Video: Dự ngôn và nhân sinh (Phần 2)

07/11/11, 09:37 Bí ẩn

Tác giả: Tân Đường Nhân

[Chanhkien.org] Dự ngôn tiên tri viết, lịch sử đã sớm biết. Thiên thượng khéo an bài, chỉ bởi người mê mãi. Trong phần trước, ông Tống đã giới thiệu với chúng ta “Các Thế Kỷ” của nhà tiên tri nổi tiếng người Pháp Nostradamus, “Cách Am Di Lục” của Hàn Quốc, và “Thiêu Bính Ca” của nhà tiên tri Lưu Bá Ôn triều Minh, Trung Quốc. Hôm nay, chúng ta lại tiếp tục cùng ông Tống đàm luận về quan hệ giữa dự ngôn và nhân sinh. Trong phần này, ông Tống sẽ nhấn mạnh về lời nhắc nhở và cảnh tỉnh của các nhà tiên tri nổi tiếng triều Tống và Minh đối với xã hội ngày nay. Đối diện với cảnh tỉnh của cổ nhân, chúng ta chẳng phải nên suy xét hay sao?

* * *

【Tế ngữ nhân sinh】Dự ngôn và nhân sinh (trung)

Xem video tại đây.

Người dẫn chương trình: Thân ái chào quý vị khán giả. Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục đàm luận về chủ đề dự ngôn và nhân sinh. Ở phần trước, ông Tống Thần Quang đã giới thiệu với chúng ta “Các Thế Kỷ” của nhà tiên tri người Pháp Nostradamus, “Cách Am Di Lục” của Hàn Quốc, với những dự đoán về Pháp Luân Đại Pháp từ lúc bắt đầu cho tới khi hồng truyền. Còn hôm nay, ông Tống Thần Quang sẽ tiếp tục giới thiệu với chúng ta các dự ngôn của Trung Quốc.

Người dẫn chương trình: Tống tiên sinh, chào ông.

Tống Thần Quang: Xin chào.

Người dẫn chương trình: Khi kết thúc tiết mục trước, chúng ta đã bàn đến “Thiêu Bính Ca” của Lưu Bá Ôn. Như vậy “Thiêu Bính Ca” nói thế nào ạ?

Tống Thần Quang: Trong “Thiêu Bính Ca”, Lưu Bá Ôn đã dự ngôn về hoạn quan loạn chính, quân Thanh nhập quan, còn có Khang Hy thịnh thế, v.v. Đây đều là những sự kiện trọng đại, đều đã trở thành lịch sử mà mọi người đều hiểu rõ. Ở đây tôi đặc biệt giới thiệu bộ phận “Thiêu Bính Ca” dự ngôn về ngày nay và tương lai, tiếp đây chúng ta sẽ cùng xem đoạn vấn đáp này nói thế nào (ghi chú: đối thoại giữa Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn):

Hoàng Đế hỏi: “Cuối cùng ai sẽ truyền Đạo?”

Bá Ôn đáp: “Có thơ làm chứng rằng:

Không tướng tăng cũng chẳng tướng đạo,
Đội mũ lông cừu nặng bốn lạng.
Chân Phật không ở trong tự viện,
Ngài là Di Lặc nguyên đầu giáo.”

Người dẫn chương trình: Nói vậy là có ý gì ạ?

Tống Thần Quang: Là nói Chính Pháp Chính Đạo thời mạt pháp sẽ có ai đó tới truyền. “Không tướng tăng cũng chẳng tướng đạo”, ý chỉ hình tượng xuất hiện không phải là hòa thượng hay đạo sĩ. “Đội mũ lông cừu nặng bốn lạng” ẩn dụ người truyền Pháp có hình tượng rất giống với đàn ông hiện đại, đầu để tóc ngắn, nặng cũng chừng ấy. “Chân Phật không ở trong tự viện, Ngài là Di Lặc nguyên đầu giáo”. Nói rất rõ Phật Di Lặc hạ thế không phải trong Phật giáo. Năm xưa Phật Thích Ca Mâu Ni từng dự ngôn Phật Di Lặc sẽ hạ thế độ nhân. Dự ngôn “Ngài là Di Lặc nguyên đầu giáo” này của Lưu Bá Ôn đã chỉ rõ người truyền Đạo là làm việc của Phật Di Lặc hạ thế độ nhân. Cùng với dự ngôn năm xưa của Phật Thích Ca Mâu Ni là hoàn toàn tương hợp. Còn tiếp tục thế này:

Hoàng Đế hỏi: “Di Lặc hạ phàm tại nơi đâu?”

