9 hiểu lầm phổ biến nhất về smartphone hiện nay
Giống như nhiều lĩnh vực khác trong ngành công nghệ, điện thoại tồn tại nhiều hiểu lầm dai dẳng. Bài viết này sẽ đề cập đến 9 hiểu sai phổ biến nhất về smartphone hiện nay.
Nên đóng ứng dụng chạy ngầm để tiết kiệm pin và tránh làm chậm máy iOS và Android cho phép các ứng dụng chạy ngầm để hoạt động đa nhiệm hiệu quả hơn. Sai lầm này dường như bắt nguồn từ nhận thức rằng càng nhiều chương trình chạy thì thiết bị sẽ càng chậm và tốn pin. Tuy nhiên, cả hai hệ điều hành Android và iOS đều giới hạn hoạt động của những ứng dụng trong khi chạy nền. Chính vì vậy, mức độ hao pin và làm chậm hệ thống là không đáng kể.
Tác dụng phụ của hiểu lầm này dẫn đến sự ra đời của vô số ứng dụng tắt ứng dụng chạy nền (task killer) trên cả hai kho ứng dụng của Android và iOS. Những ứng dụng này thực sự là vô ích, không giúp tiết kiệm nguồn lực hệ thống lẫn thời lượng pin. Bởi cả Android và iOS đều tự động tắt các tác vụ chạy ngầm khi máy cần đến bộ nhớ, do đó sự khác biệt khi không có ứng dụng chạy ngầm rất nhỏ. Nên để pin cạn hẳn mới sạc lại
Các công nghệ pin cũ NiCAD và NiMH sẽ bền hơn khi để chúng cạn hẳn mới sạc lại. Có lẽ điều đó khiến nhiều người đến nay vẫn tin rằng để pin cạn mới sạc lại sẽ tốt hơn. Tuy vậy, các công nghệ pin mới hiện nay như Lithium-ion không có vấn đề hiệu ứng nhớ như các pin NiCAD và NiMH đời cũ. Thậm chí, với các pin mới hiện nay, lời khuyên của các chuyên gia và các hãng sản xuất là không nên để cạn mới sạc. Tuy vậy, một số chuyên gia vẫn khuyên người dùng nên để cạn pin và sạc đầy một lần sau 3 tháng hoặc sau khoảng 40 chu kỳ sạc. Việc này không phải để tăng tuổi thọ pin mà là để hiệu chuẩn, giúp thông số phần trăm pin hiển thị trên màn hình điện thoại chính xác. Bluetooth và Wi-Fi Direct ngốn nhiều pin
Bluetooth và Wi-Fi Direct là những công nghệ dùng để truyền dữ liệu giữa các thiết bị với tốc độ nhanh, không cần dây. Nhưng liệu những công nghệ này có tốn pin nhiều hay không? Câu trả lời là không bởi các phiên bản Bluetooth và Wi-Fi Direct mới hiện nay tiêu hao rất ít pin khi không dùng. Chúng chỉ tốn pin khi kích hoạt để truyền file dữ liệu tới thiết bị khác, còn khi không truyền file mà vẫn để bật Bluetooth và Wi-Fi Direct thì mức độ tiêu hao pin không đáng kể. Cấu hình cao hơn sẽ có hiệu năng tốt hơn Hiểu sai này nhiều khi là đúng nhưng thực tế thì cấu hình cao hơn không phải là yếu tố đủ tin cậy để khẳng định về hiệu năng. Android có vô số thiết bị ra mắt mỗi năm và một số máy có cấu hình rất ấn tượng. Tuy nhiên, có cấu hình cao chưa hẳn đã là điện thoại tốt và chạy mượt. Camera trên điện thoại là minh chứng rõ ràng nhất khi nhắc đến cuộc đua cấu hình. Thực tế, camera 12MP có thể chụp ảnh tệ hơn nhiều camera 8MP ở tất cả yếu tố ngoại trừ kích cỡ bức ảnh. Điều tương tự áp dụng với các bộ vi xử đa lõi (xem thêm bài Bộ vi xử lý 8 lõi có tốt hơn 4 lõi không? ).
