Những người con hiếu thảo

31/10/11, 14:20 Đọc & Suy ngẫm

Các em đều còn nhỏ tuổi nhưng thật sự là những tấm gương sáng về lòng hiếu thảo và sự ngoan ngoãn.

Không phải tất cả những tấm gương sáng đều là teen, có những em bé còn ít tuổi nhưng đã khiến người lớn vô cùng nể phục vì lòng hiếu thảo và sự ngoan ngoãn của các em. Có thể gọi các em là những “tiểu thiên thần” ngây thơ, trong sáng và điểm đáng quý nhất là có tấm lòng hiếu thảo. Tuổi còn nhỏ, có em còn chưa cắp sách đến trường, ấy mà ngày ngày, các em vẫn gắn bó bên chiếc giường bệnh để chăm sóc cho cha mẹ đang ốm đau, làm cho nhiều người không kìm được nước mắt.
 
Cô bé 3 tuổi chăm sóc bố trở thành “hiện tượng” tại Trung Quốc
 
“Tiểu thiên thần” 3 tuổi tên là Dong Xinyi đến từ tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) đã trở thành một “hiện tượng” trên cộng đồng mạng khắp thế giới hồi cuối năm 2010. Hoàn cảnh gia đình Dong Xinyi vốn dĩ chẳng khá giả gì, cái nghèo, cái khổ cứ “bám lấy” đôi vợ chồng và đứa con gái 3 tuổi trong căn nhà cũ kĩ. Đến năm 2007, bố Dong Xinyi bị tai nạn giao thông nên từ đó bị liệt đôi chân, phải nằm một chỗ. Sau đó không lâu, mẹ cô bé nhẫn tâm bỏ đi, để lại người chồng bại liệt cùng đứa con chưa tròn một tuổi.
 

Dong Xinyi chuẩn bị nước để vệ sinh cho bố.

Cái lò điện để nấu cơm.
 
 
Cũng có thể vì hoàn cảnh ép buộc nên Dong Xinyi đã sớm thích nghi và nhận thức mọi thứ xung quanh mình. Vừa mới lên 3, Dong Xinyi đã có thể làm được rất nhiều việc đơn giản trong nhà như nấu cơm, lấy nước và giúp bố làm vệ sinh mỗi ngày. Bằng đôi tay nhỏ bé của mình, “tiểu thiên thần” bên giường bệnh Dong Xinyi đã khiến nhiều người cảm phục. Giới truyền thông tại Trung Quốc cũng dành nhiều tình cảm và sự quan tâm đến em ấy. 
 
Cái lu quá cao khiến Dong Xinyi gặp khó khăn trong việc múc nước.
 
Em gái 10 tuổi nhặt rác kiếm tiền phụ bố
 
Hoàn cảnh còn éo le hơn Dong Xinyi, em Gong Linjun năm nay 10 tuổi sống tại thành phố Trương Gia Giới (tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc) hằng ngày còn phải đi nhặt rác để bán, kiếm tiền nuôi người mẹ đang bị ốm nặng. Đáng khâm phục hơn, Gong Linjun còn là một trong những học sinh giỏi nhất lớp.
 
4 năm trước, mẹ Gong Linjun phát hiện bị bệnh suy thận giai đoạn cuối. Từ đó, nguồn lao động chính liền đổ dồn hết sang cho bố Gong Linjun. Với căn bệnh viêm gan mãn tính kéo dài suốt 8 năm nay, bố Gong Linjun vẫn phải một thân một mình chuyển sang thành phố khác kiếm sống, để lại người vợ với đứa con gái nhỏ.
 

Gong mỗi ngày phải chăm mẹ trên giường bệnh.
 
Mỗi tháng, mẹ của Gong phải chi hơn 3.000 nhân dân tệ (gần 10 triệu đồng) cho 2 lần chạy thận, cộng thêm phí sinh hoạt, tiền học của Gong, mà tiền bố kiếm được, gửi về chẳng thấm vào đâu. Vì thế, bé Gong quyết định mỗi ngày dành chút thời gian để nhặt sắt, phế liệu và rác thải trên con đường đi học về và các khu vực quanh bệnh viện. Mỗi ngày, Gong cũng tìm được khoảng 20 nhân dân tệ (khoảng 65 nghìn đồng), mong sao đóng góp được phần nào công sức và cho bố đỡ nhọc nhằn. 
 
Tranh thủ thời gian giặt quần áo.


Rồi đi nhặt ve chai mang đi bán để kiếm tiền.
 
