Tại sao Trung Quốc lại dẫn đầu thế giới về số người mắc bệnh tâm thần

29/10/11, 00:39 Tin Tổng Hợp

Bệnh nhân tâm thần xếp hàng nhận đồ ăn tại Bệnh viện Tâm thần Anxian, Quận Anxian tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc (24/08/2008 – ảnh sưu tầm từ China Photos).

 

Tuần báo Quảng Châu Southern Weekend gần đây đưa tin “Cơn trọng bệnh mang tên ‘Tâm thần Chính trị’ – hệ quả của một môi trường chính trị hà khắc ở Trung Quốc.” Điểm chủ yếu mà bài báo này nhắm vào là áp lực tinh thần nặng nề đè lên các cán bộ chính phủ Trung Quốc, dẫn đến căn bệnh tâm thần phổ biến trong giới chức trách.

Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng đối với các cán bộ làm trong những vị trí liên quan đến việc di tản và phá dỡ đất đai, văn phòng kiến nghị, và các cơ quan giám sát khác. Những cán bộ này phải tiếp xúc thường xuyên với mặt tối của xã hội; điều này dẫn họ đến tình trạng tinh thần vô cùng xấu.

Ngày 30 tháng 5 năm 2010, tạp chí quốc gia Outlook Weekly cho đăng bài với tiêu đề:” Một nghiên cứu cho thấy hơn 100 triệu người bị bệnh tâm thần ở Trung Quốc, với 16 triệu trường hợp bệnh trầm trọng.”

Bài báo này được xuất bản ngay sau khi hãng Foxconn thông báo rằng những người tự tử tại nhà máy Foxconn ở Trung Quốc bị bệnh tâm thần. Bài viết đề cập đến những loại bệnh tâm thần phổ biến tại Trung Quốc và nguyên nhân gây ra tình trạng này. Thông qua hai tờ Southern Weekend và Outlook Weekly, người ta có thể theo dõi các sự kiện đang thật sự xảy ra.

Đầu tiên, số người Trung Quốc được chẩn đoán là mắc bệnh tâm thần cao ở mức kỷ lục, dù dưới bất kỳ biện pháp đánh giá nào. Theo số liệu thống kê chính thức, Trung Quốc có 1,4 tỉ dân. Nghĩa là con số 100 triệu người mắc tâm thần kia đã chiếm tới 1/14 tổng dân số. Không một quốc gia nào khác trên thế giới đạt đến con số này trong vòng 100 năm qua.

Thứ hai, những người thuộc tất cả các giai tầng trong xã hội Trung Quốc đều có nguy cơ mắc tâm thần. Bài báo của Southern Weekend chỉ ra rằng các quan chức bị bệnh tâm thần là do các vấn đề với môi trường chính trị.

Bài báo của Outlook Weekly chủ yếu tập trung vào các giai tầng thấp hơn. Tác giả cho biết: “Do chi phí y tế cao, kết hợp với sự suy thoái trong nhiều năm và nhiều thập kỷ, rất nhiều gia đình trở nên túng thiếu. Ngay cả những người thuộc chính sách bảo hiểm cũng không thể chi trả cho viện phí và các chi phí bổ sung, vậy mà hầu hết đều không có bảo hiểm.” Điều này về cơ bản đã chuyển dịch sang một xu hướng mới tại Trung Quốc: Nghèo đói tương đương với bệnh tâm thần.

Hai bài viết cũng nêu lên một vấn đề phổ biến: Áp lực quá lớn trong quá trình chuyển đổi là nguyên nhân gây ra áp lực xã hội. Áp lực đối với người nghèo đến từ những nhu cầu sinh hoạt cơ bản, chẳng hạn như nghề nghiệp, chi phí sinh hoạt, chi phí y tế, giáo dục, và vô số các khoản phí không tên phát sinh do sự phân biệt đối xử.

Áp lực đối với các quan chức đến từ sự bất thường trong các đảng phái chính trị. Các quan chức hối lộ nhau để được thăng tiến, thành công chính trị dựa trên các mối quan hệ thay vì hiệu quả công việc. Giá trị của các quan chức bị bóp méo. Họ không được phép hành động vì lương tâm và đạo đức, thay vào đó họ phải bảo vệ lợi ích của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCS Trung Quốc) và oằn mình lên để thích nghi với hệ thống tham nhũng.

Lấy một ví dụ, các quan chức chịu trách nhiệm di tản và phá dỡ cần phải có một trái tim lạnh như thép. Họ không được phép thương cảm cho những người bị ném khỏi nhà của mình và phải coi những người tự tử như là những kẻ “cản trở người thi hành công vụ”.

