8 dấu hiệu cho thấy lo lắng, căng thẳng chính là nguyên nhân gây ra vấn đề về tiêu hóa
Có bao giờ bạn cảm thấy khi chúng ta trong trạng thái căng thẳng, thường xuyên có cảm giác nôn nao và khó chịu nơi dạ dày, nguyên nhân chính là cảm giác lo lắng có thể ảnh hưởng đến các vấn đề về tiêu hóa.
Việc để ý tình trạng căng thẳng và lo lắng của bản thân sẽ giúp bạn nhận thấy mối liên hệ của chúng với các vấn đề về tiêu hóa.
Người ta thường cho rằng cảm giác lo lắng có ảnh hưởng đến tiêu hóa. Khi chúng ta trở nên căng thẳng hoặc lo âu, hệ thống tiêu hóa sẽ cảm nhận và thay đổi để đối phó với sự căng thẳng. Dù cho bạn cảm thấy mình rất có khả năng đối mặt với căng thẳng, nhưng hệ thống tiêu hóa của bạn có thể sẽ thể hiện khác.
Ngày nay, vấn đề về bệnh tiêu hóa trở nên khá phổ biến, nhưng làm thế nào bạn biết được đó là do căng thẳng và lo lắng, hay do thứ khác nghiêm trọng hơn? Bằng cách nhận biết các triệu chứng có thể giúp bạn tìm được nguyên nhân gây ra các vấn đề rối loạn tiêu hóa của mình.
8 dấu hiệu cho thấy lo lắng gây nên vấn đề về tiêu hóa
Bạn từng bị trào ngược axit:
Lo lắng làm tăng acid trong dạ dày, còn gọi là trào ngược dạ dày.
Bạn gặp phải chứng co thắt dạ dày thường xuyên:
Nếu chứng co thắt dạ dày của bạn thường diễn ra vào những lúc lo âu hoặc căng thẳng cao độ, đây là một dấu hiệu cho thấy chúng có liên quan.
Bạn bị tiêu chảy trước những sự kiện quan trọng:
Trước một sự kiện lớn, chẳng hạn nói trước công chúng hoặc bất kỳ tình huống nào khác làm bạn căng thẳng, bạn có thể bị tiêu chảy và những triệu chứng khó chịu khác.
Bạn nôn mửa khi bị căng thẳng:
Nôn mửa khi lo lắng là kết quả của một hóa chất tiết ra từ não được gọi là norepinephrine, thường tìm thấy ở những bệnh nhân hay lo âu. Hóa chất này làm giảm lượng máu đến ruột, đồng thời làm chậm quá trình tiết ra dịch vị dạ dày và các enzym tiêu hóa.
Bạn bị táo bón ngay cả khi không thay đổi chế độ ăn uống:
Khi một người liên tục lo lắng hoặc căng thẳng, các hormon được tiết ra làm giảm lưu lượng máu đến ruột. Điều này rất có thể làm chậm quá trình hoạt động của ruột và dẫn đến táo bón. Ruột có thể trở lại hoạt động bình thường sau khi sự lo âu và căng thẳng giảm đi.
Bạn cảm thấy khó chịu trong dạ dày:
Các hóa chất gây ra nôn mửa cũng có thể kích hoạt sự buồn nôn ở mức độ thấp, khiến bạn luôn cảm thấy khó chịu.
Các triệu chứng của bạn xuất hiện khi bạn bị căng thẳng:
Nếu bạn để ý thấy rằng bạn gặp phải các triệu chứng nhiều hơn khi bị căng thẳng, thì đó là một tín hiệu cảnh báo khá rõ ràng.
Bạn cảm thấy tốt hơn khi bớt lo lắng/căng thẳng:
Bạn không gặp phải các vấn đề về tiêu hóa khi bạn thư giãn và bình tĩnh.
Nếu những tình huống này nghe có vẻ quen thuộc, thì bạn nên tìm cách giải quyết những lo lắng và căng thẳng của mình và kiểm soát các tác nhân gây ra vấn đề về tiêu hóa này.
>>> Ngày Tết: Phòng ngừa chứng rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu trong ăn uống
>>> Không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, chất xơ không ngờ còn giúp giảm nguy cơ ung thư
Hồng Liên, theo The Epoch Times