4 năm về trước, hoàn cảnh về gia đình của Gong đã từng được một tờ báo địa phương đăng tải và nhận được gần 100.000 nhân dân tệ (hơn 300 triệu đồng) từ các nhà hảo tâm đóng góp. Gong đã cẩn thận ghi chép lại tên của từng người, đến khi xem lại thì đã có hơn 3000 người giúp đỡ gia đình em ấy.
 
Cậu bé 7 tuổi chăm mẹ làm cảm động cộng đồng teen Việt
 
Ở Việt Nam của chúng ta cũng có không ít “tiểu thiên thần” bên giường bệnh. Điển hình là bé Mai Xuân Trường (7 tuổi), xuất thân từ một gia đình có mẹ làm nghề giáo. Từ nhỏ, Trường lúc nào cũng hiếu thảo, cực kì ngoan hiền và biết quan tâm đến người khác. Đến lúc Trường vừa lên 2 tuổi thì cô Mến (mẹ Trường) đột ngột mắc phải căn bệnh ung thư ngực. Khổ hơn, bố của Trường cũng bỏ nhà đi. Cô Mến đành phải để “tiểu thiên thần” của mình chăm nom miếng cơm, miếng nước. Không chỉ thế, mỗi ngày, sau khi tự chăm sóc bản thân như làm vệ sinh cá nhân, ăn uống xong, Trường còn: “Ở nhà xoa dầu, bóp tay cho mẹ đỡ đau.” – em nói.
 
Trường là con trai nhưng làm việc gì cũng hết sức cẩn thận.

Sau khi đút cơm cho mẹ ăn xong, Trường còn xoa bóp, nắm tay cho mẹ nữa.
 
Quanh xóm, bà con đã quá quen với hình ảnh một thằng bé bụ bẫm, đáng yêu ngày nào cũng lăn xăn tìm cơm, tìm nước cho mẹ. “Những ngày cuối đời này, tôi chỉ còn biết trông vào thằng bé thôi.” – Cô Mến xúc động nói. 
 


Tấm bằng chứng nhận lao động giỏi của cô Mến khi cô còn giảng dạy tại trường.

 
Hiện cô Mến và bé Mai Xuân Trường đang tá túc tại nhà người thân ở 271/3 ấp Ninh Lộc, Ninh Sơn, TX Tây Ninh, điện thoại liên lạc: 01264902397. Các bạn hãy bỏ chút thời gian chia sẻ, động viên cô Mến và bé Trường nhé!
 
Cô bé 4 tuổi chăm sóc cả bố lẫn mẹ
 
Nhà của bé Nguyễn Thị Thảo Uyên (4 tuổi) là một trong những hộ nghèo của phường Phú Nhuận, TP. Huế. Gia đình có 4 người mà những 3 người bị mắc bệnh ngặt nghèo. Cuộc sống của mẹ Uyên được đếm từng ngày bởi căn bệnh ung thư giai đoạn cuối rất nguy cấp, bố thì càng ngày càng yếu, mất luôn cả sức lao động vì mắc chứng gút mãn tính, không đi lại được. Bản thân Uyên còn bị chứng bệnh u xơ vòm ngực “đeo bám”, nhưng ngày ngày Uyên đều túc trực bên hai giường bệnh, một của bố và một của mẹ để mang thuốc thang, cơm nước… Nhiều đêm gần như phải thức trắng nhưng em chỉ nói: “Em không sợ cực, chỉ sợ mình ngủ, sẽ mãi mãi không nhìn thấy ba mẹ nữa.
 
Uyên đút cơm cho mẹ ăn

Rồi lại chạy sang xoa chân cho bố.
 

Bé Uyên và ba mẹ.
 
Uyên thật sự là một cô bé hiếu thảo và ngoan hiền, lúc nào cũng “vâng vâng, dạ dạ” với người lớn. Trong trường, Uyên cũng là một cô học trò học rất giỏi. Mỗi ngày, Uyên phải mang theo một cái chén và một cái muỗng để vào lớp xin cơm của bạn bè ăn lót dạ buổi trưa do không có khả năng đóng tiền ăn trưa tại trường. Uyên tâm sự: “Em không thấy xấu hổ đâu, nhà em nghèo em phải xin các bạn ăn thôi, phải ăn mới có sức lo cho ba mẹ nữa chứ, nhà em hết tiền rồi.
 

Đây là tờ đơn kêu gọi các nhà hảo tâm giúp đỡ mình do chính tay Uyên viết. Mọi sự giúp đỡ, chia sẻ cho Uyên xin gửi theo địa chỉ: Hoàng Thị Lan, Khu tập thể 18 Đống Đa, phòng 309, Nhà B, phường Phú Nhuận, TP.Huế.

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

    Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

x