Bá Ôn đáp: “Nghe thần nói đây: Lúc Giáo chủ tương lai hạ phàm, không ở tại Tể phủ giống quan viên, không ở tại Hoàng cung làm Thái Tử, cũng không xuất thân nơi miếu lý hoặc đạo quán, mà giáng sinh tại căn nhà cỏ của bách tính hàn vi, rải vàng khắp Yên Nam Triệu Bắc”.

Đoạn này tự nói Phật Di Lặc không hàng thế tại Hoàng cung, quan phủ, chùa chiền hoặc đạo quán, mà là hàng thế vào gia đình bình dân, từ đó tới Bắc Kinh “Yên Nam Triệu Bắc” truyền cấp Phật Pháp cho thế nhân. Những điều này đều ứng nghiệm rồi. Đại sư Lý Hồng Chí xuất thân bình dân, năm 1992 bắt đầu khai truyền Pháp Luân Đại Pháp tại Bắc Kinh. (ghi chú: đi từ Trường Xuân, tới mở lớp tại Bắc Kinh)

Người dẫn chương trình: Thế sau đó Lưu Bá Ôn dự ngôn thế nào?

Tống Thần Quang: Chúng ta sẽ xem tiếp.

Hoàng Đế hỏi: “Triều Thanh tận thế nào, ông nói rõ xem, để hậu nhân thấy?”

Bá Ôn đáp: “Thần không dám nói hết, hải vận chưa khai là Đại Thanh, hải vận khai rồi động đao binh, nếu như vận vận lại khai nữa, ắt là Lão Thủy về kinh đô.”

Hoàng Đế hỏi: “Lão Thủy có gì ư?”

Bá Ôn đáp: “Có có có. Chúng Đạo sẽ tiến vào tu hành, lớn thành nhỏ, già thành trẻ, hòa thượng muốn cặp kè với giai nhân, thật đáng cười đáng cười, thời tăng nhân lấy vợ sẽ đến.”

Đoạn này là nói về hiện trạng xã hội thời kỳ “Lão Thủy về kinh đô”. Pháp Luân Công bắt đầu truyền bá từ năm 1992, khi ấy tại Trung Quốc không biết có bao nhiêu trường phái khí công. Do công pháp và Pháp lý của Pháp Luân Công là rất đặc biệt, nên nhiều người luyện công pháp khác đã gia nhập tu luyện Pháp Luân Công. Rất nhanh đạt tới trên 100 triệu người. Đây chính là “Chúng Đạo sẽ tiến vào tu hành”. Bởi vì Pháp Luân Công là công pháp tính mệnh song tu, vừa tu tâm tính đồng thời tu mệnh, nên việc thân thể trở về tuổi trẻ là rất minh hiển. Lão nhân sáu, bảy mươi tuổi khi tu luyện Pháp Luân Công trông như người trẻ, đúng là “lớn thành nhỏ, già thành trẻ”. Pháp Luân Công tuy là Đại Pháp tu luyện của Phật gia, nhưng không giống tu hành trong tôn giáo. Tu luyện của Pháp Luân Công là trực chỉ nhân tâm, mở ra pháp môn thuận tiện nhất, là tu luyện trong xã hội, do đó không giống hòa thượng và ni cô, mà vẫn có thể kết hôn. Họ cũng có thể có gia đình, có thể làm đại quan phát đại tài; những điều này đều không có quan hệ, quan trọng là cái tâm kia. Từ một phương diện khác mà xét, nhìn vào tình huống tôn giáo, do tôn giáo đã tiến vào thời mà Phật Thích Ca Mâu Ni gọi là mạt pháp mạt kiếp, nên giới luật tu hành trong chùa đã bị phá hoại rồi. Như vậy hòa thượng cũng không còn giữ giới luật, kết hôn kiếm tiền đã trở thành phổ biến, vậy là tự viện đã trở thành nơi để hòa thượng đi làm, chứ không còn là nơi thanh tịnh tu hành nữa.

Người dẫn chương trình: Quả đúng là như vậy. Thế sau đó nói tiếp thế nào ạ?

Tống Thần Quang:

Hoàng Đế hỏi: “Khanh nói gì về Đạo thời đó?”

Bá Ôn đáp: “Lúc sắp kết thúc, vạn Tổ hạ giới, thiên Phật lâm phàm, phổ thiên Tinh Đẩu, La Hán quần Chân, mãn thiên Bồ Tát, khó thoát kiếp này, chính là vị lai Phật hạ thế truyền Đạo, thiên thượng thiên hạ chư Phật chư Tổ, nếu không gặp con đường Kim Tuyến, khó tránh kiếp này, bị tước quả vị, sau cùng Di Lặc phong bế hết 81 kiếp”.

