9 bài học đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả về cách nói chuyện thu phục lòng người
Nói chuyện là một môn nghệ thuật khó cần phải rèn luyện không ngừng. Cùng một sự việc, cùng một câu nói, chỉ cần thay đổi cách nói thôi thì hiệu quả sẽ hoàn toàn khác biệt. Vậy làm sao để có thể nói chuyện hiệu quả nhất?
1. Trong quá trình giao tiếp, hãy giữ hai nguyên tắc cơ bản
(1) Không dùng quan điểm của mình phán đoán đúng sai
Khi chúng ta đang nói chuyện, thường dễ phạm sai lầm chính là tự mình phán đoán đúng sai.
Kỳ thực, trong cuộc sống, mỗi người một quan điểm, chỉ là mỗi người có cách nhìn sự vật khác nhau, cho nên rất khó để có thể nói rằng ai đúng ai sai.
Sở dĩ chúng ta muốn phán đoán, là bởi vì trong tâm trí chúng ta đã hình thành một bộ quy tắc đánh giá của bản thân lên các sự việc. Tuy nhiên, phương pháp chúng ta xem xét điều gì đó không thể đại biểu cho người khác, càng không thể đại biểu cho chân lý.
Nếu như ta có thói quen vừa nghe vừa phán đoán, thì chắc chắn ai gặp ta một lần cũng sẽ có ấn tượng xấu. Lần sau gặp, khó tránh khỏi những cảm xúc tiêu cực, ngôn từ tỏ ra thiếu thiện cảm.
Có câu rằng: “Con đường nào cũng dẫn đến La Mã”. Chỉ có ai chân thành lắng nghe đối phương nói chuyện, mới có thể biết được đầu đuôi sự tình, từ đó đưa ra những phân tích chính xác. Biết đâu, đối phương có thể mang tới cho bạn những quan niệm hoàn toàn mới hoặc những sáng kiến nào đó thì sao?
(2) Hoàn toàn tôn trọng đối phương
Khổng Tử đã từng nói: “Ba người cùng đi, hai người kia là thầy của ta”. Trên thế giới này, không có hai cái cây hoàn toàn giống nhau, cũng như phương pháp của con người đối với một sự việc là khác nhau. Cho nên, hãy tôn trọng ý kiến của đối phương.
Tôn trọng có thể giúp bạn giữ một thái độ tốt trong việc trao đổi.
Tôn trọng cho phép đối phương biết bạn đang rất chân thành.
Tôn trọng có thể giúp cho đối phương biểu hiện ra nội tâm sâu lắng nhất của mình.
Cần nhớ rằng: Để cho người khác tôn trọng mình, đầu tiên chính mình phải tôn trọng người khác.
2. Cố gắng không sử dụng những từ ngữ tiêu cực
Theo kết quả điều tra, các nhà tâm lý học phát hiện, không sử dụng từ ngữ tiêu cực trong giao tiếp, thì tốt hơn so với sử dụng các từ mang tính tác động tiêu cực.
Bởi vì những lời lẽ tiêu cực sẽ tạo ra cảm giác lệch lạc khó chịu, trong khi đó từ ngữ tích cực lại có một sức mạnh vô hình, nó có thể truyền cảm hứng, giúp đối phương dễ dàng chấp nhận ý kiến của chúng ta.
Ví dụ: “Mình không đồng ý hôm nay bạn đi Hà Nội”, những lời này có thể đổi thành: “Mình hy vọng bạn xem xét lại những suy nghĩ của mình trước khi đi Hà Nội”.
Khi trao đổi, trong rất nhiều vấn đề, chắc chắn có thể sử dụng từ ngữ mang tính tích cực để diễn tả.
3. Thay đổi khía cạnh biểu đạt
Cùng một quan điểm trên một sự việc sẽ có nhiều cách biểu đạt khác nhau. Ví dụ, chúng ta muốn nhận xét người phụ nữ kia rất béo, thì có thể nói rằng: “Cô thật sự rất béo, cô cần phải giảm béo đi” hoặc: “Ngày trước, cô nhất định là một người thon thả”.
