15 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới

30/10/11, 09:18 Tin Tổng Hợp

Dưới đây là danh sách 15 nước tăng trưởng nhanh nhất thế giới dựa theo số liệu từ CIA Factbook.

15. Lithuania

Tăng trưởng GDP: 6,3%

Tổng GDP 2010: $36 tỷ USD

Các ngành công nghiệp chủ đạo: sản xuất hàng hóa bền, lọc dầu, dệt may .

Lithuania là quốc gia ở Đông Âu, nằm ở phía Đông biển Baltic. Hiện Lithuania là quốc gia có nền kinh tế công nông nghiệp đang phát triển. Ngoài khai thác gỗ, trồng trọt và chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, Lithuania còn có một số ngành công nghiệp tiêu biểu gồm sản xuất hàng hóa bền, lọc dầu, dệt may. Litva còn xuất khẩu nông sản, các mặt hàng về điện và máy móc.

14. Indonesia

Tăng trưởng GDP: 6,5%

Tổng GDP: 706,56 tỷ USD

Ngành công nghiệp chủ đạo: dầu khí, khai khoáng, dệt may, phân bón hóa học, gỗ dán, cao su.

Nằm trong vùng Tam giác kinh tế Indonesia-Malaysia-Singapore, Indonesia đang có đà tăng trưởng hết sức mạnh mẽ. Bất chấp khủng hoảng tiền tệ và suy thoái kinh tế thế giới, Indonesia có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ngoạn mục. Mới đây, nước này vừa công bố quy hoạch phát triển kinh tế 15 năm với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 7% – 8%.

13. Kazakhstan

Tăng trưởng GDP: 7,0%

Tổng GDP: 142,99 tỷ USD

Ngành công nghiệp chủ đạo: dầu khí, than, kim loại, máy công nghiệp, vật liệu xây dựng

Kazakhstan là quốc gia sản xuất dầu lớn nhất Trung Á và là một trong những nước sản xuất uranium hàng đầu của thế giới. Mặc dù cũng chịu nhiều tác động do giá dầu và khủng hoảng tài chính, nhưng kinh tế Kazakhstan vẫn tăng trưởng theo hướng tích cực.

12. Ai Cập

Tăng trưởng GDP: 7,1%

Tổng GDP: 219 tỷ USD

Các ngành công nghiệp chủ đạo: nông nghiệp, dệt may, hóa học, xây dựng, dược phẩm, kim loại.

Tại Ai Cập, vùng đồng bằng châu thổ sông Nile là nơi tập trung hầu hết các hoạt động kinh tế của Ai Cập. Trong suốt 30 năm qua, chính phủ Ai Cập đã tiến hành cải cách lại nền kinh tế. Tốc độ cải cách cơ cấu, bao gồm các chính sách tài chính, tiền tệ, tư nhân hóa và các đạo luật kinh doanh mới đã giúp Ai Cập trở thành nền kinh tế thị trường, đầu tư nước ngoài tăng nhanh. Các ngành xuất khẩu của Ai Cập, đặc biệt là ngành xuất khẩu vàng và khí thiên nhiên có triển vọng rất tốt.

11. Nigeria

Tăng trưởng GDP: 7,5%

Tổng GDP: 194 tỷ USD

Các ngành công nghiệp chủ đạo: Dầu thô, thiếc, nông nghiệp, xây dựng, hóa chất, phân bón, gỗ, dệt may

Giới chuyên gia kinh tế nhận định với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, Nigeria sẽ vượt Nam Phi để trở thành nền kinh tế lớn nhất khu vực vào năm 2023. Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Nigeria, là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia này.

10. Ấn Độ

Tăng trưởng GDP: 7,7%

Tổng GDP: 1.720 tỷ USD

Các ngành công nghiệp chủ đạo: nông nghiệp, dệt, hóa chất, khai khoáng, dầu mỏ, thiết bị vận tải, phần mềm, dược phẩm.

Hiện nay, Ấn Độ đang là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, Các chuyên gia kinh tế nhận định Ấn Độ sẽ vượt qua Nhật Bản trong năm 2011, trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.

9. Sri Lanka

Tăng trưởng GDP: 8,2 %

Tổng GDP: 49,55 tỷ USD

Các ngành công nghiệp chủ đạo: nông nghiệp, cao su, hàng hải, dệt may, công nghệ thông tin, xây dựng, ngân hàng, du lịch, viễn thông, bảo hiểm

Sri Lanka là một quốc gia Nam Á vốn được mệnh danh là Hòn Ngọc Ấn Độ Dương. Vài năm trở lại đây, quốc gia này liên tục thực hiện các biện pháp cải cách kinh tế, tập trung vào các ngành kinh tế mũi nhọn như nông nghiệp, hàn hải, công nghệ và tài chính.

8. Thổ Nhĩ Kỳ

Tăng trưởng GDP: 8,3%

Tổng GDP: 735 tỷ USD

Các ngành công nghiệp chủ đạo: nông nghiệp, dệt, hàng điện tử, khai khoáng, thép, dầu mỏ, xây dựng, gỗ, giấy

Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ là một nền kinh tế pha trộn giữa nghề truyền thống và ngành công nghiệp hiện đại. Thổ Nhĩ Kỳ có lĩnh vực kinh tế tư nhân phát triển nhanh và mạnh, tuy nhiên nhà nước vẫn đóng vai trò chính trong công nghiệp, ngân hàng, vận tải và viễn thông. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ tăng trưởng hết sức mạnh mẽ.

