8 phép cư xử cơ bản mà bậc cha mẹ dường như đã quên dạy con
Những điều tưởng chừng như đơn giản, nhưng các bậc cha mẹ ngày nay dường như đã quên mất trong việc giáo dưỡng con cái mình.
Làm cha mẹ không phải việc đơn giản, ngày nay rất nhiều trẻ em dường như thiếu đi phép lịch sự và cư xử nhã nhặn; điều gì đã xảy ra trong cách giáo dục trẻ nhỏ? Có lẽ lỗi không chỉ tại riêng bậc cha mẹ nào, mà là tiêu chuẩn đạo đức của toàn bộ xã hội đã thay đổi. Cũng đã đến lúc chúng ta cần đưa lại tiêu chuẩn cơ bản này trở lại, trước khi những “thiên thần thơ ngây” của chúng ta trở nên hư hỏng.
1. Không bình luận vẻ bề ngoài
Những đứa trẻ ngày nay có xu hướng nói về bất cứ điều gì chúng nghĩ. Chúng không cố ý gây tổn thương, nhưng thỉnh thoảng một vài từ có thể làm có tính sát thương đáng kể. Bảo ban những đứa trẻ rằng, bình luận về những đặc điểm bên ngoài của ai đó thậm chí là quần áo, cân nặng hay sự thật về những thiếu sót không phải là điều hay.
Không chỉ là đừng làm tổn thương cảm xúc của ai đó, điều này cũng giúp những đứa trẻ nhìn vào những điều tích cực. Những lời khen tốt đẹp đương nhiên được chào đón, nhưng cần nói rõ với trẻ rằng, chúng chỉ nên bình luận khi chúng thật sự muốn ai đó cảm thấy tốt hơn.
2. Thăm hỏi cảm nhận của người khác
Chỉ cho con bạn biết rằng, nếu một ai đó thăm hỏi chúng hôm nay như thế nào, cần lịch sự cảm ơn và hỏi thăm lại cảm nhận của họ. Phép lịch sự là đừng chỉ nói riêng về bản thân mình, bảo những đứa trẻ biết rằng, những cuộc chuyện trò trao đổi làm tăng sự cảm thông. Theo lối sống của nhiều bài đăng trên mạng xã hội truyền thông ngày nay, nhiều đứa trẻ quá dễ dàng khi luôn bắt đầu câu chuyện bằng từ “Tôi…tôi…tôi”
3. Giáo dục trên bàn ăn
Đây dường như từng là sự ban ơn, nhưng trong thực tế điều này đã dễ dàng bị quên lãng. Bạn lao vào dùng bữa tối ngay trên bàn học của con, trong khi cố gắng chỉ cho chúng hoàn thành bài tập hoặc dọn dẹp nhà cửa, trong cùng thời gian, mọi việc đều có thể xong? Bạn thậm chí không để ý xem tại sao con mình làm dây quá nhiều nước sốt cà chua hay dạy chúng dùng những chiếc nĩa. Và một ngày nào đó, bạn ngồi xuống bàn ăn và chứng kiến những điều kinh khủng xảy ra.
Một câu nói trong cuốn sách từ thời Victoria đến nay vẫn được dùng là: “Thầy giáo của những quy tắc xã giao là bậc cha mẹ và những bài học nên là thói quen thông qua ví dụ”.
4. Dọn dẹp
Mang những chiếc đĩa tới nhà bếp sau bữa ăn và đặt đồ chơi vào đúng chỗ sau khi chơi với chúng là những kỹ năng sống cơ bản ngoài việc cư xử tốt. Không có gì quyến rũ đối với một người lớn lên với những ly nước không và bịch đồ ăn khắp nhà.
5. Biểu đạt lòng biết ơn
Thật vô cùng quan trọng khi dạy trẻ biết ơn ngay từ khi còn nhỏ. Nói cho trẻ biết rằng khi nhận được những món quà hay lời khen ngợi nên đáp lại bằng lời cảm ơn chân thành. Không học cách nói 2 từ “cảm ơn” bằng sự cảm kích thật sự, biến những đứa trẻ trở thành người vô ơn.
Giáo sư Gina Barreca từng viết trên Psychology Today, “Khi lòng biết ơn mất tích, vô ơn xông vào lấp đầy khoảng trống. Hành vi và sự xấc láo nhanh chóng kéo theo, đóng sầm cánh cửa phía sau họ”.
6. Xưng hô bằng tên
Xưng hô với mọi người bằng tên thể hiện sự tôn trọng người khác cũng như chính bản thân bạn. Value Walk từng nói rằng, đây là điều cốt yếu làm nên thành công của một người thương nhân, nhưng đây lại không phải là lý do chính để bảo ban điều này cho những đứa trẻ, mà bởi vì điều này thật sự là một cách cư xử tốt đẹp.
Mọi người ngày nay nói rằng, họ rất tệ việc nhớ tên người khác, nhưng sự thật là họ chưa bao giờ cố gắng nhớ tên đầy đủ của mỗi người.
7. Kính trọng người hơn tuổi
Điều này bao gồm việc dạy những đứa trẻ rằng tốt bụng và quan tâm người khác là khi giúp đỡ họ mà không cần yêu cầu cầu từ bố, mẹ, giáo viên hay một người lớn tuổi khác.
8. Tôn trọng quyền riêng tư của người khác và không gian cá nhân
Những đứa trẻ cần được biết rằng tôn trọng không gian cá nhân của người khác và của riêng mình là điều quan trọng. Khi đến nơi công cộng, dạy trẻ ngồi tại chỗ của mình thay vì nằm dài ra ghế. Dạy chúng gõ cửa trước khi bước vào, tôn trọng bạn bè khi không muốn chia sẻ thông tin và khi họ muốn được một mình.
Ngọc Sam biên dịch