Cách biểu đạt còn có rất nhiều. Tuy nhiên, xét tình huống trên, nếu bạn là người phụ nữ kia, bạn thích nghe người khác nói cách nào hơn? Đương nhiên là cách hai rồi phải không.
Cho nên, trước khi chúng ta muốn thể hiện quan điểm nào đó của mình, đừng ngại mà dừng lại suy nghĩ 3 giây. Có thể, bạn sẽ tạo ra những điều thú vị hơn khi sử dụng được đúng ngôn ngữ mà mình mong muốn.
4. Vận dụng tốt ngôn ngữ cơ thể bạn
Ngôn ngữ cơ thể bao gồm tất cả các bộ phận của cơ thể. Từ ngữ, âm điệu và những chuyển động trên cơ thể tạo thành một hệ thống biểu đạt khi giao tiếp với mọi người. Chỉ có tất cả các bộ phận phối hợp một cách hoàn mỹ mới có khả năng sinh ra hiệu quả tốt nhất.
Một nghiên cứu cho thấy, vai trò của ngôn ngữ, ngữ điệu và cơ thể sinh ra các hiệu quả biểu đạt khác nhau, cụ thể: Ngôn ngữ 7%, ngữ điệu của giọng nói 38%, ngôn ngữ cơ thể 55%.
Ví dụ, chúng ta nhìn thấy dòng chữ “đây là 100 triệu đồng”.
Nếu chúng ta chỉ nói đơn thuần “đây là 100 triệu đồng” , thì mọi người chỉ hiểu được rằng đây là 100 triệu. Tuy nhiên, nếu bạn biểu đạt cùng với ngữ điệu thì sẽ rất khác đấy nhé!
Ví dụ, bạn nói “đây là 100 triệu” thêm vào đó là cái giật mình của cơ thể, ngữ điệu nâng cao lên liền khiến người khác cảm thấy vô cùng ngạc nhiên, bất ngờ.
Còn nếu bạn gằn giọng lên, hai tay nắm lại cho thấy sự phẫn nộ, thì mọi người sẽ cảm giác thấy đây chính là một tai họa.
5. Gửi gắm hy vọng sẽ có hiệu quả hơn so với ra mệnh lệnh
Ngôn từ mệnh lệnh có thể làm cho người khác rất kỳ thị, cũng là hành động thể hiện sự thiếu tinh tế của bản thân.
Cảm giác bị ra lệnh sẽ làm suy yếu tính tích cực của đối phương, có khi người khác còn thấy khó chịu, tức tối trong lòng. Từ đó, các kết quả sẽ đạt không tốt.
Chẳng hạn như: “Bạn phải hoàn thành công việc trong vòng năm ngày”.
Bạn có thể nói như thế này: “Theo khả năng của bạn, tôi tin rằng bạn sẽ hoàn thành được mục tiêu này trong năm ngày”.
Điều này đặc biệt hiệu quả tại nơi làm việc. Để chỉ định một công việc, hãy nuôi dưỡng thói quen làm việc như trên, nó không chỉ không làm giảm uy quyền của bạn, mà còn tăng thêm sự cuốn hút của bạn đấy.
6. Lời nói sẽ làm tổn thương con người nhất
Trong nói chuyện, tuỳ sự việc mà đưa ra nhận xét một cách đúng mực. Tuy nhiên, nhiều khi trong lúc mọi người nói chuyện, lại hay khuếch đại sự việc, sử dụng lời nói thâm sâu hóa.
Ví như, khi con trai rót nước không may làm vỡ ly, người gia trưởng có khi sẽ nói: “Trời sinh ra mày đúng là đồ phá gia chi tử”.
Suy nghĩ một chút, chỉ có làm vỡ 1 cái ly, bạn lại ví là “phá gia chi tử”, dường như có sự bấp bênh quá lớn.
Đổi lại bạn có thể nói rằng: “Không có sao, sau này chú ý nhé con, con có thể tự rót nước, tức là con đã lớn rồi, bố mẹ thấy rất vui”.