Người dẫn chương trình: “Lúc sắp kết thúc” là chỉ đoạn thời gian cuối thế kỷ trước phải không ạ?

Tống Thần Quang: Đúng, chính là đoạn thời gian có biến hóa thiên tượng rất lớn, biến hóa thế nào? “Vạn Tổ hạ giới, thiên Phật lâm phàm, phổ thiên Tinh Đẩu, La Hán quần Chân, mãn thiên Bồ Tát, khó thoát kiếp này”. Như vậy đã nói rõ các Phật Đạo Thần trên thiên thượng (ghi chú: các tầng không gian khác nhau) đều hạ xuống. Vì sao như vậy? “Chính là vị lai Phật hạ thế truyền Đạo”. Theo kinh Phật ghi lại, vị lai Phật chính là Di Lặc Phật; “thiên thượng thiên hạ chư Phật chư Tổ”, cho dù là ai, nếu không gặp “con đường Kim Tuyến” quý giá của Pháp Luân Đại Pháp, thì “khó tránh kiếp này, bị tước quả vị”, đều không thoát khỏi trường kiếp nạn này. Đoạn vấn đáp này đã nói rất rõ sự hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp. Điều khiến người ta chấn động hơn nữa chính là, nó đề cập đến chư Phật chư Tổ trên thiên thượng đều hạ xuống để đồng hóa Đại Pháp. Điều này với “người và Thần cùng tại một thế gian” trong dự ngôn Tây phương thực ra cũng là một ý.

Người dẫn chương trình: Là bởi vì Pháp Luân Đại Pháp không phải là công pháp bình thường rồi.

Tống Thần Quang: Từ đó có thể thấy sự hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp tuyệt không phải là sự kiện đơn giản. Phỉ báng Đại Pháp, bức hại đệ tử chân tu Đại Pháp, nhất định là tội nghiệt cực nghiêm trọng. Do đó, tại đây tôi đề tỉnh thế nhân phải cực kỳ thận trọng đối đãi với sự việc này. Ngoại trừ “Thiêu Bính Ca”, Lưu Bá Ôn còn có hai bộ dự ngôn khác, một là “Kim Lăng tháp bi văn”, một là “Thôi Bi Đồ” (ghi chú: so với dự ngôn “Thôi Bối Đồ” triều Đường thì chỉ khác một chữ).

Người dẫn chương trình: Chúng tôi lại muốn nghe xem hai bộ dự ngôn này nói thế nào.

Tống Thần Quang: Ví như “Đông phong xuy tống thảo mộc ai”. Chỉ đích thị bịa đặt lừa dối của đảng cộng sản Trung Quốc khiến dân chúng phạm tội với Phật Pháp, quả thực là quá bi ai. “Hồng thủy thao thiên trục nhật lai”. Chỉ thứ khí thế rất hung mãnh của cuộc bức hại Đại Pháp. “Nhị tứ bát, tam thất cửu”. Đây chính là “nhị tứ bát” mà tôi đã giới thiệu ở phần trước, tức ngày 20 tháng 7 năm 1999 bức hại bắt đầu, đến “tam thất cửu” một năm nào đó, khả năng chỉ ngày 16 tháng 3 Nông lịch. (ghi chú: cá nhân tôi cho rằng là ngày 9 tháng 10, tức 22 tháng 11 năm 2012 Tây lịch, bởi vì khi ấy ôn dịch đã phát sinh tháng 10 Nông lịch, nên bức hại đình chỉ). Tiếp đây là nói về “Họa nguyên chủng kỷ cửu”, ám chỉ chúng sinh sẽ phải đối diện với đại đào thải. “Dân tam dân thập dân tam thất, Cẩm tú hà sơn hoán nhất sắc”. Chính là chỉ Pháp Luân Đại Pháp sẽ đem đến sự tốt đẹp cho chúng sinh tương lai. “Mã bất điểm đầu thạch trầm đế, Hồng hoa khai tận bạch hoa khai”, chỉ đảng cộng sản Trung Quốc sẽ chìm đắm trong giải thể (ghi chú: hồng sắc, tức màu đỏ, là tiêu chuẩn màu của đảng cộng sản). Pháp Luân Đại Pháp sẽ truyền ngày càng rộng. “Tử kim sơn thượng mỹ nhân lai”. Đây là chỉ Bắc Kinh tại Trung Quốc Đại Lục (ghi chú: đúng ra phải là thủ đô Nam Kinh, Nam Kinh có Tử Kim Sơn, một ngọn núi nổi tiếng), một ngày nào đó sẽ có người từ Mỹ quốc tới. “Nhất tai hoán nhất tai, Nhất hại hoán nhất hại”. Đây là nói những người làm điều xấu trong cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp lần này đều sẽ phải bồi hoàn.