Tình trạng này diễn ra tương tự ở những ban ngành khác. Văn phòng kiến nghị phải đối mặt với những dòng người vô tận đến khiếu nại vì vấn đề bất công. Ban kiểm sát hàng ngày phải che đậy những hành vi tham nhũng của các quan chức. Các nhân viên kế toán phải nhắm mắt làm ngơ với những khoản thống kê giả mạo.

Thế giới này đang ngày càng đảo điên, trắng đen lẫn lộn cộng với đạo đức suy đồi khiến con người không phân biệt nổi phải trái, thật khó để hình dung cuộc sống của đa số người dân tại Trung Quốc.

Khi tôi còn sống ở Trung Quốc, một công tố viên là bạn của tôi nói rằng ông cảm thấy ghê tởm và mệt mỏi với công việc của mình bởi vì ông phải làm việc với những quan chức tham nhũng hàng ngày. Có những người nhìn bề ngoài có vẻ tốt nhưng bản chất bên trong thì cực kì đen tối. Sau một thời gian, ông ta bắt đầu nghi ngờ tất cả mọi người.

Tôi làm việc trong ngành truyền thông, và tôi đã rất căm phẫn vì không thể phơi bày những sự thật đen tối của xã hội này. Tuy nhiên, bóng tối của 10 năm trước đây ít hơn nhiều so với bóng tối của ngày hôm nay. Rất nhiều người tại đại lục nói với tôi rằng xã hội ngày nay mười phần đen tối hơn những gì tôi đã viết trong cuốn sách “Những Cạm bẫy của Trung Quốc”.

Sống trong một xã hội đen tối như vậy là nền tảng bảo đảm cho sự gia tăng số người mắc tâm thần.

Khi phần lớn các công dân trong một quốc gia phải chịu áp lực lớn đến vậy, với rất nhiều người bị mắc tâm thần, thì môi trường sống ở trong nước ắt phải mắc nhữ
ng sai lầm nghiêm trọng.

Chính phủ lẽ ra nên cải thiện môi trường để giảm áp lực cho người dân. Tuy nhiên, chế độ Trung Quốc đã không làm bất cứ điều gì để giảm áp lực. Thay vào đó, nó nghe theo tên đồ tể Stalin, coi bất kì ai có một quan điểm khác nó là kẻ mắc tâm thần, và sau đó dùng chính trị để đàn áp những người đó và nói rằng họ bị tâm thần.

Vào tháng Năm, tuần báo Outlook đã viết về điều này. Bài viết báo cáo rằng do thiếu bệnh viện tâm thần, các cơ quan thực thi pháp luật sẽ nhận phụ trách các bệnh nhân trẻ tuổi bị bệnh tâm thần. Những người bất đồng chính kiến và những người có quan điểm khác biệt bị đối xử như thể họ bị rối loạn tâm thần.

Các trường hợp này không phải do các bác sĩ chẩn đoán mà do các tổ chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Các tổ chức Trung Cộng tại địa phương nhận dạng các trường hợp và gửi thẳng họ đến trung tâm thi hành luật pháp. Những phương pháp này rất tương đồng với những gì đã được thực hiện bởi Stalin của Liên Xô.

Tại thời điểm này, tôi nghĩ rằng các độc giả cần thiết phải biết về người đã biến Trung Quốc thành ‘nhà lãnh đạo’ của thế giới trong phương diện tâm thần. Tôi cũng hiểu lí do mà rất nhiều người Trung Quốc đã di cư sang các nước khác: để được sống một cuộc sống bình thường.
 
Tác giả – Hà Thanh Liên là một người Trung Quốc lỗi lạc được biết đến như là một nhà văn và cũng là một nhà kinh tế học. Trụ sở hiện nay của bà ở Hoa Kỳ, bà là tác giả của cuốn “Những Cạm bẫy của Trung Quốc” – nó đề cập đến vấn đề tham nhũng trong cải cách kinh tế của Trung Quốc những năm 1990, và cuốn “Sự mờ ám của cơ quan Kiểm duyệt: Kiểm soát phương tiện truyền thông ở Trung Quốc,” – nó nhắm vào sự lôi kéo và tính hạn chế mà ngành báo chí ở Trung Quốc đang phải chịu đựng. Bà thường xuyên viết về các vấn đề của xã hội và kinh tế của Trung Quốc đương đại.

Theo Theepochtimes
Hà Thanh Liên 

Tin Liên Quan :

 

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

x