Ghi nhớ, theo quan niệm trên, không nên có kết luận bất kỳ ai, sự vật là có thay đổi, con người cũng lại như thế, mỗi người đều có mặt lương thiện, sự việc nào cũng có nhân tố tích cực.
7. Cảm xúc bất ổn thì nên dừng cuộc nói chuyện
Khi tức giận, thì trí lực sẽ giảm sút. Theo tâm lý học chứng minh, lúc con người có cảm xúc không ổn định, trí lực chỉ bằng đứa trẻ 6 tuổi.
Khi cảm xúc của mình không ổn định, thì thường biểu đạt ra những hành động không đúng với suy nghĩ của mình, đạo lý không rõ, lời nói ra cũng không rõ, càng không thể quyết định sách lược.
Trong sinh hoạt, hay công tác, một câu nói có thể trở mặt thành thù, thậm chí gây ra án mạng khi không chịu nổi.
8. Nói hài hước đúng lúc đúng chỗ
Những người nói chuyện hài hước sẽ khiến cho người nghe cảm thấy rất vui vẻ. Tuy nhiên, nó phải được sử dụng đúng lúc, đúng nơi, không thể tùy ý.
Xin dẫn ra với các bạn một câu chuyện. Lý Thế Dân một đời là một minh quân, nhưng lại bởi vì một một câu nói vui đùa của đại thần đùa mà giết nhầm một tướng quân.
Có một lần, Lý Thế Dân nhận được mật báo nói tướng quân Vương Hòa ở biên cương có thể làm phản. Vì thế, ông cho gọi vài trọng thần vào bàn bạc.
Lúc này, một đại thần tên là Lý Triển bị đau bụng đại tiện, xin ra ngoài.
Lý thế dân cùng các đại thần đang căng thẳng bàn kế đối sách, lúc này mọi người chủ kiến bất định, chưa đưa ra được quyết định cuối cùng.
Lý Triển đi vệ sinh trở về, ông thấy vẻ mặt mọi người vô cùng nghiêm trọng, nên ông muốn là làm sinh động bầu không khí lên.
Ông nói: “Ác tật chi tồn, thương thân ngộ quốc, trảm chi tối giai!” (Gặp ác bệnh, hại thân, lỡ quốc sự, trảm là tốt nhất ).
Ông là có ý nói về bệnh tiêu chảy của mình, làm tổn hại thân thể, còn làm lỡ quốc sự, vẫn còn chưa khỏi. Thế nhưng Lý Thế Dân không nghĩ vậy, ông cho rằng Lý Triển bảo ông giết Vương Hòa, nói: “Làm như lời khanh nói nhé!”, Lý Triển liền nói: “Hoàng thượng thánh minh”.
Sự việc này sau đó điều tra mới biết được Vương Hòa không có âm mưa tạo phản.
9. Nhượng xuất thành tích cũng là một loại nghệ thuật
Con người ai cũng muốn được khích lệ. Do vậy nhượng xuất thành tích cũng là một cách để khích lệ người ta.
Chẳng hạn khi chúng ta nghiên cứu thảo luận để tìm ra phương án để giải quyết một vấn đề nan giải nào đó, có lúc là mình gợi ý để người khác nghĩ ra phương pháp, lúc đó chúng ta nên nói: “Phương pháp của bạn rất sáng ý, có thể thử áp dụng”, chứ không phải nói: “Tôi nghĩ cách giúp bạn”.
Nói chuyện có thể khiến người ta ưu thích không chỉ là biểu đạt vấn đề một cách khéo léo mà đòi hỏi chúng ta phải học tập tu dưỡng mỗi ngày, tập thói quen quan sát tốt, không ngừng ước thúc rèn luyện chính mình, thường xuyên suy nghĩ lại những việc mình làm, ngộ ra điều này mới thực sự trở thành chính mình đấy.
“Một câu thiện ý ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng”. Hãy bồi dưỡng những lời hay ý đẹp cho chính mình nhé!
Hoàng Sâm, dịch từ Cmoney.tw