Người dẫn chương trình: Thưa ông Tống, ông vừa nói dự ngôn “Kim Lăng tháp bi văn” ám chỉ chúng sinh sẽ phải đối diện với đại đào thải, vậy tình cảnh lúc ấy thế nào?

Tống Thần Quang: Chúng ta xem miêu tả ở đoạn dự ngôn này: “Phụ mẫu tử, khó mai táng. Cha mẹ tử, con cháu vác. Vạn vật cùng chịu kiếp, Sâu kiến cũng tai ương”. Thực ra dự ngôn “Cách Am Di Lục” được đề cập ở trước cũng có miêu tả về đại đào thải. Nói như thế này: “Thiên sơn lục giác chim bay tuyệt, Tám người vạn lối người tích diệt”, quả là vô cùng thê thảm.

Người dẫn chương trình: Thưa ông Tống, nói về dự đoán các tai nạn có thể phát sinh, liệu có cách nào miễn đại đào thải không?

Tống Thần Quang: Dự ngôn “Kim Lăng tháp bi văn” nói: “Năng phùng Mộc Thỏ phương vi thọ, Trạch cập quần sinh lạc thả khang. Hữu nhân thức đắc kỳ trung ý, Phú quý vinh hoa bách thế xương”. Là nói nếu như có người minh bạch rồi, lại theo Đại Giác Giả chuyển sinh năm Thỏ để tiến vào tu luyện, thì sẽ được hạnh phúc trường thọ, phú quý vinh hoa, trăm sự hưng vượng.

Người dẫn chương trình: Nãy giờ là ông giới thiệu về dự ngôn “Kim Lăng tháp bi văn”, vậy còn “Thôi Bi Đồ” thì dự ngôn thế nào?

Tống Thần Quang: “Thôi Bi Đồ” chủ yếu là giảng việc Phật Di Lặc hạ thế độ nhân.

Người dẫn chương trình: Ông mau nói đi ạ.

Tống Thần Quang: Do thời gian có hạn, tôi chỉ lựa chọn một bộ phận để giới thiệu, đoạn ấy tả thế này:

“Thế giới đã tận, mạt kiếp đã đến, chúng sinh chịu khổ não, vạn ma xuất động, không Tam Dương có thể điều hành, tất phải đợi Thượng Thượng Chủ Thánh tới… Ta nói rằng Thượng Thượng Chủ Thánh chính là Di Lặc Phật sẽ sớm đến”.

Đây là một đoạn trong quyển 2, là lời Thiên Phật hồi đáp Tam Thanh Ngọc Đế, đại ý là: Thế giới đã tới mạt kiếp rồi, các chủng tà ác xuất động, chúng sinh phải chịu khổ não, đây là điều các Thánh nhân trước đó không thể cứu vãn. Chỉ có thể đợi Thánh Chủ Tối Cao tới, như vậy ta nói Thánh Chủ Tối Cao tức là Phật Di Lặc. Đoạn này đã nói rõ nguyên nhân hạ phàm của Phật Di Lặc.

Người dẫn chương trình: Sau đó tình hình thế nào ạ?

Tống Thần Quang: Tiếp tục xem dự ngôn:

Di Lặc Phật từ Thiên nói rằng: “Sau khi ta tự mình truyền tam tự tam Pháp, tất vạn pháp quy nhất, Pháp chính càn khôn”,… lễ rồi thấu hư mà đi. Phàm thân Mộc Tử vi tính.

Đoạn này đại ý là Phật Di Lặc khi từ biệt chúng Thần trên thiên thượng nói: Sau khi ta tới nhân gian truyền Đại Pháp ba chữ, sẽ khiến vạn pháp quy nhất, Thiên Địa quy chính. Thi lễ hoàn tất xong rồi, lại xuyên qua cõi Thần, hướng về nhân gian mà đi. (ghi chú: các tầng không gian khác nhau). Thân người chuyển sinh của Phật Di Lặc có họ Lý (李), tức Mộc Tử (木子). Còn đoạn tiếp theo là nói về địa điểm và thời gian Phật Di Lặc chuyển thế.

Người dẫn chương trình: Tại địa phương nào ạ?

Tống Thần Quang: Dự ngôn:

“Lúc ấy Di Lặc Phật thấu hư đến Nam Hạp Phù Đề thế giới trung thiên tại Trung Quốc Kim Kê mục, phụng Ngọc Thanh thời niên kiếp tận, Long Hoa hội Hổ, Thỏ chi niên đáo trung thiên, nhận Mộc Tử vi tính”.

