Sự thật về Thuyết tiến hóa: Những cái phôi của Haeckel, lời nói dối xuyên thế kỷ (Phần 2)
Bài báo đăng ngày 5 tháng 9 năm 1997, trong tạp chí khoa học Science, đã thảo luận về việc bằng cách nào những lời thú nhận của Haeckel có thể bị giấu nhẹm ngay từ đầu thế kỷ 20, và làm thế nào các hình vẽ giả dối này bắt đầu bị đưa vào trong sách giáo khoa, với tư cách là một “sự thật” khoa học:
“Lời thú tội của Haeckel đã bị biến mất sau khi những hình vẽ của ông ta được sử dụng sau đó trong một quyển sách in năm 1901 có tựa đề: “Darwin và hậu Darwin”, và được sao chép rộng rãi trong các sách Sinh học viết bằng tiếng Anh”.
(Elizabeth Pennisi, bài báo“Những cái phôi của Haeckel: Trò gian lận đã bị phát hiện lần nữa,”đăng trên tờ báo Science, 5 tháng 9 năm 1997)
Trông bề ngoài có vẻ rất “khoa học” và chi tiết, thực ra là giả mạo
Vào tháng 3 năm 2000, người theo phái tiến hóa kiêm nhà cổ sinh vật học Stephen Jay Gould thuộc Đại học Harvard nói rằng từ lâu ông đã biết trò gian lận này, nhưng ông buộc phải im lặng. Gould nói rằng đó là một thảm họa về nghiên cứu học thuật khi các hình vẽ của Haeckel vẫn cứ được sử dụng:
Chúng ta, tôi nghĩ là có quyền, vừa ngạc nhiên vừa xấu hổ bởi vì suốt cả thế kỷ cứ tái bản một cách ngu ngơ, dẫn đến việc các hình vẽ đó vẫn tồn tại dai dẳng trong nhiều, nếu không phải là phần lớn, các sách giáo khoa hiện đại.
(http://www.arn.org/docs/richards/jr_sciedreport.htm)
Ngài Gavin de Beer, đến từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của Anh Quốc, đã mô tả sự ô nhục khủng khiếp này như sau:
“Hiếm có một sự quả quyết nào giống như cái ‘thuyết lặp lại hình thái’ của Haeckel: bị chấp nhận một cách dễ dãi, gọn gàng, chính đáng, và rộng rãi mà lại không có sự kiểm tra nghiêm ngặt, đã gây rất nhiều tác hại đối với khoa học.”
(Hank Hanegraaff, Những sai lầm chết người “Điều mà những người theo phái tiến hóa không muốn để bạn biết“, Nhà xuất bản W Publishing Group, năm 2003, trang 70)
Mặc dù đã bị tuyên bố là giả, chúng vẫn có một tác động tiêu cực bởi vì nhiều người vẫn tưởng chúng là chân thật. Mặc dù không còn hiệu lực khoa học, chúng vẫn ảnh hưởng tiêu cực đến ý thức về nguồn gốc của loài người, bởi vì người dân vẫn tiếp tục bị dạy như thế trong các trường học.
Henry M. Morris, người sáng lập Hội Nghiên cứu Sáng thếvàViện Nghiên cứu Sáng thế đã phân tích tình trạng này như sau:
Kể từ Darwin – và đặc biệt là kể từ Freud – các nhà tâm lý học đã giả định rằng con người chỉ là một con vật đã tiến hóa, và đánh giá vấn đề hành vi của con người trên cơ sở tính động vật. Các cuộc thí nghiệm với khỉ hay động vật khác (ngay cả với các loài côn trùng) đã bị sử dụng làm phương hướng chỉ đạo trong việc xử lý các vấn đề của con người…
Quả đắng của “lý thuyết lặp lại hình thái” (đã mất uy tín khoa học từ lâu) liên tục lớn lên trong nhiều lĩnh vực của xã hội …
(Henry M. Morris, “Cuộc chiến lâu dài chống lại Thần”, Nhà xuất bản Master Books, 2000, trang 32)
Thật đáng kinh ngạc thay, những người theo phái tiến hóa vẫn phớt lờ sự thật và tiếp tục sử dụng những hình vẽ giả mạo của Heackel làm bằng chứng cho “sự tiến hóa”, vẫn duy trì chỗ đứng của chúng trong nhiều sách giáo khoa khác nhau. Trong thực tế những hình minh họa giả dối của Haeckel vẫn được sử dụng trong các sách giáo khoa sinh học, cứ như thể chúng là bằng chứng của sự tiến hóa, một cách hết sức trắng trợn. Họ muốn tiếp tục đánh lừa cả loài người, bằng cách sử dụng cả hệ thống giáo dục, đầu độc trực tiếp tư tưởng và kiến thức của các học sinh ngay từ khi còn nhỏ tuổi. Họ cũng sử dụng phương tiện báo chí truyền thông để tâng bốc những “thành tựu” của những người theo phái tiến hóa, và cố tình ỉm đi, phớt lờ những gì không có lợi đối với họ, trong trường hợp này là “hình vẽ Haeckel”. Chính vì lẽ đó, một lời dối trá lớn như vậy mới có thể bị giấu nhẹm trong một thời gian dài kỷ lục: 142 năm.
