Lái, phụ xe làm nhục khách: Nặng nhất 1-3 năm tù

26/10/11, 11:47 Tin Tổng Hợp

Xung quanh vụ việc lái xe, phụ xe có hành vi lăng mạ, chửi bới, làm nhục hành khách trên xe buýt, PV VTC News đã có cuộc trao đổi với Luật sư Phạm Quốc Thanh (Trưởng VP Luật sư Quốc Thái, Đoàn Luật sư Hà Nội).
– Ông đánh giá như thế nào về hành vi lăng mạ, làm nhục người khác của lái xe và phụ xe buýt đối với hành khách trên tuyến xe buýt số 34?
Trong luật đã quy định rõ hành vi lăng mạ, làm nhục người khác. Riêng đối với trường hợp của lái, phụ xe buýt số 34 cần làm rõ nhân chứng; có hành vi bắt khách quỳ van xin hay không.
Bản chất sự việc tại sao hai người lái xe, phụ xe buýt có hành vi đó cũng cần được làm rõ, bởi chắc không chỉ đơn giản dừng lại ở việc hành khách bảo lái xe cho dừng để xuống, lái xe đã bắt hành khách quỳ van xin như thế. Muốn làm rõ sự việc cần phải có nhân chứng cụ thể. Nếu đủ các yếu tố, sẽ xem xét khởi tố hành vi lăng mạ, làm nhục người khác.
– Nói như thế nghĩa là đã đủ cơ sở để khởi tố đối với lái xe và phụ xe buýt số 34 thưa ông?
Để khởi tố thì người khách bị lăng mạ đó phải có đơn đề nghị cơ quan công an có thẩm quyền xem xét. Cơ quan công an sẽ lấy lời khai của các nhân chứng xem có đúng là lái xe, phụ xe có hành vi chửi bới, lăng mạ, làm nhục người khác hoặc đánh, đập hay không.

Ngoài ra còn phải xem xét nhân thân của lái xe, phụ xe buýt đã từng bị phạt hành chính về hành vi tương tự hay chưa, đã có tiền án, tiền sự hay chưa… Đó cũng là một yếu tố để xem xét có khởi tố vụ việc hay không.

 Luật Sư Thanh cho rằng, nên mở lớp tập huấn để nâng cao ý thức của lái xe buýt 

– Vậy mức phạt nặng nhất đối với hành vi lăng mạ, chửi bới làm nhục người khác cụ thể ra sao thưa ông?
Theo điều 121 Bộ luật Hình sự quy định: Người nào xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác thì bị phạt cảnh cáo và nặng nhất là ở khoản 2 bị phạt tù giam từ 1-3 năm. 
Đây chỉ là dạng tội nhẹ. Thực tiễn xét xử mỗi năm chỉ có khoảng 3 – 4 vụ về tội làm nhục người khác hay vu khống, vu cáo. Tỷ lệ xét xử rất ít bởi phụ thuộc nhiều vào người bị chửi, bị làm nhục đó có đưa ý kiến, làm đơn xem xét xử lý người làm nhục mình hay không. 
– Bản thân luật sư có thường xuyên đi xe buýt không?
Quả thực, tôi đã đi xe buýt 3 lần. Lần gần đây nhất lại thấy tốt hơn những lần trước. Lần đó, hoàn toàn không hề có vấn đề gì, dừng đỗ xe đúng bến, ai yêu cầu gì đều đáp ứng.
Tôi còn nhớ, trên xe buýt có hệ thống đèn, ai muốn xuống thì ấn đèn báo hiệu. Những lần tôi đi đều không có tuyến nào bỏ bến đỗ. Không có tạt đầu, không có đánh võng. 
Nhưng trên thực tế, tôi thường xuyên đi xe máy bên ngoài và thường xuyên phải chứng kiến cảnh xe buýt đánh võng, tạt đầu cua rất nguy hiểm cho người đi đường. Người đi đường bị va chạm với xe buýt là chuyện bình thường, nhất là tuyến xe buýt qua phố Tôn Đức Thắng. Sáng nào đi làm tôi cũng bị xe buýt ép vào gần nắp cống ở lề đường. 
– Ông đánh giá như thế nào về thực trạng xe buýt hiện nay?
Thực ra ở đây, văn hóa giao thông là vấn đề quan trọng. Người dân Việt Nam có thể đi chen chúc nhau trong tình trạng tắc đường, vượt đèn đỏ vài ba giây nhưng sẵn sàng đứng lại cả 3 giờ đồng hồ để xem đánh nhau trên phố.
Đội ngũ xe buýt không chỉ riêng ở Hà Nội mà cả nước mình đều thế. Mọi người vẫn quen gọi xe buýt là “xe vua”, muốn đi, muốn đứng lúc nào cũng được.
Ở đây chủ yếu phụ thuộc vào ý thức của lái xe, phụ xe. Song nhìn đi cũng phải nhìn lại mà nói rằng, cũng có rất nhiều lái xe buýt đàng hoàng, tử tế chứ không phải lái xe nào cũng như lái xe, phụ xe buýt số 34, không phải xe nào cũng lấn làn, lấn tuyến, chạy nhanh vượt ẩu. Tuy nhiên, nhìn chung cần phải chấn chỉnh đội ngũ này thật nhiều, thật mạnh hơn nữa so với hiện nay.
– Vậy theo ông đâu là giải pháp cho vấn đề này?
Tôi còn nhớ rất rõ, TP.HCM từng mở lớp tập huấn về văn hóa ứng xử của lái xe. Có đợt, cảnh sát giao thông còn đi kiểm tra chứng chỉ “có văn hóa” đó của các lái xe tuy nhiên đến giờ việc làm này đã dừng. 
Còn đối với Hà Nội ,theo tôi được biết là chưa có lớp tập huấn để dạy về cách ứng xử của lái xe, phụ xe đối với hành khách trên xe buýt. 
Quan trọng nhất ở đây có 3 vấn đề là nhận thức của nhà xe, lái xe, phụ xe. Nhìn chiều đi cũng phải nhìn chiều lại, lái xe buýt của mình lái quá nhiều từ sáng đền chiều, chiều đến tối. Theo quy định lái xe chỉ được lái 4h đồng hồ mỗi ngày song thực tế lái xe buýt của mình đã được như thế hay chưa?