Chính là nói không lâu sau, Phật Di Lặc chuyển sinh đến vị trí Trung Quốc Kim Kê Mục, năm này đúng vào năm Thỏ, tại nhân gian họ là Lý (李). Chúng ta từ địa đồ Trung Quốc mà nhìn, thấy hình dạng rất giống Kim Kê {gà vàng}, “mục” là con mắt, vị trí tỉnh Cát Lâm chính là nằm tại vị trí con mắt này. Đây là nói rằng Phật Di Lặc xuất sinh tại Cát Lâm, năm ấy đúng vào năm Thỏ, họ tại nhân gian của Phật Di Lặc chính là họ Lý.

Người dẫn chương trình: Đúng là không thể tưởng tượng nổi. Từ 600 năm trước, Lưu Bá Ôn đã đem sự việc ngày hôm nay dự đoán rất rõ ràng.

Tống Thần Quang: Thực ra chỉ cần đọc qua sách của Pháp Luân Công, chị sẽ thấy không còn khó tin nữa. Lưu Bá Ôn có sẵn công năng thấu thị (ghi chú: thiên mục thông) và túc mệnh thông, nên tất nhiên có thể biết được biến thiên và biến hóa của thời đại này. Như ở trước đã giới thiệu qua, chính là năm xưa Phật Thích Ca Mâu Ni đã dự ngôn vào thời mạt pháp mạt kiếp sẽ có Phật Di Lặc hạ thế truyền Pháp độ nhân. Chúa Jesus cũng tiên tri “mặt trời mà Thượng Đế vun trồng sẽ tới”. Đối với chuyển thế của Phật Di Lặc, dự ngôn Hàn Quốc “Cách Am Di Lục” cũng đã có miêu tả chi tiết, như trước đã giới thiệu là “Thiên hàng Cứu Chủ, Mã đầu ngưu giác, Chân Chủ chi ảo, Thị vinh tự ý hà, Thế nhân giải oan, Thiên thụ đại phúc, Vĩnh viễn vô cùng hĩ”. Đoạn dự ngôn này và “Thôi Bi Đồ” triều Minh, “Thôi Bối Đồ” triều Đường đều giảng rõ rằng Đại Thánh Vương truyền Pháp độ nhân sau khi chuyển thế có họ là Lý (李). Tuy rằng nhà tiên tri Nostradamus như đã giới thiệu ở trước không nói rõ sự kiện ấy là gì, nhưng ông đã tiên tri sự xuất hiện của sự kiện này có thể khiến nhân loại được miễn hủy diệt hoàn toàn. “Thiêu Bính Ca”, “Kim Lăng tháp bi văn”, “Thôi Bi Đồ”, “Cách Am Di Lục”, “Các Thế Kỷ”, mấy bộ dự ngôn này đều là xuất hiện từ năm, sáu trăm năm trước, vậy mà đều tiên tri chuẩn xác về sự việc phát sinh ngày hôm nay. Xét từ điểm này, thì chính là đã sớm có an bài rồi.

Người dẫn chương trình: Vậy ư, đối diện với các dự ngôn tiên tri, tiên giác, thì đúng là không thể không suy ngẫm nhiều vấn đề. Vậy “Thôi Bi Đồ” có dự ngôn Phật Di Lặc khi truyền Pháp sẽ gặp phải trở ngại nào không?

Tống Thần Quang: Mời xem đoạn sau:

“Đến năm người người đều biết tam tự, không cho là đúng, thanh ảnh tề mạ, Thần khóc quỷ khóc, chúng sinh không hiểu làm sao, một kéo, hai kéo, ba kéo, chúng sinh bất tỉnh”.

Đoạn này ý là nói, sau khi Pháp Luân Đại Pháp truyền xuất mấy năm, mọi người đều biết ba chữ “Chân-Thiện-Nhẫn”, nhưng lại không cho đó là đúng, ngược lại phát thanh truyền hình đồng loạt bôi nhọ phỉ báng Đại Pháp, khiến chúng Thần vì thế mà bật khóc, đông đảo bách tính không hiểu làm sao lại như vậy. (Phật Di Lặc) một kéo, hai kéo, ba kéo, hy vọng chúng sinh có thể tỉnh ngộ ra, để khỏi bị đào thải số lượng lớn. Thế nhưng còn có rất nhiều bách tính nhân dân vẫn chưa tỉnh ngộ. Chúng ta đối chiếu dự ngôn với hiện trạng, thấy học viên Pháp Luân Công đến đâu cũng phát tư liệu chân tướng, nhưng một số người vẫn là không tin, thật là thương xót biết bao.