Lý do chủ yếu của việc này, chính là vì chúng là bằng chứng giả dối quan trọng nhất của thuyết tiến hóa. Nhà sinh vật học phân tử thuộc Đại học California tên là Jonathan Wells đã nhận xét:
“Nhiều sách giáo khoa sử dụng một số hình vẽ các phôi của Haeckel. Một ví dụ là ấn bản năm 1999 của cuốn Sinh Học do Peter Raven và George Johnson soạn, kèm theo các hình vẽ đó, với chú thích như sau: Chú ý rằng các giai đoạn ban đầu của phôi các động vật có xương sống là rất giống nhau. Cuốn sách giáo khoa này cũng bảo học sinh: “Một trong số các bằng chứng giải phẫu ủng hộ thuyết tiến hóa mạnh mẽ nhất, là từ những so sánh cách thức phát triển của các loài sinh vật”.
Các ví dụ khác gồm có sách“Sinh Học: Sự thống nhất và đa dạng của sự sống” ấn bản năm 1998 do Cecie Starr và Ralph Taggart biên soạn. Cuốn sách đi kèm với các hình vẽ của của Haeckel với lời phát biểu, rằng giai đoạn đầu của các phôi của động vật có xương sống là hết sức giống nhau.
Trong ấn bản mới nhất của các tác giả James Gould và William Keeton, trong sách“Khoa học sinh học”nói rằng: “Một thực tế của ngành phôi thai học mà đã đưa Darwin đến với ý tưởng về sự tiến hóa, là việc thời kỳ đầu của các phôi của hầu hết các động vật có xương sống rất giống nhau”
Trong sách giáo khoa năm 1999 của Burton Guttman,“Sinh Học”, có các hình vẽ của phôi Haeckel kèm với chú thích như sau:Quá trình phát triển phôi của một động vật cho phép thấy được hình thái của các tổ tiên của nó.
(Jonathan Wells,“Những biểu tượng của thuyết tiến hóa”, Nhà xuất bản Regnery Publishing, trang 103)
“Các hình vẽ phôi của Haeckel dường như là bằng chứng mạnh mẽ cho lý thuyết của Darwin, đến mức người ta có thể tìm thấy một phiên bản nào đó của chúng trong hầu hết các sách giáo khoa hiện đại nào mà có đề cập tới thuyết tiến hóa. Tuy nhiên, các nhà sinh vật học đã biết việc Haeckel làm giả các hình vẽ được hơn một thế kỷ; phôi của các động vật có xương sống không bao giờ trông giống nhau như ông ta đã ngụy tạo. Hơn nữa, cái giai đoạn mà Haeckel gắn nhãn là đầu tiên thực ra là giai đoạn phát triển giữa chừng; trước khi tới giai đoạn đó thì các loại phôi đã khác biệt nhau rất nhiều ngay từ các giai đoạn phát triển trước đó. Mặc dù bạn có thể không bao giờ biết được điều này bằng cách đọc sách giáo khoa sinh học, nhưng đây chính là một ví dụ điển hình của việc các bằng chứng có thể bị xuyên tạc để phù hợp với một lý thuyết như thế nào”
(Jonathan Wells,“Những biểu tượng của thuyết tiến hóa”, Nhà xuất bản Regnery Publishing, trang 82, 83)
Thông qua vụ bản vẽ của Haeckel, người ta thấy quy mô bè phái của sự lừa dối là lớn đến mức độ nào. Nó một lần nữa cho chúng ta hiểu được tại sao thuyết Darwin lại liên tục cần phải được bổ sung thêm bằng những trò dối trá mới. Trò lừa đảo 142 năm này đã chìm trong sự im lặng kinh hoàng trong thế kỷ 20. Nhưng ở thế kỷ 21 mọi việc đã dần dần khác đi, và những trò gian lận tương tự cũng như các bằng chứng khoa học đích thực đều dần dần được phơi bày trước công chúng.
Nói tóm lại, sự kiện Haeckel vẽ hình giả mạo đã bị phát hiện vào năm 1901, nhưng cả thế giới khoa học vẫn tiếp tục bị những người theo phái tiến hóa lừa dối suốt hơn 1 thế kỷ. Nhưng, họ làm vậy nhằm mục đích gì?
Minh Trí (tổng hợp)
Theo tin180