Bí ẩn loài cá chình điện Amazon khổng lồ
- Tin liên quan :
- >> Cá mập bạch tạng một mắt
Cá chình điện Amazon hay còn được gọi là Lươn điện. Nhưng chúng không hẳn là là một con lươn mà chúng thuộc họ nhà cá đao.
Chúng có thể phát triển tới chiều dài 8,2 m, nặng tới 22 kg, và có thể phát ra điện năng mạnh tới 600 volt khiến con mồi có thể bị tê liệt hô hấp, suy tim và chết.
Cá chình điện Amazon thường phóng điện để giật chết con mồi hoặc để giao tiếp với đồng loại. Mỗi tế bào của chúng giống như một cục pin chứa điện và dây dẫn điện đi dọc cơ thể của nó. Đầu cá chình điện Amazon là một điện tích dương, trong khi đuôi là điện tích âm.
Chúng thích hoạt động về đêm hơn ban ngày mặc dù chúng ít sử dụng tới mắt và thị lực khá kém. Tuy nhiên, chúng biết tạo ra một xung điện điện áp thấp giúp chúng có thể di chuyển trong các đầm lầy tối một cách dễ dàng hơn.
Cá chình điện không có răng nên nó buộc phải nuốt chửng thức ăn như cá, động vật có vú nhỏ và lớn, động vật không xương sống… Chúng săn mồi bằng cách phát ra một luồng điện yếu vào trong nước để tạo ra điện trường tương tự như từ trường.
Khi một con cá hay động vật nào đó xâm nhập vào vùng nước có điện trường đó, lập tức cá chình điện sẽ nhận được tín hiệu cho nó biết vị trí, kích thước, hình dạng, khoảng cách và thậm chí là cả giới tính và tuổi tác của con mồi.
Ngoài ra, chúng còn có khả năng cảm nhận tín hiệu điện để giúp chúng điều hướng và giao tiếp với những con cá khác.
Cứ khoảng 10 tới 15 phút, cá chình điện lại nhô lên mặt nước để hấp thụ khí ô-xy. Chúng lấy 80% ô-xy bằng cách này và số còn lại được hấp thụ thông qua các nếp gấp ở niêm mạc miệng của chúng.
Cá chình điện khổng lồ thường được tìm thấy ở Guatemala, Argentina và các hòn đảo Caribbean của Trinidad.