Thực tế, ngoài cấu hình còn có nhiều yếu tố khác tác động đến hiệu năng như hệ điều hành hay chất lượng ứng dụng. Ví dụ, nhiều điện thoại Android có cấu hình tốt hơn nhiều iPhone nhưng chạy không nhanh và mượt mà bằng điện thoại của Apple. Nói tóm lại, cấu hình đôi khi là cách để các nhà sản xuất ve vãn người dùng, đừng để bị lừa. Chỉ nên dùng củ sạc đi theo máy
Ở khía cạnh nào đó, hiểu lầm này tồn tại sẽ giúp các nhà sản xuất kiếm lời. Trong khi lợi nhuận của smartphone càng ngày ít đi thì thị trường phụ kiện là mảng có thể mang lại nhiều doanh thu cho các nhà sản xuất. Hiểu lầm này cũng là động lực để bạn bỏ ra từ 400.000 đồng đến cả triệu đồng để mua củ sạc chính hãng. Thực tế thì các củ sạc được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn đều có thể dùng an toàn với smartphone. Cái mà chúng ta cần phân biệt ở đây là sự khác nhau về chất lượng giữa củ sạc của những sản xuất tên tuổi và hàng kém chất lượng, giá rẻ của các công ty Trung Quốc vô danh. Các hãng chất lượng như Belkin hay Amazon và nhiều công ty khác có thể dùng an toàn với điện thoại và có chất lượng không kém gì củ sạc gốc của Apple và các nhà sản xuất điện thoại Android khác. Trong khi đó, sản phẩm kém chất lượng giá rẻ của các công ty Trung Quốc tiềm ẩn nhiều rủi ro. Sạc điện thoại qua đêm làm hại pin
Đây là hiểu lầm đã từng đúng trong quá khứ. Nhưng pin và các công nghệ sạc đã được cải tiến và bây giờ thì điều này hoàn toàn sai. Các công nghệ pin cũ không đủ thông minh để nhận ra khi nào thì pin đầy, do đó sạc qua đêm kéo kài sẽ làm giảm dần tuổi thọ pin. Cơ chế sạc hiện nay đã thông minh hơn. Một khi điện thoại đầy pin, nó sẽ ngắt nguồn điện sạc vào. Vì vậy, bạn có thể yên tâm sạc cho smartphone trước khi đi ngủ. Tháo SIM và đặt chế độ máy bay sẽ giúp bạn không bị theo dõi Điều quan trọng đầu tiên cần hiểu là trừ khi bạn là kẻ khủng bố hay đang trốn nã, nếu không thì cơ quan pháp luật thực sự không cần hoặc không muốn theo dõi bạn.
Đầu tiên là nói về chế độ máy bay (airplane mode). Đặt điện thoại ở chế độ máy bay sẽ tắt Wi-Fi và dịch vụ di động, nôm na là chuyển điện thoại của bạn sang chế độ “không làm phiền”. Ở chế độ này, người khác sẽ không thể liên lạc được với bạn. Như chúng ta biết, điện thoại có hai hệ thống điều hành. Hệ thống đầu tiên kết nối với mạng di động, còn hệ thống thứ hai là giao diện trực tiếp giữa điện thoại và người dùng. Khi bạn để điện thoại ở chế độ máy bay, nó sẽ vô hiệu một phần của hệ điều hành nhưng phần còn lại của điện thoại liên lạc với các mạng di động vẫn hoạt động. Bởi vậy, việc bật chế độ máy bay vẫn có thể bị theo dõi. Tháo SIM cũng không có tác dụng bởi điện thoại vẫn có những thành phần định danh được tích hợp sẵn có thể bị các thiết bị theo dõi di động hoặc các trạm thu phát sóng di động giả mạo phát hiện. Những thiết bị này được nhiều cơ quan tình báo, quân sự và hành pháp của Mỹ sử dụng. Cách duy nhất để tránh bị theo dõi là tháo pin điện thoại. Nhưng nếu bạn dùng các điện thoại pin liền như iPhone 6 hay Samsung Galaxy S6 thì lựa chọn thực tế duy nhất là từ bỏ điện thoại hoặc sắm một chiếc túi chống theo dõi (như túi bảo vệ điện thoại Ska-Direct) hoạt động như cái lồng Faraday dành cho điện thoại. Thiết lập độ sáng tự động tiết kiệm pin
Đây là nhận thức hoàn toàn sai lầm. Trên thực tế, điều chỉnh độ sáng tự động có giúp tiết kiệm đôi chút pin bằng cách làm giảm độ sáng màn hình phù hợp môi trường. Nhưng bản thân cảm biến ánh sáng cũng sử dụng nhiều pin khi nó liên tục yêu cầu CPU xử lý dữ liệu thu thập được để đưa ra quyết định giảm hay tăng độ sáng màn hình thích hợp với môi trường xung quanh. Bản chất nguồn mở của Android làm nền tảng này rủi ro hơn
Phần mềm mã nguồn mở đúng như tên gọi của nó là một nền tảng rất mở, cho phép tiếp cận sâu bên trong của hệ điều hành. Nhưng có thể bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng Android là hệ điều hành an toàn. Điểm không an toàn là các ứng dụng. Bản chất mở của kho ứng dụng Android và khả năng cài các ứng dụng từ bên ngoài kho ứng dụng chính thức của Google làm cho điện thoại Android dễ bị lợi dụng hơn so với iOS, một nền tảng được Apple quản lý chặt chẽ. NHM Theo Makeuseof |
Theo VnReview