8.000 ca nhiễm biến thể Covid-19 mới, chỉ có ‘chính khí’ mới cứu được?
BA.2 là loại biến thể mới nhất của Covid-19, hiện nay có ít nhất 8.000 ca nhiễm trên thế giới, tốc độ lây lan nhanh hơn các loại virus khác. Tĩnh lặng nhìn thế sự, trong diễn biến phức tạp của ôn dịch bạn sẽ tìm thấy con đường tự cứu…
Cả thế giới đang háo hức mong chờ ngày đại dịch kết thúc thì có một tin buồn: gần đây, đã có những trường hợp xác nhận về một chủng biến thể mới của Omicron ở Vương quốc Anh, Đan Mạch và các quốc gia khác. Các chuyên gia đã thử nghiệm cho thấy loại virus họ hàng của Omicron này có tỷ lệ lây nhiễm mạnh hơn.
Theo Reuters, Cơ quan Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) đang điều tra một chủng virus được gọi là ‘Omicron’s Sister’, được biết đến với tên gọi BA.2, một loại virus phụ của Omicron bắt nguồn từ Omicron gốc vào đầu tháng 12 năm ngoái. Nó xuất hiện không lâu sau khi Omicron bắt đầu lây nhiễm trên toàn thế giới. Cho đến nay, đã có 40 quốc gia báo cáo chủng virus BA.2, trong đó Đan Mạch báo cáo nhiều ca nhất, tiếp theo là Ấn Độ, Vương quốc Anh, Thụy Điển và Singapore. Theo thống kê chưa đầy đủ, hơn 8.000 trường hợp đã được phát hiện trên toàn thế giới.
Ở Đan Mạch, BA.2 đã lây lan nhanh chóng, trong tuần cuối cùng của năm 2021, BA.2 chiếm 20% số ca mắc mới và đến tuần thứ hai của năm 2022, nó đã chiếm 45% số ca mắc mới.
Hiện nay, việc tiêm phòng vaccine trên toàn cầu về cơ bản đã được phổ biến, nhưng sự lây lan của virus vẫn chưa được ngăn chặn. Chúng ta ngày càng bất lực trước tình thế khó khăn. Đại dịch dường như đang hoàn toàn đi chệch quỹ đạo của khoa học và hướng tới một mô hình hết sức xa lạ với con người.
Tĩnh lặng quan sát thế sự, có thể thấy rằng khoa học tuy là thuốc nhưng không phải là thuốc chữa bách bệnh. Ngay trong quá trình khoa học phát triển, nó cũng đã tạo ra những thực phẩm độc hại, thực phẩm biến đổi gen, thêm vào đó là ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, thực phẩm, tiếng ồn và các vấn đề khác đã làm cho thể chất của con người bị suy giảm nghiêm trọng, trí tuệ giảm sút, khả năng làm việc và năng suất của con người bị hạ thấp đáng kể, đồng thời dẫn đến bệnh tật tràn lan.
Khoa học cổ đại cho rằng ôn dịch cùng những thiên tai khác như: hạn hán, lũ lụt, côn trùng, gió, động đất, v.v. thường đóng một vai trò quan trọng đối với con người và lịch sử nhân loại, có vai trò mấu chốt trong xã hội con người như: trật tự, những thay đổi xã hội và các sự kiện trọng đại.
Nhìn tổng quát lịch sử, vào năm 542 sau Công nguyên, đại dịch “Cái chết đen” bùng phát ở Bắc Phi, Châu Âu, tổng số người chết lên tới gần 100 triệu người. Đại dịch này đã dẫn đến sự suy tàn của Đế chế La Mã. “Cái chết đen”, phổ biến ở châu Âu vào thế kỷ 14, giết nhiều người hơn cả 2 cuộc chiến tranh thế giới và giết chết 2/3 dân số châu Âu. Đại dịch “Cái chết đen” lần thứ 3 bắt đầu từ cuối thế kỷ 19. Nó bùng phát đột ngột, ảnh hưởng đến hơn 60 quốc gia ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ và châu Phi, cướp đi sinh mạng của hơn hàng chục triệu người. Tốc độ lây lan của lần ôn dịch này vượt xa so với 2 lần đại dịch trước.
Y học cổ truyền cho rằng những người mắc ôn dịch có thể cố gắng tránh được. Nếu như lòng người quy chính, thì bệnh dịch đã được tiên tri có thể không đến; Nếu như phát sinh ôn dịch thì cũng giống như câu nói trong cuốn ‘Nội kinh’: “Chính khí tồn nội, tà bất khả kiền” (Tạm dịch: Chính khí tồn tại bên trong thì tà không thể xâm nhập). Chỉ cần người có chính khí thì nhất định Trời không tuyệt đường người. Vậy nên nếu không muốn trượt trên bờ nguy hiểm thì cần phải cố giữ lương tri, tránh xa những điều xấu, quay lại các giá trị truyền thống.
Tác giả: Lý tĩnh nhu
Tử Vi (Theo Sound Of Hope)