Sự cao quý của người châu Âu (Phần 1)

06/11/11, 16:15 Đọc & Suy ngẫm

Sự cao quý biểu lộ phẩm giá và một nhân cách cao thượng

Lời tác giả: Trong sử sách Trung Quốc, chúng ta thường nghe rằng người xưa coi trọng việc giữ lời hứa hơn là giữ của cải hay người ta thà chết vì một người huynh đệ tốt còn hơn sống chỉ cho bản thân mình. Ngày nay những hành động như vậy thật là hiếm gặp. Thời đại đó đã biến mất từ lâu; nó cũng là một thời đại mà chúng ta không hiểu. Điều gì đã xảy ra với sự cao quý của người Trung Hoa? Tại sao điều đó không còn nữa? Đó là một vấn đề đáng bàn cãi, tuy nhiên câu chuyện mà tôi kể dưới đây là về sự cao thượng của người Tây phương, song người Trung Quốc vẫn có thể cảm thấy thích thú khi đọc bài viết này.

Người Trung Quốc đã hiều lầm về sự cao quý của người châu Âu

Ngày nay, rất nhiều bậc cha mẹ giàu có ở Trung Quốc đã gửi con cái của họ đến các trường học ưu tú tại Anh quốc với hy vọng chúng có thể trở thành những người cao quý sau khi tốt nghiệp. Họ sớm nhận thấy rằng các sinh viên gia nhập vào ngôi trường tốt nhất tại Anh quốc, trường Eton, ngủ trên giường ván, ăn các món ăn đơn giản và nhận những sự dạy dỗ hàng ngày khắt khe hơn nhiều so với những trường học thông thường. Họ không thể hiểu được sự liên hệ giữa một lối sống khổ hạnh và một tâm hồn thanh cao.

Thật ra, điều này không lạ bởi vì sự cao quý mà người phương Tây kính trọng không phải là sự cao ngạo của những kẻ gặp thời, mà là sự đề cao danh dự, tinh thần trách nhiệm, lòng can đảm và kỷ luật tự giác, đó mới là những giá trị cốt lõi. Điều đó không hề đối lập với những người bình thường và cũng không hề tương đương với một cuộc sống xa hoa.

Giàu có và cao quý không như nhau

Tại sao những trường học ưu tú danh tiếng bậc nhất thế giới lại thực hiện quy trình đào tạo khắc nghiệt và nghiêm túc đến như vậy? Đó là để tạo cho sinh viên cách nuôi dưỡng một ý thức hợp tác và kỷ luật tự giác. Sự cao quý thật sự chính là phải có đầy đủ tính tự chủ và năng lực tinh thần. Loại sức mạnh tinh thần đó phải được tạo dựng từ thuở bé.

Trường Eton đã đào tạo rất nhiều con người ưu tú, trong đó có Công tước đầu tiên của nhà Willington, Arthur Wellesley, người đã đánh bại Napoleon. Wellesley từng là sinh viên đứng đầu của trường Eton và cũng nổi tiếng trong lịch sử quân sự thế giới. Ông để lại một câu nói bất hủ trong trận chiến quyết định với Napoleon. Khi ông đang quan sát quân địch từ phía trực diện, người phụ tá của ông đã nhắc đi nhắc lại lời khuyên rằng ông nên rời khỏi nơi đó bởi vì nó quá nguy hiểm, tuy nhiên ông đã không xê dịch chút nào. Cuối cùng thì người phụ tá của ông đã hỏi ông rằng nếu có điều gì bất trắc xảy ra với ông, thì ông có lời nào để nhắn nhủ lại không. Wellington trả lời mà không nhìn lại, “Hãy nói với họ, câu nói cuối cùng của tôi cũng giống như tôi vậy: Hãy giữ vị trí.”

Đối với nhiều người Trung Quốc, sự quý phái có nghĩa là sống trong một ngôi biệt thự, lái xe Bentley, chơi gôn, làm một kẻ tiêu tiền hoang phí và xem người ta như đầy tớ. Trong thực tế, đó không phải là sự cao quý, mà là tâm thần của những kẻ mới giàu lên. Đối với những người Trung Quốc này, sự giàu có và sự quý phái có nghĩa như nhau. Thực ra thì, chúng hoàn toàn khác biệt. “Giàu có” liên quan đến sự sung túc về của cải vật chất trong khi đó “sự quý phái” liên quan đến sự sung túc về tâm hồn.

Hoàng tử nước Anh Harry là một ví dụ điển hình về sự quý phái. Sau khi tốt nghiệp Học viện quân đội Hoàng gia Anh quốc, ông được cử đến tiền tuyến Afghanistan để làm một xạ thủ súng máy. Gia đình hoàng gia biết rõ sự nguy hiểm ở nơi tiền tuyến, nhưng họ vẫn tin tưởng rằng phụng sự Tổ quốc là một trách nhiệm cao quý. Do vậy, việc làm đó là tất nhiên.

Trong suốt chiến tranh thế giới thứ II, một bức ảnh đã được lưu truyền rộng rãi tại nước Anh. Đó là bức ảnh chụp nhà vua George VI của nước Anh đang thăm khu nhà ổ chuột tại London. Ông đứng trước một căn nhà tồi tàn, nơi ở của một phụ nữ già nghèo xơ xác và hỏi, “Tôi có thể vào không?” Điều này phản ánh một sự tôn trọng đối với những người ở tầng lớp thấp hơn. Một người quý tộc thật sự biết cách tôn trọng người khác.

Vào ngày 21 tháng Giêng năm 1973 trong tòa lâu đài “Place de la Concorde” ở Paris, một tù nhân sắp sửa bị hành hình. Bước đến máy chém, người tù nhân vô tình dẫm lên chân của người đao phủ, ngay lập tức cô ấy nói: “Tôi xin lỗi, thưa ông.” Trong cùng ngày hôm đó, chồng của người phụ nữ ấy, vua Louis XVI đã để lại những lời nói điềm tĩnh và cao thượng khi đứng trước tên đồ tể tàn bạo: “Ta chết một
cách vô tội bởi những tội danh được gán cho ta. Ta tha thứ cho kẻ đã gây ra cái chết của ta, và cầu Chúa rằng máu của ngươi sẽ không bao giờ rơi trên đất Pháp.” Một vài phút sau, vua Louis XVI và hoàng hậu của ông bị chém đầu. Hai thế kỷ sau, Tổng thống Pháp Francois Mitterrand, trong buổi lễ kỷ niệm 200 năm cuộc Cách mạng Pháp đã phát biểu một cách long trọng, “Vua Louis XVI là một người tuyệt vời, và cái chết của ông là một bi kịch.”

Vào ngày 28 tháng Mười năm 1910, một người đàn ông 83 tuổi quyết định hiến tặng tất cả tài sản của ông cho người nghèo để giải thoát linh hồn của họ khỏi cuộc sống đầy đau khổ. Ông bước ra khỏi ngôi biệt thự của mình, và cuối cùng ông chết như một người vô gia cư trong một sân ga nhỏ hoang vắng. Ông chính là nhà văn vĩ đại người Nga Leo Tolsoy. Nhiều năm sau, nhà văn nổi tiếng người Áo Stafan Zweig đã bình luận về Tolstoy, “Nếu ông không chịu đựng sự đau khổ thay cho chúng ta thì ông đã không có được tiếng thơm toàn nhân loại.”

Tất cả những người đã được đề cập ở trên đều có những số phận khác nhau, nhưng họ đều có chung một điểm: sự cao quý.

Theo Kanzhongguo

Đọc thêm :
Sự cao quý châu Âu (2) 

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

    Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

    Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

x