Người dẫn chương trình: Đoạn này đúng là rất xúc động. Cảm thấy từ bi cứu người của Phật Chủ là không cách nào dùng ngôn ngữ để hình dung. Vậy đối với những người không tin thì có miêu tả không ạ?

Tống Thần Quang: Đối với loại tình huống này, “Thôi Bi Đồ” cũng có dự ngôn tường tận:

“Chúng sinh vẫn cứ bất tín, chửi mắng, phỉ báng, hoành Thiên tảo Địa, người tin phải chịu nỗi khổ bị lưu đày giam ngục”.

Vậy là các chúng sinh vì chịu độc hại lâu dài của thuyết vô thần, vẫn cứ không tin Phật Di Lặc truyền Pháp độ nhân là có thật, lại phỉ báng, chửi mắng, tới mức rợp trời dậy đất. Người có tín ngưỡng lại gặp phải hình phạt, chịu nỗi khổ bức hại lao ngục.

Người dẫn chương trình: Đối với những người có thái độ khác nhau về cuộc bức hại này, kết cục của họ sẽ là thế nào? “Thôi Bi Đồ” có dự ngôn không ạ?

Tống Thần Quang: Dự ngôn nói như sau:

“Thiện ác có người tụng chân kinh, biết đường hối cải, gọi là quay đầu; người biết chân tướng, gọi là tới bờ”.

Ý là nói bất kể người tốt xấu, nếu đọc qua sách Đại Pháp mà biết hối cải, thì được gọi là “quay đầu”; biết chân tướng Đại Pháp, hơn nữa còn gắng sức giúp đỡ, bèn gọi họ là “tới bờ”.

Người dẫn chương trình: “Quay đầu”, “tới bờ” là có ý nghĩa gì?

Tống Thần Quang: Dự ngôn rằng:

“Người quay đầu làm người trên đất, người tới bờ, cùng lên chùa mười vạn tám ngàn”.

Chính là nói “người quay đầu” sau khi kiếp nạn đi qua sẽ trở thành nhân loại mới trên địa cầu trong tương lai, như vậy họ cũng có phúc phận tương đương. Còn “người tới bờ”, sẽ có cơ hội tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, rồi trở thành sinh mệnh cao cấp.

Người dẫn chương trình: Đối với người không tin, còn phỉ báng nữa, thì có dự ngôn không ạ?

Tống Thần Quang: “Thôi Bi Đồ” dự ngôn người không tin, phỉ báng Đại Pháp, ‘trợ Trụ vi ngược’, sẽ bị đào thải trong đại ôn dịch. Chúng ta lại xem tiếp dự ngôn:

“Không đến tháng Tám năm ấy, ôn thần giáng xuống, người trên mặt đất mười phần chết chín, kẻ ác thập đạo không còn sót ai. Nhưng chúng sinh lại càng bất tín”. (ghi chú: Không đến tháng 8 Nông lịch, virus bắt đầu xuất hiện, đến tháng 10 Nông lịch đại bùng phát)

Không biết có phải trùng hợp hay không, nhưng Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo dịch cúm gia cầm tại Châu Á hiện nay có thể dẫn tới dịch bệnh chết người trên phạm vi toàn cầu, khiến hàng triệu người tử vong. Người phụ trách chương trình dịch cúm của Tổ chức Y tế Thế giới, bác sĩ Klaus Stohr, đã nói như sau trong một hội nghị quốc tế về bệnh truyền nhiễm tại Bangkok: “Một loại dịch bệnh có thể sẽ dẫn tới nguy cơ y tế cộng đồng. Theo đánh giá, số người chết vì dịch cúm có thể từ 2 đến 7 triệu người, còn số người bị truyền nhiễm có thể tới hơn 1 tỷ”.

Người dẫn chương trình: Lẽ nào trùng hợp như vậy? Nếu quả thực là bùng phát, thì đáng sợ quá.

Tống Thần Quang: Lưu Bá Ôn còn có một bộ dự ngôn gọi là “Lưu Bá Ôn bia ký”, cũng có miêu tả về sự đáng sợ mà loại dịch bệnh này mang tới.

Người dẫn chương trình: Nói như thế nào ạ? Chẳng lẽ còn khủng bố hơn nữa ư?

Tống Thần Quang: Nó miêu tả như thế này:

“Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, Kẻ giàu một vạn lưu hai ba.
Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, Nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền.
Bình địa không có ngũ cốc trồng, Cẩn phòng tứ phương tuyệt khói người.
Nếu hỏi ôn dịch thời nào hiện, Nên xem giữa cửu Đông tháng Mười.”

