9 điều cần tránh khi mang thai để bé phát triển toàn diện
Ngoại trừ việc phải phải tránh rượu và chất kích thích, không có nhiều quy tắc cứng nhắc về những điều nên làm và không nên làm với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, để đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé các bà mẹ cần tránh 11 điều sau đây.
1. Một số thực phẩm không nên ăn
Hải sản sống và động vật thân mềm như sushi, hàu, vẹm, sò… Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần tránh thịt bò và thịt gia cầm chưa nấu chín vì chúng chứa nhiều mầm bệnh như toxoplasmosis hay salmonella gây viêm nhiễm đường ruột của mẹ dẫn tới các biến chứng trên thai nhi.
Các loài cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá thu, cá kiếm, cá kình, cá ngừ. Nếu thắc mắc tại sao cá ngừ cũng nằm trong danh sách này thì nguyên nhân chính là kể cả cá ngừ đóng hộp vẫn có hàm lượng thủy ngân đủ độc cho em bé nếu mẹ ăn thường xuyên. Phụ nữ mang thai cũng không nên ăn hải sản nướng, trứng sống, sữa chưa thanh trùng.
Một chế độ ăn tốt cho phụ nữ mang thai cần cố gắng kết hợp protein từ thịt, chất béo lành mạnh, nhiều rau tươi và trái cây.
2. Tránh tiếp xúc với sơn tường
Không có cách nào để đo được lượng độc cụ thể khi tiếp xúc với sơn tường. Nó phụ thuộc vào các hóa chất phức tạp trong sơn và sức đề kháng của cơ thể. Sơn tường rất độc cho phổi và thận, hơn nữa nó còn theo máu người mẹ gây độc cho thai nhi. Vì vậy các bà mẹ tốt nhất là hãy tránh sơn tường càng xa càng tốt.
3. Không lạm dụng các sản phẩm có chứa caffeine
Caffeine là một chất kích thích hệ thần kinh, tăng huyết áp và lợi tiểu. Một ly cafe buổi sáng sẽ làm bạn tỉnh táo và hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai vốn đã có huyết áp cao thì điều này lại không tốt cho thận và tim mạch.
Hơn nữa caffeine có thể qua nhau thai và ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của bé.
Dù vậy, các thai phụ cũng không cần phải từ bỏ hoàn toàn caffeine, nên dừng lại ở mức độ vừa phải khoảng 150-300 mg caffine mỗi ngày với một số thức uống như coca và nước tăng lực. Ngoài ra, các bà mẹ nên tránh một số thuốc giảm đau có hàm lượng cao caffeine.
4. Tránh dùng một số thuốc
Khi bị ốm, phụ nữ có thai nên hỏi bác sĩ điều trị của mình để được tư vấn hợp lý. Đặc biệt là trong những tháng đầu.
5. Không đi giày cao gót
Khi bào thai phát triển, trọng tâm cơ thể sẽ dồn về phía trước nhiều hơn nếu đi giày quá cao sẽ làm cơ thể có xu hướng càng thêm tiến về phía trước dễ gây tại nạn cho mẹ và bé.
Hơn nữa, khi mang thai bàn chân có xu hương tích nước và sưng to vì vậy một đôi giày co giãn thoải mái sẽ thích hợp hơn.
6. Không xông hơi hoặc tắm nước nóng
Thông thường các thai phụ thường cảm thấy đau nhức trong quá trình mang thai, xông hơi hay tắm bồn nước nóng là những biện pháp hiệu quả. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khi mẹ thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ quá cao trong thai kỳ sẽ làm cho em bé dễ mắc các dị tật bẩm sinh. Các thai phụ chỉ nên tắm nước ấm có nhiệt độ dưới 72 độ C.
7. Không tiếp xúc với chất thải của mèo
Trong phân mèo có toxoplasmosis, một loại ký sinh trùng có thể gây ra triệu chứng giống cúm. Nếu thai phụ phải tiếp xúc với chất thải của mèo thì cần đeo găng tay và rửa tay thật kỹ sau đó.
8. Tránh khói thuốc lá
Hút thuốc là rất có hại ới các mẹ bầu, và hít phải khói thuốc cũng tương tự như vậy. Có khoảng 4.000 hóa chất khác nhau trong khói thuốc.
Tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc trong khi mang thai có thể dẫn đến sẩy thai, sinh non, trẻ nhẹ cân hoặc chậm phát triển trí tuệ, thai chết lưu.
9. Không ngồi hoặc đứng quá lâu
Khi mang thai, việc giữ một tư thế quá lâu cũng có thể gây ra nhiều vấn đề với chân, gồm sưng mắt cá chân hay nặng hơn là giãn tĩnh mạch chi dưới. Thai phụ nên thường xuyên thay đổi tư thế giữa ngồi và đứng. Nếu thấy chân căng tức có thể gác chân lên cao để giảm tích tụ máu quá nhiều ở chân.
Hoàng An, theo Health Line