7. Estonia

Tăng trưởng GDP: 8,4%

Tổng GDP: 19 tỷ USD

Các ngành công nghiệp chủ đạo: cơ khí, điện tử, gỗ và chế phẩm từ gỗ, dệt, công nghệ thông tin, viễn thông

Estonia là quốc gia nhỏ bé bên biển Baltic, vốn bị coi là nước nghèo nhất, nền kinh tế nhỏ nhất trong số 17 quốc gia ở châu Âu đang sử dụng đồng tiền chung euro. Tuy nhiên, kinh tế Estonia vẫn được coi là một nền kinh tế đang nổi đầy tiềm năng, thuộc hàng phát triển nhất tại khu vực Đông Âu, nhờ biết ứng dụng hiệu quả các phát minh và công nghệ mới, với tốc độ tăng trưởng đạt mức cao, chủ yếu nhờ sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu.

Hiện nay, Estonia được coi là nước có tỷ lệ nợ công thấp nhất so với GDP quốc gia trong số các nước thành viên khu vực đồng euro.

6. Argentina

Tăng trưởng GDP: 9,1%

Tổng GDP: 369 tỷ USD

Các ngành công nghiệp chủ đạo: nông nghiệp, ôtô, dệt, hóa chất và hóa dầu, in ấn, thép, hàng tiêu dùng bền, luyện kim

Trong khi nhiều nước trên thế giới đang gặp khó khăn về kinh tế thì Argentina là trường hợp ngoại lệ. Nền kinh tế nước này đang phát triển bùng nổ, tỷ lệ thất nghiệp ở mức 7,3%, thấp nhất trong 20 năm qua, người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn, và các doanh nghiệp không ngừng thuê thêm lao động. Xuất khẩu ngũ cốc, đậu nành, và xe hơi của Argentina cũng gia tăng, chủ yếu là do nhu cầu từ Brazil.

5. Trung Quốc

Tăng trưởng GDP: 9,1%

Tổng GDP: 5.878 tỷ USD

Các ngành công nghiệp chủ đạo: khai khoáng, chế tạo máy, các loại hàng hóa tiêu dùng (dệt may, đồ điện tử…), vũ khí, thiết bị vận tải, vệ tinh …

Năm 2010, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Trong suốt hơn 30 năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân của kinh tế Trung Quốc luôn đạt mức trên 9%. Giới chuyên gia kinh tế nhận định Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trước năm 2015.

4. Jordan

Tăng trưởng GDP: 10,9%

Tổng GDP: 28 tỷ USD

Các ngành công nghiệp chủ đạo: may mặc, phân bón, lọc dầu, kali carbonad, hóa chất vô cơ, xi măng, du lịch, sản xuất nhẹ, dược phẩm

Jordan là một nước nhỏ với nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế nhưng nền kinh tế đã phát triển mạnh mẽ kể từ khi bắt đầu thành lập quốc gia. GDP bình quân đầu người hiện nay đã tăng đến hơn 350% so với những năm 1970.

3. Cộng hòa Libăng

Tăng trưởng GDP: 19%

Tổng GDP: 39 tỷ USD

Các ngành công nghiệp chủ đạo: ngân hàng, du lịch, nông nghiệp, rượu, trang sức, xi măng, dệt, sản phẩm gỗ, hàng gia dụng, lọc dầu…

Libăng là quốc gia nằm ở Tây Á, thuộc vùng Trung Đông. Trước năm 1975, Libăngđược nổi tiếng trong thời kinh tế phát triển “thần kì”, là trung tâm tài chính hàng đầu. Cuộc nội chiến kéo dài 15 năm đã tàn phá đất nước. Công cuộc khôi phục kinh tế được bắt đầu từ năm 1991. Hiện nay, nền kinh tế Libăng này đang phát triển với tốc độ nhanh chóng.

2. Qatar

Tăng trưởng GDP: 30,8%

Tổng GDP: 96 tỷ USD

Các ngành công nghiệp chủ đạo: khí đốt hóa lỏng, sản xuất và lọc dầu, xi măng, sửa chữa thương thuyền, hóa dầu, amoniac, phân bón

Theo Quỹ QNB Capital, Qatar là nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới với mức tăng GDP bình quân 15,7% trong giai đoạn 2006 – 2010. Quốc gia đã giành những khoản đầu tư lớn cho ngành dầu và khí đốt, trong khi các ngành kinh tế khác cũng được chú trọng và tạo nên sự phát triển đa dạng của tất cả các ngành nghề, lĩnh vực trong nước. Theo số liệu mới đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), với GDP đầu người là 88.221 USD, Qatar đã vượt qua Luxemburg để trở thành quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2011.

1. Zambia

Tăng trưởng GDP: 48,7%

Tổng GDP: 16 tỷ USD

Các ngành công nghiệp chủ đạo: khai thác và chế biến đồng, xây dựng, nông nghiệp, hóa chất, dệt, phân bón, làm vườn

Zambia là quốc gia có nhiều tài nguyên thiên nhiên, như kẽm, coban, vàng, uranium, chì, đặc biệt đồng (trữ lượng 1 tỉ tấn, chiếm 90% thu nhập ngoại tệ xuất khẩu). Từ năm 2000, Zambia được Mỹ đưa vào danh sách các nước được hưởng ưu đãi từ Đạo luật Cơ hội và Tăng trưởng Châu Phi (AGOA). Theo đó, nhiều mặt hàng của Zambia, đặc biệt là hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ được hưởng mức thuế ưu đãi ở mức 0%. Tuy vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng kinh tế Zambia đang ngày càng có những tiến bộ vượt bậc, với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Ngọc Trang

Theo Business Insider

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

    Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

x