Bí ẩn khoa học Trung Quốc cổ đại (I)

17/11/11, 15:23 Bí ẩn

Khi nhắc đến nền khoa học và công nghệ cổ đại Trung Quốc, chắc hẳn mọi người đều nghĩ đến bốn phát minh vĩ đại: la bàn, giấy, nghề in và thuốc súng.

Bàn ủi quần áo phát minh vào triều đại nhà Hán, thế kỉ thứ 2 sau Công Nguyên

Bí ẩn khoa học Trung Quốc cổ đại (I) - Tin180.com (Ảnh 1)
Bàn ủi quần áo thời Hán ở Trung Quốc, khoảng thế kỷ 2

Bàn ủi quần áo mà chúng ta thường dùng hiện nay là một phát minh của người Mỹ vào thế kỉ thứ 19. Tuy nhiên, ngay từ thế kỉ thứ 2 sau Công Nguyên, những người dân Trung Quốc triều đại nhà Hán đã bắt đầu sử dụng bàn ủi để là các loại quần áo. Theo thông tin trong “một cuốn từ điển nhỏ về đồng”, những chiếc bàn ủi trong triều đại nhà Hán được đúc từ đồng. Một số bàn ủi đến nay vẫn còn dòng chữ khắc “là phẳng quần áo” trên đó.

Tên gọi ban đầu của bàn ủi xuất phát từ hai nguồn gốc: thứ nhất là ý nghĩa biểu tượng của sao Bắc Đẩu và thứ hai, bắt nguồn từ hình dạng của nó giống với một dụng cụ nấu ăn cổ đại. Hình dạng của chiếc bàn ủi trông giống như một cái chảo phẳng đáy. Trước khi là áo, người Trung Quốc cổ đại thường để một mẩu than nóng rực vào bên trong bàn ủi và đợi cho đến khi phía dưới đáy bàn ủi cũng dần nóng lên.

Bí ẩn khoa học Trung Quốc cổ đại (I) - Tin180.com (Ảnh 2)

Một số địa danh cũng được đặt tên theo bàn ủi quần áo, ví dụ như: Iron Knoll (đồi bàn ủi), Iron Town (thị trấn bàn ủi), West Iron Street (Đường bàn ủi phía tây). Nguyên nhân là do việc sớm sử dụng bàn ủi rộng rãi. Thêm vào đó, “chuỗi Du Yu” của triều đại nhà Tấn cũng viết: “cối giã thuốc, vòi hoa sen, bàn ủi… là những vật dụng thiết yếu của người dân”. Từ đó chúng ta có thể thấy rằng, bàn ủi cũng là một trong những vật dụng của mọi gia đình.

Kĩ thuật khoan, mài giũa siêu đẳng

Vào 5.300 năm trước, đầu của mũi khoan dùng để khoan ngọc bích chỉ dày 0,07 mm. Một số nhà khảo cổ học đã khai quật được rất nhiều ngọc bích tại bãi biển Lingji thuộc hạt Hanshan ở tỉnh Anhui, nơi mà những người dân thời kì đồ đá mới đã sinh sống 5.300 năm trước. Những bức tượng làm bằng ngọc bị chôn vùi dưới đất này cao 7,7 cm, rộng 2,1 cm và dày 0,8cm. Trên cánh tay của mỗi bức tượng có 6 chiếc vòng ngọc, và chúng còn có những chiếc thắt lưng được trang trí bằng ba viền sọc chéo. Ở lưng của bức tượng cũng có một lỗ rất nhỏ. Để khoan được những chiếc lỗ này cần phải trải qua bảy giai đoạn. Cách thức khoan lỗ này cũng rất khoa học. Đầu tiên, một lỗ thẳng đứng có đường kính 0,07 mm được khoan ở cả hai đầu để định vị và sau đó khoan xiên qua theo đường chéo. Phương pháp khoan này cũng được sử dụng khá phổ biến trong việc thiết kế và xây dựng đường hầm băng qua sông hiện đại trong khi người cổ đại ở bãi biển Lingji đã áp dụng nó từ 5000 năm trước. Hiểu biết của người cổ đại hoàn toàn vượt xa so với sự tưởng tượng của chúng ta ngày nay.

Khi sử dụng kính hiển vi, ta cũng có thể thấy rõ lõi khoan hình ống trụ của miếng ngọc này vẫn nằm bên trong lỗ hình ống đó. Sau khi đo lường, chúng ta có thể thấy rằng đường kính của lõi ngọc này chỉ 0,05mm. Điều này cho thấy rằng đường kính tối đa của lỗ hình ống chứa nước và cát này không vượt quá 0,07 mm. Thật khó có thể tin được những người dân sống từ 5,300 năm trước lại có thể sử dụng mũi khoan có đường kính không quá 0,07 mm để khoan lỗ trong viên ngọc như vậy.

Dấu tích của những thiết bị cơ khí có độ chính xác cao

Kĩ thuật hoàn mỹ của người thượng cổ làm chúng ra choáng váng. Độ dày của một số sản phẩm nghệ thuật làm bằng ngọc chỉ là 7 độ (lớn nhất là 8 độ). Những dấu mài nhẵn còn để lại trên những bức tường cũng rất nhẵn mượt và song song với nhau. Chúng đều cần phải được khoan với vận tốc mũi khoan lớn cũng như được chạm khắc đều đặn. Điều đó đủ để chứng minh rằng các dụng cụ cắt vào thời ấy là rất sắc bén. Họ chắc chắn cũng có cả một chiếc máy quay vòng tốc độ cao. Những chiếc máy ấy cũng giống như máy tiện có độ chính xác cao và một số thiết bị cơ khí tương tự mà chúng ta đang sử dụng ngày nay. Nếu không có bất cứ loại máy nào như vậy thì không thể làm được như thế.

Một chiếc còi bằng ngọc có kích thước chỉ bằng móng tay khai quật được ở bãi biển Lingjia dài 1,3 cm, dày 0,1 cm, đường kính trên đỉnh là 1,7 cm, đường kính dưới đáy là 0,09 cm. Ở chính giữa phía bên dưới có một lỗ và trên bề mặt của nó có một dấu mài.

Chiếc còi này có hai mặt với chiều dày là 0,5 cm. Mặt ngoài có đường kính 11,2 cm và đường kính mặt trong là 2,9 cm. Quan sát bề mặt thành lỗ phần nằm ở giữa 2 đường kính này, các nhà nghiên cứu cho rằng cái lỗ đó đã được khoan trước khi được xâu và cắt. Ở rìa ngoài có 4 lỗ đối xứng nhau.

(Theo Kanzhongguo)/Tin180.com

Xem thêm

Vén bức màn văn minh tiền sử: (Phần 1) Tranh vẽ trong hang đá thời tiền sử.

Vén bức màn văn minh tiền sử: (Phần 2) Bức bích họa phức hợp của người tiền sử.

Loài hoa Ưu Đàm huyền thoại

 

 

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x