoảng 100km về phía Đông.

Yonaguni cũng nằm gần với những khu vực chiến lược và giàu tài nguyên tại biển Hoa Đông, nơi diễn ra tranh chấp giữa Tokyo, Bắc Kinh và Đài Bắc, dẫn tới vụ bắt giữ tàu cá Trung Quốc của Nhật Bản tại quần đảo Senkaku hồi năm ngoái, khiến quan hệ Bắc Kinh-Tokyo ngày càng xấu.

Giới quan sát cho rằng, quyết định điều quân đến Yonaguni cho thấy Nhật Bản rút ra bài học sâu sắc từ vụ đụng độ trên. Theo một số chuyên gia, Tokyo đang lo ngại Bắc Kinh sẽ xâm chiếm những hòn đảo ở phía Nam với lập luận rằng ngư dân của họ tới các đảo này từ thời xa xưa…

Vì vậy, Nhật Bản đang khẩn trương chuyển trọng tâm phòng ngự của mình từ mục tiêu chống Nga sang Trung Quốc.

Hiện các hòn đảo phía Nam của Nhật Bản hầu hết đều phi quân sự và rất dễ bị tấn công. Do đó, quyết định xây dựng một đơn vị tuần tra bờ biển tại Yonaguni dường như là một động thái nhằm khẳng định chủ quyền của Nhật Bản đối với các hòn đảo tại một khu vực đầy căng thẳng này.

Không chỉ vậy, theo James Holmes, Phó giáo sư tại ĐH Chiến tranh hải quân Mỹ, kế hoạch này của Nhật Bản là một mũi tên trúng nhiều đích.

Theo ông, bảo vệ hòn đảo cũng như cảnh báo đối thủ rõ ràng là mục đích chính của bất cứ quyết định điều quân nào.

“Tuy nhiên, tất cả những gì Tokyo muốn sau quyết định này không chỉ có vậy. Nếu triển khai được các tên lửa chống hạm tại đảo Yonaguni thì Nhật Bản có thể khóa chặt các eo biển gần đó, không cho các tàu chiến Trung Quốc lui tới. Điều này có thể giảm tải sức ép lên vùng biển phía Đông của Nhật Bản và Đài Loan, giúp hải quân Mỹ có thể di chuyển theo hướng Tây đến khu vực nhanh chóng”, ông Holmes nhấn mạnh.

Kế hoạch điều quân của quân đội Nhật Bản được dư luận Đài Loan biết đến đầu tiên từ tháng 6/2010. Ngay từ thời điểm đó, Đài Bắc phản ứng quyết liệt. Tuy nhiên, Tokyo phớt lờ và còn đơn phương mở rộng Khu vực phòng không (ADIZ) tới gần Đài Loan.

Trước sự cứng rắn của Nhật Bản, giới phân tích cùng quan điểm với phe đối lập Đài Loan cho rằng, động thái này là dấu hiệu cho thấy, chính sách thân thiện với Bắc Kinh của lãnh đạo Mã Anh Cửu đẩy Đài Bắc rời xa Washington và Tokyo; đồng thời cho thấy Nhật Bản ngày càng mất niềm tin vào chính quyền đảo này.

Trong khi đó, trong bài báo mới đây trên nhật báo PLA, cơ quan ngôn luận của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, tác giả Liu Liqun cũng lên án các kế hoạch triển khai quân đến Yonaguni cùng một loạt động thái khác của Nhật Bản: đóng hai tàu sân bay vào năm 2012, hiện đại hóa công nghệ quốc phòng, triển khai tàu chiến nhằm cung cấp hậu cần cho quân đội Mỹ, cũng như triển khai máy bay tuần tra chống hạm đến vịnh Aden…

“Động thái củng cố chiến lược biển của Nhật Bản rõ ràng cho thấy quan điểm đầy khiêu khích của Tokyo. Bằng cách triển khai quân đến các hòn đảo ở khu vực Tây Nam, Nhật Bản đang tự đặt mình vào tình thế nguy hiểm”, ông Liu nhấn mạnh.

 

 
 

Trà My theo Asiasentinel

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x