Bên cạnh đó, đời sống của lái xe, phụ xe thu nhập của họ đã đủ ổn định để toàn tâm toàn ý, dồn tình yêu vào công việc của mình đang làm hay chưa.
Cần cải tạo xe chất lượng cao, xe cần phải có điều hòa, ghế phải được làm đẹp… như lời của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã nói. 
– Theo ông hình thức xử lý kỷ luật đuổi việc lái xe và phụ xe buýt như thế là đúng?
Đây là việc phạt, xử lý hành chính nội bộ của cơ quan. Cơ quan chức năng chưa tham gia vào vụ việc. Việc bị nghỉ việc không đồng nghĩa với việc ông không bị khởi tố hình sự nếu đủ căn cứ chứng minh.
Ở đây, hành vi làm nhục người khác là đã rõ. Việc xử lý hình sự hay không hoàn toàn phụ thuộc vào cơ quan điều tra có vào cuộc điều tra xác minh như tôi đã nói ở trên, không phụ thuộc vào vị giám đốc của cơ quan đó.

– Ông đánh giá như thế nào về động thái của Bộ GTVT trong vụ việc này?
Thực ra, Bộ GTVT đang quyết tâm cải tổ tình trạng kẹt xe ở Hà Nội và đã đưa ra giải pháp tăng cường đẩy mạnh xe buýt. 
Đúng đang đợt chấn chỉnh mà xảy ra sự việc như thế làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan. Hành động đó là hoàn toàn tốt. Đuổi việc là hợp lý. Việc khởi tố hay không là nằm ngoài trách nhiệm của Bộ GTVT.
– Vậy trách nhiệm của người đứng đầu Công ty Transeco đến đâu trong vấn đề này, thưa ông?
Ở đây, có trách thì chỉ là trách người đứng đầu cơ quan tổ chức đó đã chưa tuyên truyền phổ biến mạnh mẽ, tuyên truyền phổ biến triệt để cho nhân viên mà thôi.

Từ trước đến nay chưa có trường hợp nào khởi tố về tội làm nhục người khác trên xe buýt. Riêng trường hợp này, ai phạm tội gì thì chịu tội đó, không thể vì răn đe người khác mà xử thật mạnh để dọa là không đúng.
Việc có xem xét tình tiết giảm nhẹ hay không cũng phải tuân theo quy định. Ở đây là cá thể hóa tội phạm chứ không thể vì ông thế này thế nọ mà đem xử luôn cả vị lãnh đạo, giám đốc của cơ quan đó. 
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi.
Phong Vân (thực hiện)

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

    Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

x