(ghi chú: mùa Đông có 90 ngày, nên mới gọi là “cửu Đông”, tháng 10 mùa Đông năm 2012 Nông lịch)

“Người làm việc thiện thì được thấy, Kẻ làm việc ác không được xem.
Trên đời có người hành Đại Thiện, Lây bởi kiếp này thật không đáng.”

Người dẫn chương trình: “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, Kẻ giàu một vạn lưu hai ba”, thật đáng sợ quá. Thế có biện pháp nào để tránh không ạ?

Tống Thần Quang: Trong “Lưu Bá Ôn bia ký” nói: “Trên đời có người hành Đại Thiện, Lây bởi kiếp này thật không đáng”. Như vậy hai câu này nói với chúng ta rằng tại nhân gian đã có người truyền Đại Pháp cứu chúng sinh, và nếu ở dưới tình huống này mà không kịp thời thức tỉnh, thì sẽ mất đi cơ hội được cứu, vậy đúng là “thật không đáng” rồi. Chúng ta thử xem nguyên văn “Thôi Bi Đồ” nói thế nào:

“Có người bất tín, không tụng kinh Phật Di Lặc, không thuốc trị được, thổ huyết mà chết. Biết được kinh này bảo mệnh, người thực tiễn chân tâm tụng đọc, theo Phật gia an nhiên mừng rỡ vô cùng, chuyển phàm thành Thánh, người không tin không ai còn sống. Thân Đại nhân hỏi có thể cải biến chăng? Thiên Sư đáp rằng: Duy tam tự có thể giải.”

Người dẫn chương trình: Vậy đoạn này giải thích thế nào ạ?

Tống Thần Quang: Đại ý là nói đối diện với trường tai nạn này, những người không tin Đại Pháp sẽ không cách gì chữa trị, thổ ra máu mà chết. Còn người chân tâm tu luyện Đại Pháp, không chỉ tính mệnh an nhiên vô sự, mà còn tu luyện viên mãn. Những người phản đối sẽ không có ai còn sống sót. Thân Đại nhân hỏi liệu có biện pháp nào để cải biến tình huống này không? Thiên Sư đáp rằng chỉ có ba chữ mới có thể giải cứu.

Người dẫn chương trình: Là ba chữ gì vậy ạ?

Tống Thần Quang: Tôi cho rằng dự ngôn nói ba chữ này chính là ba chữ “Chân-Thiện-Nhẫn” mà Đại sư Lý Hồng Chí giảng.

Người dẫn chương trình: Trong dự ngôn có nói như vậy ạ?

Tống Thần Quang: Trước tiên tôi giới thiệu một chút, bởi vì Pháp Luân Công này là tu luyện chiểu theo “Chân-Thiện-Nhẫn”. Như vậy nói đến ba chữ này, kỳ thực trong “Lưu Bá Ôn bia ký” có 4 câu nói đích thị “Chân-Thiện-Nhẫn”. Tất nhiên, nó là dùng hình thức câu đố chữ để nói với thế nhân.

Người dẫn chương trình: Câu đố chữ nào thế ạ?

Tống Thần Quang:

“Bảy người một đường tẩu, Dẫn dụ đã vào khẩu.
Ba chấm cộng một câu, Bát Vương nhị thập khẩu”.

Người dẫn chương trình: “Bảy người một đường tẩu, Dẫn dụ đã vào khẩu” thì là chữ gì?

Tống Thần Quang: Ở đây giảng đích thị “Chân-Thiện-Nhẫn”. “Bảy người một đường tẩu, Dẫn dụ đã vào khẩu”, hai câu này chính là chữ “Chân”.

Người dẫn chương trình: Làm sao giải thích là chữ “Chân”?

Tống Thần Quang: Đối với chữ “Chân” (眞) thời Trung Quốc cổ đại, những người liễu giải được đều biết, so với loại chữ giản hóa hiện tại là không giống. Cái muỗng phía trên là chữ “chủy” (匕), chúng ta thấy nó rất giống chữ “thất” (七); hai dấu phẩy ở dưới cùng rất giống chữ “nhân” (人); giữa chữ “mục” (目) và chữ “nhân” (人) là một bên chữ “tẩu” (走), đây chính là “Bảy người một đường tẩu”. Vậy còn “Dẫn dụ đã vào khẩu”? Chính là bất cứ sự vật nào muốn con người nhận thức được thì đều phải qua con mắt, mà con mắt được gọi là “cửa sổ tâm hồn”, do đó “Dẫn dụ đã vào khẩu” chính là chữ “mục” (目). Như vậy đem “chủy” (匕), “nhân” (人), một bên chữ “tẩu” (走) và chữ “mục” (目) hợp lại thành chữ “Chân” (眞).

Người dẫn chương trình: Vậy còn “Thiện” giải thích thế nào ạ?

Tống Thần Quang: “Bát Vương nhị thập khẩu”. Đem chữ “bát” (八) này đảo ngược đặt lên chữ “Vương” (王), đem chữ “nhị” (二) dựng thẳng đứng hai bên chữ “thập” (十), lại đem chữ “khẩu” (口) đặt ở dưới cùng, thì chính là chữ “Thiện” (善).

Người dẫn chương trình: Còn “Nhẫn”?

Tống Thần Quang: “Ba chấm cộng một câu”. Chị xem chữ “Nhẫn” (忍) này, phần trên là chữ “nhẫn” (刃) bộ đao, bên trái chữ “nhẫn” (刃) có một chấm gạch; đem một chấm di sang bên phải, thì từ tượng hình mà xét, nó rất giống chữ “gia” (加) {nghĩa là “thêm”}; “một câu” chính là cái câu (厶) ba gạch ở dưới chữ “câu” (勾) này, như vậy chính là chữ “Nhẫn” (忍) rồi.

Người dẫn chương trình: Quả là huyền diệu. Ông (ghi chú: Lưu Bá Ôn) dùng phương thức câu đố chữ này để nói với thế nhân ba chữ ấy, cũng thật khổ tâm nhọc sức.

Tống Thần Quang: Thực ra Lưu Bá Ôn từ hơn 500 năm trước đã thấy được Phật Di Lặc sẽ hạ thế truyền Đại Pháp ba chữ này. Do đó ông nói với thế nhân ba chữ này là để hy vọng mọi người đều có thể thuận theo Đại Pháp mà được lưu lại. Tuy nhiên ông không thể đem thiên cơ chí cao vô thượng tiết lộ hết cho thế gian, do đó mới phải mất một phen khổ tâm như vậy.

Người dẫn chương trình: Xem xong những dự ngôn của cổ nhân này thì đúng là không thể không tin. Tin hay không tin, âu chỉ một niệm, nhưng kết quả lại khác nhau một trời một vực. Như vậy đối với đoạn thời kỳ này, còn có dự ngôn nào khác tiên tri không ạ?

Tống Thần Quang: “Mai Hoa Thi” triều Tống cũng là một bộ dự ngôn được nhiều người biết. Tới nay đã 1.000 năm rồi. “Mai Hoa Thi” là do đại Dịch học gia triều Tống Thiệu Ung sáng tác nên, tổng cộng 10 khổ. Dự ngôn các loại biến hoá lớn trong lịch sử Trung Quốc sau khi ông qua đời. Tất nhiên dự ngôn này cũng như các dự ngôn khác, đều là dùng ngôn ngữ tương đối khó hiểu, người bình thường không dễ mà lý giải. Tuy nhiên từ sự kiện đã phát sinh ngày hôm nay, chúng ta đối chiếu với “Mai Hoa Thi”, thì sẽ minh bạch ngay “Mai Hoa Thi” dự ngôn điều gì. Sau đây chúng ta sẽ xem xem khổ 9 và khổ 10 “Mai Hoa Thi” nói thế nào:

“Hỏa long trập khởi Yên Môn thu, Nguyên bích ưng nạn Triệu thị thu.
Nhất viện kỳ hoa Xuân hữu chủ, Liên tiêu phong vũ bất tu sầu.”

Người dẫn chương trình: Tống tiên sinh, 2 câu đầu tôi đã xem qua giải thích rồi. Nói là ngày 4/6/1989, học sinh và dân chúng Trung Quốc thỉnh nguyện trên quảng trường Thiên An Môn bị thảm sát tàn khốc, Triệu Tử Dương (ghi chú: khi làm Tổng Bí thư, ông phản đối trấn áp) vì sự kiện Lục Tứ {4/6} mà bị giam lỏng. Tiếp theo chỉ còn hai câu “Nhất viện kỳ hoa Xuân hữu chủ, Liên tiêu phong vũ bất tu sầu.” Nó báo trước điều gì, chúng ta sẽ tiếp tục cùng ông Tống Thần Quang giải thích “Mai Hoa Thi” và các dự ngôn có liên quan trong phần sau. Tiết mục ngày hôm nay đã hết giờ rồi, chúng ta sẽ gặp nhau vào tiết mục lần sau. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại.

(còn tiếp)

Dịch từ:

http://www.ntdtv.com/xtr/gb/2011/01/27/a206389.html

>> Video: Dự ngôn và nhân sinh (Phần 1)
>> Video: Dự ngôn và nhân sinh (Phần 3)

 

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x